1. Hệ thống luật pháp của Úc 

Hệ thống luật pháp của Úc có nhiều hình thức. Nó bao gồm một hiến pháp thành văn, các công ước hiến pháp bất thành văn , các quy chế, quy định và hệ thống thông luật được xác định bởi tư pháp. Các thể chế pháp lý và truyền thống của nó về cơ bản bắt nguồn từ hệ thống pháp luật Anh. Úc là quốc gia có cơ quan tài phán theo luật thông thường, hệ thống tòa án của nước này có nguồn gốc từ hệ thống thông luật của luật Anh. Luật chung của đất nước được thực thi thống nhất giữa các tiểu bang (có thể được bổ sung bởi các đạo luật). 

Các Hiến pháp Úc đưa ra một hệ thống liên bang của chính phủ. Tồn tại một cơ quan lập pháp quốc gia, có quyền thông qua luật có hiệu lực về một số chủ đề rõ ràng. Các quốc gia là các khu vực tài phán riêng biệt với hệ thống tòa án và quốc hội của riêng mình , và được trao quyền toàn thể. Một số vùng lãnh thổ của Úc như Lãnh thổ phía Bắc và Lãnh thổ thủ đô Úc đã được Khối thịnh vượng chung cấp cho cơ quan lập pháp khu vực.

Các Tòa án Tối cao là của Úc tòa đỉnh. Nó có tiếng nói cuối cùng về quyết định của tòa án đối với tất cả các vấn đề pháp lý. Nó xét xử các kháng cáo từ tất cả các tòa án khác trong nước và được trao quyền tài phán ban đầu. 

Trước khi thuộc địa, các hệ thống luật duy nhất tồn tại ở Úc là các hệ thống luật tục khác nhau thuộc về người Úc bản địa. Hệ thống luật bản địa đã bị hệ thống pháp luật thuộc địa cố tình bỏ qua, và trong thời kỳ hậu thuộc địa chỉ được các tòa án Úc công nhận là quan trọng về mặt pháp lý ở một mức độ hạn chế. 

Luật tục bản địa của Úc khác nhau giữa các nhóm ngôn ngữ, thị tộc và khu vực. Nó phát triển theo thời gian từ các chuẩn mực đạo đức được chấp nhận trong các xã hội bản địa. Luật pháp quy định hành vi và các mối quan hệ của con người, các biện pháp trừng phạt bắt buộc đối với các hành vi sai trái, và kết nối mọi người với đất đai và với nhau thông qua một hệ thống các mối quan hệ. 

Luật như vậy thường đan xen với các phong tục, câu chuyện và tập quán văn hóa. Những phong tục này đã và đang được lưu truyền giữa các thế hệ thông qua truyền khẩu, thường được kết hợp trong các tác phẩm văn hóa như bài hát, truyện và khiêu vũ.

2. Thẩm quyền lập pháp tại Quốc hội Australia

Quốc hội Australia (Thượng viện và Hạ viện) được tổ chức với sự mô phỏng mô hình Nghị viện của Anh (Mô hình Westminster).

Khoảng 1/2 số thời gian họp của Quốc hội Australia là dành cho việc xem xét các dự án luật. Mọi thành viên Quốc hội đều có quyền trình dự án luật mặc dù đa số dự án luật được thông qua đều có nguồn gốc từ Chính phủ.

Do là chính quyền liên bang nên theo Hiến pháp của Australia, Quốc hội liên bang chỉ ban hành các đạo luật về một số nội dung do Hiến pháp quy định như: thương mại quốc tế hoặc thương mại giữa các bang với nhau; đối ngoại; quốc phòng; nhập cư; thuế liên bang; ngân hàng; bảo hiểm; kết hôn và ly hôn; tiền tệ và đo lường; bưu chính viễn thông; hưu trí và thương tật. Các vấn đề như chính quyền địa phương, đường xá, bệnh viện và trường học các cấp thuộc thẩm quyền của chính quyền bang.

Hạ viện có quyền lớn hơn Thượng viện trong một số vấn đề, ví dụ như: các dự án luật trong lĩnh vực thuế hoặc chi tiêu ngân sách buộc phải trình Hạ viện trước khi trình Thượng viện. Các lĩnh vực khác thì các nghị sỹ có thể trình ở Thượng viện hay Hạ viện trước. Thượng viện cũng không được trực tiếp sửa đổi các đạo luật liên quan tới đánh thuế liên bang hoặc cho phép Chính phủ chi tiêu mà chỉ có quyền đề nghị Hạ viện sửa đổi.

