Giải quyết khiếu nại là gì ?

Giải quyết khiếu nại là xem xét, xác minh, kết luận và ra quyết định theo trình tự và thủ tục do luật định các khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, đề nghị xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người (hoặc cơ quan, tổ chức) đưa đơn khiếu nại.

Hai loại cơ quan (và cá nhân) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là:

1) Các cơ quan, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp (Thủ tướng Chính phủ, Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương);

2) Toà hành chính các cấp. Việc giải quyết khiếu nại của hai loại cơ quan này được tiến hành theo trình tự, thủ tục khác nhau. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo (Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành) còn thẩm quyền, thủ tục, trình tự giải quyết khiếu nại theo con đường tư pháp, theo thủ tục tố tụng hành chính được quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành).

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU

Người có thẩm quyền

Cụ thể

Cơ sở pháp lý

Thẩm quyền

QĐHC, HVHC của

Chủ tịch UBND cấp xã

  • Chủ tịch UBND cấp xã

Điều 17, LKN

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

  • Của mình (Chủ tịch UBND cấp xã)
  • Người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp (Phó Chủ tịch UBND cấp xã; Công chức cấp xã; Trưởng công an xã; Chỉ huy trưởng chỉ huy quân sự)

Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện

  • Trưởng phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
  • Chánh Văn phòng UBND cấp huyện
  • Chánh thanh tra cấp huyện

Điều 17, LKN

Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

  • Của mình
  • Người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp

Chủ tịch UBND cấp huyện

  • Chủ tịch UBND cấp huyện

Khoản 1, Điều 18, LKN

Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

  • Của mình
  • Luật thiếu quy định trường hợp Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết khiếu nại đ/v QĐHC, HVHC của Phó Chủ tịch UBND cấp huyện

Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương

  • Trưởng phòng chuyên môn thuộc Sở (v/d: Phòng Quản lý Công nghiệp/ Phòng Quản lý thương mại thuộc Sở công thương)
  • Chánh Văn phòng Sở
  • Chánh Thanh tra Sở
  • Chi cục trưởng Chi cục thuộc Sở (V/d: Chi cục An toàn thực phẩm thuộc Sở y tế; Chi cục Thú y thuộc Sở NNPTNT; Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương; Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn..)
  •  

Điều 19, LKN

Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

  • Của mình
  • Cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp

V/d: Công chức thuộc Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kê hoạch đầu tư từ chối thụ lý hồ sơ đăng ký kinh doanh => khiếu nại Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT

Giám đốc Sở và cấp tương đương

  • Giám đôc Sở
  • Chánh văn phòng UBND cấp tỉnh
  • Chánh thanh tra tỉnh
  • Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế/Khu công nghiệp/ Khu chế xuất

Khoản 1, Điều 20, LKN

Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

  • Của mình
  • Cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp

 

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Khoản 1, Điều 21, LKN

Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

  • Của mình
  • Luật thiếu quy định trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết khiếu nại đ/v QĐHC, HVHC của Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ

Thủ trưởng Cơ quan thuộc Bộ

  • Chánh Thanh tra Bộ
  • Chánh Văn phòng Bộ
  • Tổng cục trưởng/ Cục trưởng
  • Vụ trưởng

Thủ trưởng Cơ quan thuộc cơ quan ngang bộ. Cơ quan ngang bộ bao gồm Ngân hàng Nhà nước/ Thanh tra Chính phủ/ Văn phòng Chính phủ/ Ủy Ban Dân tộc. Các cơ quan ngang bộ này, trong cơ cấu tổ chức sẽ có những cơ quan trực thuộc =>Thủ trưởng cơ quan thuộc cơ quan ngang bộ (???)

Điều 22, LKN

Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

  • Của mình
  • Cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp

 

Bộ trưởng

  • Bộ trưởng

Khoản 1, Điều 23, LKN

Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

  • Của mình
  • Cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp

 

 

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN HAI

Người có thẩm quyền

Cụ thể

Cơ sở pháp lý

Thẩm quyền

QĐHC, HVHC của

Chủ tịch UBND cấp huyện

  • Chủ tịch UBND cấp huyện

Khoản 2, Điều 18, LKN

Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

  • Chủ tịch UBND cấp xã
  • Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện

Giám đốc Sở và cấp tương đương

  • Giám đôc Sở
  • Chánh văn phòng UBND cấp tỉnh
  • Chánh thanh tra tỉnh
  • Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế/Khu công nghiệp/ Khu chế xuất

Khoản 2, Điều 20, LKN

Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Khoản 2, Điều 21, LKN

Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

  • Chủ tịch UBND cấp huyện
  • Giám đốc sở và cấp tương đương

Bộ trưởng

  • Bộ trưởng

Khoản 2, khoản 3, Điều 23, LKN

2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

3. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

 

  • Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh (có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành)

Các hình thức khiếu nại

Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

>> Xem thêm: Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là gì ? Tại sao nói chủ thể quản lý hành chính nhà nước là cơ quan hành chính nhà nước ?

 

3.1 Đối với khiếu nại bằng đơn

Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

 

3.2 Đối với khiếu nại trực tiếp

Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn

Đối với trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung

Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:

– Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn.

– Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung theo quy định như đối với khiếu nại bằng đơn, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;

Lưu ý, Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại.

Thời hiệu khiếu nại, rút khiếu nại

a) thời hiệu khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

b) Rút khiếu nại

Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút khiếu nại thì đình chỉ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.