Luật sư trả lời:

1.Cơ sở pháp lý

Nghị định 31/2014/NĐ-CP​

Luật hộ tịch năm 2014

2. Nội dung tư vấn

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định Luật hộ tịch

Thứ nhất, Thẩm quyền đăng ký khai sinh

 Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch quy định vể Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

Và Theo quy định tại Điều 5 Nghị định31/2014/NĐ-CP quy định về nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.

3. Chỗ ở hợp pháp bao gồm:

a) Nhà ở;

b) Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;

c) Nhà khác không thuộc Điểm a, Điểm b Khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

      Theo quy định trên cấp có thẩm quyền đăng ký giấy khai sinh là Ủy bạn nhân dân xã nơi cha thường trú, tạm trú hoặc Ủy ban nhân dân xã nơi mẹ thường trú, tạm trú.Như vậy theo thông tin bạn cung cấp thì cả 2 vợ chồng bạn đang tạm trú tại thành phố Hồ chí Minh do đó bạn hoàn toàn có quyền đăng ký khai sinh cho con tại thành phố Hồ Chí Minh

Thứ hai, Nội dung đăng ký khai sinh
Theo Điều 14 của Luật hộ tịch quy định về nội dung đăng ký khai sinh 

1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.

Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.

        Theo quy định trên  nội dung giấy khai sinh gồm:  Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán. Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch. Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và nghị định này. Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay giấy chứng sinh theo quy định tại Luật Hộ tịch.

Thứ ba, Hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh

Theo Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về  thủ tục đăng ký khai sinh

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.

Như vậy theo quy định trên hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết đăng ký giấy khai sinh được cụ thể hóa như sau:

 * Hồ sơ đăng ký giấy khai sinh cho con

– Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan việc sinh là có thực.

– Sổ Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh.

– Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn). Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

– CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay.

– Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh

* Nộp và xuất trình hồ sơ trên tại UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ

–  Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì UBND cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.

– Nếu cha, mẹ không có HKTT thì UBND cấp xã nơi cha, mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ.

– Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.

* Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh

– Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, cán bộ Tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh.

– Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 5 ngày làm việc

         Như vậy, theo quy định có thể đăng ký khai sinh cho con bạn tại thành phố Hồ Chí Minh, khi đăng ký khai sinh bạn đem theo các hồ sơ giấy tờ đến phường nơi vợ chồng bạn cư trú để làm giấy khai sinh. Sau một ngày thì cơ quan có thẩm quyển sẽ giải quyết cấp giấy khai sinh cho bạn. trong trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Trần Hoàn – Chuyên viên tư vấn Phòng Hỗ trợ khách hàng – Công ty Luật LVN Group

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group