Theo Văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD ngày 20-07-2018 của Bộ Xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định như sau:

1. Thẩm quyền thấm định thiết kế, dự toán:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I (trừ công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75m); công trình do Thủ tướng Chính phủ giao; các công trình thuộc dự án chuyên ngành do mình quyết định đầu

tư; các công trình thuộc dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ hai tỉnh trở lên, trừ các công trình quy định tại điểm c khoản này;…

b) Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75m; công trình từ cấp II trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;

c) Sở quản lý xây dựng chuyên ngành trực thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thẩm định thiết kế thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) công trình thuộc dự án do ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư.

2. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng:

a) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế hai bước;

b) Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước.

 

Luật LVN Group phân tích chi tiết quy định pháp lý trên như sau:

1. Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước là gì?

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy định về ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoản thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thu ngân sách nhà nước sẽ bao gồm: Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ cho cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ, các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ sẽ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật; Ngoài ra thu ngân sách nhà nước còn từ các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 

Theo quy định của Khoản 10 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 quy định: Dự án sử dụng vốn nhà nước là các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển, nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh. 

 

2. Nguyên tắc sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư công

Nguyên tắc để lựa chọn các dự án cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước:

– Phải phù hợp với khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, dự kiến khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư khác đối với các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư;

– Thuộc chương trình, nhiệm vụ chi tiêu đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước đã được phê duyệt;

– Phù hợp nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước trong kỳ kế hoạch;

– Mức vốn bố trí cho từng chương trình, dự án không vượt quá tổng mức vốn của chương trình, dự án đã được phê duyệt;

– Nguyên tắc lựa chọn danh mục dự án, dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm vốn ngân sách địa phương;

– Phù hợp với khả năng cân đối thu, chi ngân sách địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm, khả năng huy động vốn các nguồn đầu tư khác đối với các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư. 

– Hoặc dự án đó thuộc chương trình, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương đã được phê duyệt. 

 

3. Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Căn cứ vào Văn bản hợp nhất Nghị định số 02/VBHN-BXD của Bộ xây dưng về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định cụ thể về thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước như sau:

– Thứ nhất là cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dụng trong trường hợp thiết kế 03 bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt; cấp I trừ trường hợp công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng và chiều cao không quá 75 m; công trình do Thủ tướng Chính phủ giao; các công trình thuộc dự án chuyên ngành do mình quyết định đầu tư; các công trình thuộc dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ hai tỉnh trở lên trừ các công trình mà pháp luật có quy định khác;

– Thứ hai, sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng và chiều cao không quá 75 m; công trình từ cấp II trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh trừ các công trình có quy định khác;

– Thứ ba là sở quản lý xây dựng chuyên ngành trực thuộc thành phố Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước công trình thuộc dự án do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư.

Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán phần công nghệ (nếu có) đối với các công trình được quy định như ở trên; tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng các công trình còn lại và công trình lưới điện trung áp. Người quyết định đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định do mình thực hiện và có trách nhiệm gửi kế quả thẩm định trừ phần công nghệ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để theo dõi và quản lý. 

 

4. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

– Người có quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế 03 bước, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế hai bước; 

– Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước. 

– Đối với các dự án đầu tư theo hình thức PPP thì chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi liên quan đến vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời!