1. Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không the khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

Trong quá trình nhận đơn, thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có thể phải ra quyết định áp dụng một hoặc một vài biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng một hoặc một số yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ việc dân sự mà Tòa án sẽ thụ lý hoặc đang trong quá trình giải quyết. Vì nếu không áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể dẫn đến những khó khăn, thiệt hại cho đương sự hoặc khó khăn, trỏ ngại cho việc giải quyết đúng đắn vụ án và quá trình thi hành án.

Các biện pháp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tài Điều 68 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 như sau

“1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

2. Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.

3. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.”

2. Đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời có những đặc điểm khác với các biện pháp khác mà Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án, đó là:

– Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trước khi thụ lý vụ việc dân sự, cốn tất cả các biện pháp, quyết định khác chỉ có thể được áp dụng sau khi Tòa án đã thụ lý.

– Biện pháp khẩn cấp tạm thời luôn mang trong nó hai tính chất, đó là tính khẩn cấp và tính tạm thời.

Tính khẩn cấp của biện pháp này thể hiện ở chỗ Tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời và được thực hiện ngay sau khi Tòa án ra quyết định áp dụng, nếu không sẽ không còn ý nghĩa trên thực tế.

Tính chất tạm thời của biện pháp này thể hiện ỏ chỗ: Nó không phải là quyết định cuối cùng vể giải quyết vụ việc dân sự. Nó chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu lý do của việc áp dụng không còn nữa thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định này ngay trong quá trình chuẩn bị xét xử, hoặc khi Tòa án ra quyết định cuối cùng sẽ phải có phán quyết về biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án đã áp dụng.

Vì vậy, có thể định nghĩa biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trước khi thụ lý hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tranh chấp, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể gây ra thiệt hại về quyền và lợi ích cho bên bị áp dụng và người khác. Do đó, khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải rất thận trọng, phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3. Mục đích, ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vối mục đích giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm việc thi hành án. Do đó, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp và nhu cầu cấp bách của đương sự, tạo điều kiện cho đương sự sớm ổn định được cuộc sống của bản thân cũng như của những ngưồi sống phụ thuộc vào họ.

Mặt khác, do những xung đột về lợi ích, nên có những vụ việc đương sự đã tẩu tán tài sản, hủy hoại chứng cứ nhằm gây khó khăn cho phía đương sự bên kia trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời tạo ra các trở ngại cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Vì thế, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này góp phần ngăn chặn các hành vi sai trái, bảo vệ bằng chứng, giữ nguyên được giá tri chứng minh của chứng cứ, giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được chính xác. Khi lý do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn thì Tòa án có quyển hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nó thể hiện sự linh hoạt trong tố tụng sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của công dân.

Các Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tê, lao động chỉ cho phép Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã thụ lý vụ án. Bộ luật tố tụng dân sự đã có những quy định mới cho phép Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi thụ lý vụ việc dân sự. Sự đổi mới này trong công tác lập pháp tạo điều kiện cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích của đương sự được kịp thời, có hiệu quả hơn, phù hợp với yêu cầu của thực tê cuộc sống.

4. Thẩm quyền áp dụng

Tòa án có thẩm quyền xem xét và áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp đương sự có đơn yêu cầu.

“1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.”

Bên cạnh đó, Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 135 Bộ Luật tố tụng dân sự như sau:

“Tòa án tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 của Bộ luật này trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”

Căn cứ Điều 134 Bộ luật tố tụng dân sự quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án có thể kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kiến nghị; biện pháp khẩn cấp tạm thời.

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kiến nghị; biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng; tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ; tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tóm tắt nội dung tranh chấp, hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; chứng cứ để chứng minh cho việc kiến nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp.”

Trước khi mở phiên toà, việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một thẩm phán xem xét quyết định.

Tại phiên toà do Hội đồng xét xử xem xét quyết định.

Ngoài ra, Pháp luật tố tụng Việt Nam cho phép các bên đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nhưng để ngăn ngừa sự lạm quyền của những người này, đồng thời, để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong một số trường hợp pháp luật đã quy định cần buộc người yêu cầu Toà án cho áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện vào tài khoản phong toả tại ngân hàng nơi có trụ sở Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử xem xét các dự kiến và tạm tính thiệt hại thực tế có thể xảy ra, căn cứ vào các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để ấn định một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá và buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện biện pháp bảo đảm.

5. Trách nhiệm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng

Người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, mà yêu cầu đó là không đúng nên đã gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc gây thiệt hại cho ngưòi thứ ba thì người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải bồi thường.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 135 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 trong trường hợp người yêu cầu thực hiện hình thức bảo đảm thì Tòa án có trách nhiệm sau:

2. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do Tòa án ấn định.

Trong trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì khoản tiền bảo đảm được gửi giữ tại Tòa án. Tòa án phải làm thủ tục giao nhận và gửi ngay khoản tiền đó vào ngân hàng vào ngày làm việc tiếp theo.”

Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng dẫn đến gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba, phải bồi thường trong trường hợp sau đây:

– Những trường hợp Toà án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Toà án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp mà cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu.

Ví dụ: Đương sự chỉ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp kê biên tài sản tranh chấp, Toà án lại ra quyết định áp dụng biện pháp cho bán sản phẩm, hàng hoá.

Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Ví dụ: Đương sự chỉ yêu cầu phong toả tài khoản trị giá 500 triệu, nhưng Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thồi phong toả tài khoản trị giá 1 tỷ đồng.