>> Luật sư tư vấn luật hành chính trực tuyến, gọi : 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! Xin cảm ơn bạn đã tin tởng và gửi câu hỏi cho luật LVN Group. Chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:
Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thì Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính. Do vậy Chủ tịch UBND xã cũng có thẩm quyền này.
1. Thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp nào?
– Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định sau:
+ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt.
– Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
+ Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm.
+ Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
+ Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành
Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
– Trưởng đồn Công an, trưởng công an huyện, Giám đốc công an cấp tỉnh, Cục trưởng cục an ninh kinh tế, Cục trưởng Cục anh ninh kinh tế, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng cục cảnh sát phòng , chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục an ninh nội địa, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, tư lệnh cảnh sát cơ động.
– Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng ban chỉ huy Biên phòng của khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Cục trưởng Cục trưởng Cục phòng chống ma túy và tội phạm; Tư lệnh vùng cảnh sát biển, tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam.
– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chị cục trưởng chi cục kiểm tra sau thông qua, Đội trưởng đội kiểm soát thuộc Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng đội điều tra hình sự; Đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục kiểm tra thông quan; Cục trưởng Cục Hải quản tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông tin quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
– Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm, Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm vùng, Cục trưởng Cục kiểm lâm.
– Chi cục trưởng Chi cục kiểm ngư vùng, Cục trưởng cục kiểm ngư.
– Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
– Cục trưởng Cục quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.
– Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia.
– Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa.
– Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao; Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự, trưởng phòng phòng thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục thi hành án Bộ Quốc Phòng.
– Kiểm toán trưởng.
– Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
3.Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ vào Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020 có quy định về các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
– Khẩu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm.
– Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
– Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi thành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
+ Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm , phương tiện.
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.
+ Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán , tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
3.1 Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
– Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, bao gồm:
+ Cá nhân bị cưỡng chế là cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang việc được hưởng tiền lương hoặc thu nhậo tại cơ quan, đơn vị, tổ chức.
+ Cá nhân bị cưỡng chế đang được hưởng bảo hiển xã hội.
– Tỷ lệ khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân, việc khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập có thể tiến hành nhiều lần, tỷ lệ như sau:
+ Đối với tiền lương, bảo hiểm xã hội tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 30% tổng số tiền lương, bảo hiểm xã hội được hưởng.
+ Đối với những khoản thu nhập khác, tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 50% tổng số tổng số thu nhập.
3.2 Khấu trừ từ tài khoản
– Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, quyết định khắc phục hậu quả, không thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế mà có tiền gửi lại tổ chức tín dụng ở Việt Nam.
– Thủ tục thu tiền khấu trừ:
+ Việc khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại tổ chức tín dụng của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế được thực hiện trên cơ sở chứng từ thu theo quy định hiện hành.Chứng từ thu sử dụng để khấu trừ tiền lương hoặc thu nhập được gửi cho các bên có liên quan.
+ Sau khi thu tiền, kho bạc nhà nước nơi nhận tiền khấu có trách nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
3.3 Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
– Đối tượng áp dụng:
+ Cá nhân không được hưởng tiền lương , thu thập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài sản hoặc số tiền từ tài khoản tài sản tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
+ Tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
Chỉ được kê biên tài sản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
– Các tài sản không được kê biên như sau:
+ Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế có diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú.
– Thuốc chữa bệnh,lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng,
– Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
– Đồ dùng thờ cũng; di vật, huân chương, huy chương,bằng khen.
– Tài sản phục vụ quốc phòng và an ninh.
– Tài sản đang được cầm cố, thế chấp hợp pháp.
3.4 Thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác ( sau đây gọi chung là bên thứ ba ) đang giữ được áp dụng khi có điều kiện quy định :
– Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền phạt, chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí.
– Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có căn cứ xác định bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.