Thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Theo Điều 21 Quy chế của ITLOS quy định: Tòa án có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu cầu được đưa ra Tòa án theo đúng Công ước và đối với tất cả các trường hợp được trù định rõ trong mọi thỏa thuận khác, giao thẩm quyền cho Tòa án.”Như vậy, ITLOS có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển. 

1. Điều kiện tạo nên thẩm quyền giải quyết tranh chấp

1.1. Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành vi

ên Theo khoản 1 Điều 288 Unclos: “1. Khi các quốc gia thành viên tham gia và một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã thỏa thuận tìm cách giải quyết tranh chấp này bằng một phương pháp hòa bình theo sự lựa chọn của mình, thì các thủ tục được trù định trong phần này chỉ được áp dụng nếu người ta không đạt được một cách giải quyết bằng phương pháp này và nếu sự thỏa thuận giữa các bên không loại trừ khả năng tiến hành một thủ tục khác”.

 

ĐIỀU 287 UNCLOS: Việc lựa chọn thủ tục

“1. Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:

Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Toà án quốc tế;

Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII;

Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó”.

ĐIỀU 283. Nghĩa vụ tiến hành các cuộc trao đổi về quan điểm

1. Khi có tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp hòa bình khác.

Trong trường hợp các quốc gia thành viên Công ước chưa ra tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án khi ký, phê chuẩn hay tham gia Công ước, nếu xảy ra tranh chấp giữa họ hay giữa một bên là quốc gia thành viên và một bên không là quốc gia thành viên thì thẩm quyền của Tòa án chỉ được hình thành bằng thoả thuận của hai bên đồng ý đưa vụ việc ra trước Toà án.Thỏa thuận phải ghi rõ các bên liên quan, vấn đề tranh chấp, các lập luận viện dẫn,  yêu cầu đối với Tòa án, chỉ định thẩm phán ad-hoc. Trong thỏa thuận, các bên liên quan cũng có thể đề nghị áp dụng thủ tục xét xử rút gọn phù hợp với Điều 28 nội quy của Tòa án.

Giới hạn và ngoại lệ của việc áp dụng các thủ tục bắt buộc được quy định ở Điều 297 và Điều 298 Công ước luật biển. Tuy nhiên, mọi tranh chấp liên quan đến Điều 297 và Điều 298 có thể được đưa ra Tòa nếu các bên thỏa thuận.

  • Điều 297 quy định về “Các giới hạn áp dụng mục 2” ITLOS có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của QGVB.
  • Điều 298 quy định “Những ngoại lệ không bắt buộc đối với việc áp dụng Mục 2” cho phép các quốc gia khi ký kết, phê chuẩn hay tham gia CƯ, ở vào bất kỳ thời điểm nào sau đó, thì các quốc gia có thể tuyên bố rằng không chấp nhận thẩm quyền của ITLOS về các việc giải thích hay áp dụng

– Giải quyết trah chấp giữa các bên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên quan đến mục đích của Công ước 

Theo khoản 2 Điều 288 Công ước Luật biển 1982, Toà án “có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng một điều ước quốc tế có liên quan đến mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho Toà án theo đúng quy định của điều ước này”. Thẩm quyền của Tòa án còn được xác lập hoặc thông qua các điều khoản đặc biệt trong các điều ước quốc tế thừa nhận trước thẩm quyền của Toà án. Thông thường trong các điều ước, hiệp ước quốc tế đa phương và song phương có những điều khoản đặc biệt trù bị cho khả năng xảy ra tranh chấp trong việc giải thích và thực hiện các điều ước quốc tế, trong đó quy định việc các bên thống nhất sẽ đưa tranh chấp ra trước Toà án. Khi tranh chấp xảy ra, các bên có thể đơn phương kiện ra Toà án, cũng có thể cùng ký một thỏa thuận đưa vụ việc ra Tòa án để phân xử.

Ngoài ra, Toà án cũng có thẩm quyền đối với những tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng các thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến mục đích của công ước hay tất cả những vấn đề của bất kỳ một thỏa thuận nào trao thẩm quyền cho Tòa theo Điều 21 Quy chế Tòa án Quốc tế về Luật biển. Theo Điều 21 Quy chế Toà : “Toà án có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu cầu được đưa ra Toà theo đúng Công ước, và đối với tất cả các trường hợp được trù định rõ trong mọi thoả thuận khác, giao thẩm quyền cho Toà án”.

Hơn nữa, Điều 22 phụ lục VI Quy chế Toà quy định việc đưa ra Toà án các vụ tranh chấp liên quan đến các thoả thuận khác: “Nếu được sự thoả thuận của tất cả các bên trong một hiệp ước hay một Công ước đã có hiệu lực có quan hệ đến một vấn đề do Công ước đề cập, thì bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng hiệp ước hoặc Công ước đó có thể được đưa ra Toà án theo đúng như điều đã thoả thuận”.