3. Quá trình chuẩn bị một dự án luật

Ý tưởng lập pháp của Chính phủ xuất phát từ rất nhiều nguồn khác nhau. Đó có thể là kết quả phân tích chính sách của một bộ thuộc chính phủ liên bang, từ quá trình thảo luận của Nội các, từ chính sách tranh cử của đảng cầm quyền, từ yêu cầu của các nhóm lợi ích, kiến nghị của công dân…

Cũng như nhiều nước có nguồn gốc từ hệ thống chính quyền Anh, công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ Australia cơ bản dựa trên hoạt động của các bộ chuyên môn, trong đó bộ phận phân tích chính sách có vị trí rất quan trọng. Trong quá trình phân tích chính sách thuộc thẩm quyền của bộ mình, bộ phận này sẽ đề ra những kiến nghị xây dựng dự án luật để Bộ trưởng trình Nội các đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Chính phủ tại kỳ họp sắp tới của nghị viện. Kiến nghị lập pháp của các bộ phải được gửi đến Ủy ban về Công việc ở Nghị viện của Chính phủ khoảng 6 tháng trước khi bắt đầu kỳ họp.

Việc chuẩn bị dự thảo ở Chính phủ được thực hiện qua hai giai đoạn: Phê chuẩn chính sách và soạn thảo dự án. Phê chuẩn chính sách được thực hiện tại phiên họp lập pháp của Nội các. Tại phiên họp này, Bộ trưởng của Bộ trình dự án luật phải giải trình về những chính sách cần được luật hóa. Nội các sẽ xem xét, thông qua những nội dung về chính sách sẽ được thể hiện trong dự án luật. Việc xem xét, thông qua chính sách có thể bao gồm cả việc đưa ra những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện phân tích ban đầu của bộ chuyên môn. Ngoài các chính sách do bộ chuyên môn đề xuất, trong một số trường hợp, chính Nội các là nơi hình thành ý tưởng lập pháp mới.

Sau khi chính sách trong dự án luật đã được Nội các phê chuẩn, Bộ trình dự án luật sẽ cùng với Văn phòng Tư vấn Nghị viện tiến hành soạn thảo dự án luật. Các chuyên gia của Văn phòng Tư vấn Nghị viện, là những người am hiểu sâu về pháp lý và kỹ năng soạn thảo văn bản, cùng với các chuyên gia của Bộ chuyên môn, là những người am hiểu sâu về chính sách do Bộ đưa ra và đã được Nội các phê chuẩn, sẽ kết hợp soạn thảo chi tiết dự án luật dựa trên Biên bản cuộc họp lập pháp của Nội Các.

Dự án luật cũng được gửi đến các bộ, cơ quan nhà nước hữu quan để thu thập ý kiến đóng góp về những vấn đề liên quan. Nhằm thực hiện công việc này hiệu quả, luật pháp Australia quy định trong vòng 5 ngày, nếu các bộ, cơ quan nhà nước hữu quan không có ý kiến phản hồi thì dự thảo luật coi là hoàn toàn được chấp thuận. Dự thảo luật sẽ được Nội các (trong một số trường hợp là Ủy ban Lập pháp của Nội các) phê chuẩn lần cuối trước khi trình nghị viện.

4. Các dự án luật của nghị sĩ

Mặc dù phần lớn dự án luật được đưa ra xem xét tại Nghị viện xuất phát từ Chính phủ nhưng luật pháp Australia cũng dành cho nghị sĩ quyền trình các dự án luật của mình, trừ các lĩnh vực về thu, chi ngân sách. 

Trong việc chuẩn bị các dự thảo luật, cá nhân nghị sĩ cũng nhận được sự hỗ trợ to lớn của Văn phòng Tư vấn Nghị viện. Các chuyên gia của Văn phòng Tư vấn Nghị viện sẽ thể hiện ý tưởng lập pháp của nghị sĩ thành dự thảo luật hoàn chỉnh. Trong quá trình đó, các chuyên gia này cũng có thể đưa ra nhận xét, tư vấn đối với dự án luật, đặc biệt là bảo đảm tính thống nhất của dự án luật với hệ thống pháp luật hiện hành của liên bang.

Với sự hỗ trợ của Văn phòng Tư vấn Nghị viện, các dự án luật do nghị sĩ trình ngày càng có xu hướng tăng. Theo thống kê, từ năm 1901 – 1987 chỉ có 59 dự án luật được trình theo sáng kiến của nghị sĩ (trung bình chỉ khoảng 0,67 dự án/năm) thì đến tháng 10.2001, con số này đã lên đến 246 dự án luật, có nghĩa là 8 – 9 dự án luật/năm.

5. Quá trình thông qua dự án luật ở Quốc hội

Bước 1:  Gửi thông báo (Send notification)

Khi Bộ trưởng muốn trình một dự án luật, Bộ trưởng đó phải gửi một thông báo bằng văn bản cho Thư ký Quốc hội để Thư ký Quốc hội đưa vào văn bản thông báo (notice paper) gửi tới các thành viên Quốc hội cho phiên họp ngày kế tiếp. Thông báo về ý định trình bày dự án luật được viết theo một công thức chung như sau:

“I give notice of my intention to present, at the next sitting, a Bill for an Act to…[remainder of bill’s long title]”.

