1.Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự
Tại Điều 481 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 có quy định về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo như sau:
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
>> Xem thêm: Khiếu nại hành chính là gì ? Tìm hiểu quy định pháp luật về khiếu nại hành chính
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết.
Tố cáo hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì được giải quyết theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
3. Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
4. Tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
2. Thời hạn giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự
Thời hạn giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự được quy định tại Điều 481 bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
>> Xem thêm: Giải quyết tố cáo là gì ? Khái niệm về giải quyết tố cáo
Tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
3. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
- Thứ nhất, về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có thẩm quyền giải quyết.
+ Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
+ Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền giải quyết.
+ Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giải quyết.
>> Xem thêm: Khiếu nại hành chính là gì ? Tìm hiểu quy định pháp luật về khiếu nại hành chính
– Tố cáo hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì được giải quyết theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật tố tụng hình sự.
– Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
– Tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
- Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
– Viện kiểm sát kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới.
– Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định giải quyết khiếu nại, ra văn bản giải quyết tố cáo theo quy định tại Chương này;
+ Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tự kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình và cấp dưới; thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát;
+ Yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát;
+ Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới;
+ Ban hành kết luận kiểm sát; thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
– Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát các cấp.
4. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo trong tố tụng hình sự
Theo Khoản 5 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018, người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo như sau:
– Người bị tố cáo có quyền: được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo; được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật; người bị tố cáo được nhận kết luận nội dung tố cáo; được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo; người bị tố cáo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật; được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật; người bị tố cáo được quyền khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây: Thứ nhất, phải có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo. Thứ hai, giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu; liên quan đến nghĩa vụ này, khi người giải quyết tố cáo, tổ xác minh có yêu cầu thì người bị tố cáo phải giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị tố cáo, nội dung giải trình; trường hợp thông tin, tài liệu, bằng chứng mà người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ hoặc giải trình của người bị tố cáo chưa rõ, người giải quyết tố cáo, tổ xác minh yêu cầu thì người bị tố cáo tiếp tục cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng, giải trình về các vấn đề còn chưa rõ. Thứ ba, người bị tố cáo phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Thứ tư, bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
5. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
b) Yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;
đ) Kết luận về nội dung tố cáo;
e) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;
b) Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo;
c) Không tiết lộ thông tin gây bất lợi cho người bị tố cáo khi chưa có kết luận về nội dung tố cáo;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo;
đ) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group