1.2. Giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển quốc tế

 

Các tranh chấp liên quan đến đáy biển giữa các quốc gia thành viên đều có thể được đưa ra trước:

  • Một Viện đặc biệt của Tòa án quốc tế về luật biển được lập ra như quy định tại Điều 15 và Điều 17 Phụ lục VI, theo yêu cầu của các bên tranh chấp;
  • Một Toà ad-hoc của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển được lập ra như quy định tại Điều 36 phụ lục VI, theo yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào (Điều 188 Công ước Luật biển 1982).

Đối với các tranh chấp liên quan đến đáy biển giữa các quốc gia thành viên và các bên khác (tổ chức quốc tế, thể nhân và pháp nhân), Công ước quy định: Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển của Toà án quốc tế về luật biển có thẩm quyền xét xử các loại tranh chấp về những hoạt động tiến hành trong vùng đáy biển giữa một quốc gia là thành viên và cơ quan quyền lực, giữa các bên ký kết hợp đồng (dù các bên này là các quốc gia thành viên, là Cơ quan quyền lực, xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp của Nhà nước hoặc các thể nhân, pháp nhân) (Điều 187).

Đối với tranh chấp có tổ chức quốc tế là một bên, Toà án có thể, theo đòi hỏi của bên kia hoặc theo chủ ý của mình, yêu cầu tổ chức chức quốc tế phải cung cấp trong một thời hạn thích hợp các thông tin về tổ chức, về các quốc gia thành viên và thẩm quyền của tổ chức quốc tế để xem tổ chức quốc tế đó có đủ tư cách đưa vụ việc ra trước Toà án hay không.

Các thể nhân hay pháp nhân tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển phải được một quốc gia thành viên bảo trợ mới được đệ đơn kiện một quốc gia thành viên khác.

2. Thực tiễn giải quyết vụ việc

2.1. Khái quát vụ việc

Trong năm 2008-2009, hải quân của hai quốc gia Bangladesh và Myanmar đã xảy ra một số va chạm tại khu vực vịnh Bengal – vịnh nằm ở Đông Nam Ấn Độ Dương. Hai quốc gia này đã không xác định rõ ràng cụ thể ranh giới phân biển dẫn đến những sự tranh chấp về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế tại vịnh Bengal – vùng biển này là nơi có rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Hai nước đã có một thời gian dài tiến hành đàm phán phân định biên giới trên biển, gỡ rối những vấn đề của cả hai nhưng chưa đạt được kết quả cụ thể nào do các bên đều không muốn nhượng bộ.

Lý do vụ việc chưa được giải quyết: Do mỗi nước đều muốn lựa chọn nguyên tắc áp dụng giải quyết phân định biển riêng. 

Tranh chấp trở nên nóng hơn khi trong khoảng thời gian năm 2008 –  năm 2009 khi quân đội hai nước đã xảy ra một số vụ va chạm tại khu vực này. 

Ngày 08/10/2009, Bangladesh làm đơn khởi kiện đưa tranh chấp ra Toà án Quốc tế về Luật biển và cả hai đã chấp thuận để đưa vụ việc của mình ra Tòa.

Ngày 14/12/2009, Bangladesh và Myanmar đã thống nhất trao thẩm quyền cho ITLOS để giải quyết tranh chấp giữa hai bên.

2.2. Cơ sở tạo nên thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa đối với vụ vụ việc

Tòa đã thụ lý, giải quyết bằng phán quyết ngày 14/3/2012. Sau 5 lần bỏ phiếu thì theo phán quyết của ITLOS: Bangladesh được quyền kiểm soát toàn bộ vùng biển trong phạm vi 12 hải lý được phóng chiều từ đảo Saint martin’s, nơi cách Bangladesh lẫn Myanmar khoảng 10 hải lý mà trước đó Myanmar muốn chia đôi), Bangladesh cũng được quyền tiếp cận một vùng biển rộng 200 hải lý.

Trong vụ việc này, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa được tạo nên bới các cơ sở sau:

– Cả hai quốc gia Bangladesh và Myanmar đều là thành viên của Công ước Luật biển năm 1982 

Tháng 8 năm 2009, sau những xung đột xảy ra thì Bangladesh đã gửi đơn kiện lên ITLOS, đến tháng 12 năm 2009 thì cả hai nước đã thống nhất trao thẩm quyền cho ITLOS để giải quyết tranh chấp.

Căn cứ theo khoản 1, Điều 288 UNCLOS và Điều 21 Quy chế Toà thì khi tranh chấp xảy ra Bangladesh đã có tuyên bố bằng văn bản lựa chọn Tòa và bên tranh chấp với Bangladesh cũng đã đồng ý để trao thẩm quyền cho Tòa giải quyết vụ việc tranh chấp.

– Tranh chấp của Bangladesh và Myanmar về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế tại vịnh Bengal

Căn cứ theo thẩm quyền giải quyết Tranh chấp ITLOS có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với các quyền tự do của các quốc gia khác về hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; đối với nghiên cứu khoa học biển; đối với các tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế.

Như vậy, trong vụ việc này ITLOS hoàn toàn có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp giữa hai quốc gia Bangladesh và Myanmar..