Tôi thông báo ý định của mình sẽ trình bày vào ngày họp tới, Dự thảo …[tên đầy đủ của dự án luật].

Ví dụ: Một Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng năm 2010.

Bước 2: Chính thức trình dự luật – Phiên đọc đầu tiên (First Reading)

Đầu tiên Thư ký Quốc hội sẽ thông báo từ văn bản thông báo rằng có Bộ trưởng sẽ trình dự án luật. Khi đó, Bộ trưởng có tên dự luật được xướng lên sẽ đứng dậy và nói “Tôi trình dự án luật…”, sau đó chính thức gửi bản cứng (hardcopy) có chữ ký của dự án luật cùng thuyết minh chi tiết dự án luật (nêu rõ căn cứ và lý do xây dựng dự án luật và đề cương nội dung của dự án luật) cho Thư ký Quốc hội. Vị Thư ký này sẽ đứng dậy và đọc tên đầy đủ của dự án luật. Đây được xem là lần đọc đầu tiên. Chỉ đến thời điểm này, dự án luật mới được xem là công khai và được đưa lên website của Quốc hội <www.aph.gov.au/bills>.
Ngay sau đó, Bộ trưởng sẽ phát biểu giới thiệu về mục đích, các nguyên tắc chung và tác động của dự án luật.

Bước 3: Thảo luận tại phiên đọc lần thứ hai (Second Reading Debate)

Sau phiên đọc lần thứ nhất, Quốc hội thường dành một số ngày để các thành viên nghiên cứu về dự án luật trước khi thảo luận. Việc thảo luận thường là sự đối đáp, trao đổi qua lại giữa nghị sỹ của đảng cầm quyền và nghị sỹ của đảng đối lập. Kết thAustralia thảo luận, Quốc hội sẽ bỏ phiếu thông qua nguyên tắc của dự án luật với ý nghĩa đồng ý cho dự án luật được đi tiếp. Khi đó, Thư ký Quốc hội sẽ đứng dậy và đọc to tên đầy đủ của dự án luật vừa được Quốc hội thông qua các nguyên tắc cơ bản. Đây được xem là kết thAustralia lần đọc thứ hai.

Bước 4: Xem xét chi tiết (Consideration in detail)

Sau phiên đọc lần thứ hai, Quốc hội sẽ tổ chức họp để xem xét dự thảo luật ở mức chi tiết (từng điều khoản). Khi đó, các thành viên sẽ có ý kiến chi tiết vào từng điều khoản của dự án luật.
Trong giai đoạn này, nhiều trường hợp, dự án luật được gửi cho các Ủy ban của Quốc hội để tiến hành nghiên cứu thêm bằng việc tổ chức các phiên điều trần.

Bước 5: Lần đọc thứ ba (Third Reading)

Khi các điều khoản chi tiết của dự án luật đã được thông qua thì Quốc hội sẽ tiến hành xem xét luật ở lần đọc thứ ba. Tại phiên họp này, các nghị sỹ sẽ xem xét tổng thể dự án luật lần sau cùng. Nhìn chung, dự luật đi tới thời điểm này thì gần như chắc chắn được thông qua mà không có nhiều tranh luận.

Nếu các thủ tục trên được triển khai ở Hạ viện thì kết thAustralia phiên đọc thứ ba, dự luật được chuyển cho Thượng viện để xem xét. Thượng viện cũng thực hiện thủ tục với 3 lần đọc tương tự như mô tả ở trên. Khi Thượng viện thông qua dự luật, dự luật được gửi lại cho Hạ viện xem xét nếu có sự chỉnh sửa. Hạ viện sẽ xem xét chấp thuận hay không chấp thuận đề nghị của Thượng viện. Quá trình đó được thực hiện cho tới khi hai bên đạt được sự đồng thuận. Trong trường hợp không thể đạt được đồng thuận, có thể xảy ra việc giải tán Hạ viện để tổ chức bầu cử lại thành lập Chính phủ mới.

Bước 6: Chuẩn thuận từ toàn quyền (Assent)

Khi dự luật được cả hai viện thông qua với nội dung và hình thức hoàn toàn giống nhau (được xác thực bởi Thư ký Quốc hội) thì dự luật được chuyển đến Toàn quyền để chuẩn thuận và công bố. Khi đó dự luật chính thức trở thành luật và phát sinh hiệu lực kể từ ngày mà đạo luật này quy định (trong nhiều trường hợp chính là ngày được Toàn quyền chuẩn thuận) hoặc nếu không quy định thì sẽ có hiệu lực từ ngày thứ 28 kể từ ngày được Toàn quyền chuẩn thuận.