Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
1. Cơ sở pháp lý:
– Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển năm 1978
2. Thẩm quyền xét xử
2.1. Quy định về thẩm quyền xét xử
Điều 21 Công ước Hamburg quy định về thẩm quyền xét xử như sau:
1. Trong những vụ kiện liên quan đến chuyên chở hàng hóa theo Công ước này, bên nguyên có thể, theo sự lựa chọn của mình, phát đơn kiện tại một tòa án mà luật pháp của nước có tòa án này công nhận là có thẩm quyền và trong phạm vi quyền hạn xét xử của Tòa án đó có một trong các địa điểm sau:
a) Nơi kinh doanh chính của bên bị hoặc nơi cư trú thường xuyên của bên bị nếu bên bị không có trụ sở kinh doanh chính, hoặc
b) Nơi ký kết hợp đồng, với điều kiện là tại đó bên bị có trụ sở kinh doanh, chi nhánh hoặc đại lý qua đó hợp đồng được ký kết, hoặc
c) Cảng xếp hàng hoặc cảng dỡ hàng, hoặc
d) Bất kỳ một địa điểm bổ sung nào được hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển quy định cho mục đích trên.
2. a) Mặc dù có những quy định nêu trên của Điều này, vẫn có thể đi kiện tại những tòa án ở bất kỳ một cảng hoặc một nơi nào thuộc một nước tham gia Công ước mà tại đó tàu chở hàng hoặc một tàu nào khác của cùng một chủ tàu đã bị bắt giữ theo các quy tắc được áp dụng của luật nước đó và của luật quốc tế. Tuy nhiên, trong trường hợp ấy, theo yêu cầu của bên bị, bên nguyên phải chuyển vụ kiện tùy theo sự lựa chọn của mình đến một trong những nơi có thẩm quyền xét xử quy định trong Mục 1 Điều này để giải quyết, nhưng trước đó bên bị phải nộp một khoản tiền bảo đảm đủ để trả mọi khoản tiền mà sau đó Tòa án có thể xử cho bên nguyên được hưởng.
b) Tòa án tại cảng hoặc nơi tiến hành bắt giữ sẽ tiến hành quyết định khoản tiền bảo đảm này có đủ hay đến mức nào mới đủ,
3. Không một vụ kiện nào liên quan đến chuyên chở hàng hóa theo Công ước này có thể được tiến hành tại một nơi không đưọc quy định trong mục 1 hoặc mục 2 của điều này. Những quy định trong mục này không gây cản trở gì đến thẩm quyền của các Tòa án của các nước tham gia Công ước về những biện pháp tạm thời hoặc những biện pháp bảo vệ.
4. a) Khi một vụ kiện đã đưọc đưa ra trước một tòa án có thẩm quyền theo mục 1 hoặc mục 2 của Điều này hoặc khi Tòa án đó đã ra phán quyết, thì hai bên không thể kiện lại nhau nữa vẫn vì những lý do cũ, trừ phi phán quyết của Tòa án nơi vụ kiện đầu tiên đưọc tiến hành không thể thi hành được tại nước mà thủ tục kiện mới được đưa ra.
b) Để thực hiện điều này, việc định ra những biện pháp nhằm thực hiện một phán quyết không được coi là khởi đầu một vụ kiện mới.
c) Để thực hiện điều này, việc chuyển vụ kiện đến một tòa án khác trong cùng một nước, hoặc đến một tòa án của một nước khác, theo như tiểu mục 2 (a) điều này, không được coi là một vụ kiện mới
5. Mặc dù có những quy định ở các mục trên đây, sau khi có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyên chở bằng đường biển, sự thỏa thuận giữa các bên về chỉ định địa điểm mà bên khiếu nại đưa đơn kiện sẽ có hiệu lục.
2.2. Lựa chọn tòa án có thẩm quyền
Các quy định về thẩm quyển xét xử và trọng tài là bộ phận quan trọng của mỗi chế định pháp luật nói chung và đặc biệt quan trọng đối với các chế định trong lĩnh vực tư pháp quốc tê nói riêng. Lịch sử của pháp luật trong ngành vận chuyển hàng hải cho thấy hiệu lực bảo vệ của pháp luật có thể dễ dàng bị thay đổi nếu một bên có ưu thế điền vào mẫu hợp đồng một điều khoản lựa chọn tòa án và/hoặc luật áp dụng. Hậu quả đối với bên còn lại là việc tranh chấp có thể sẽ trở nên rất tốn kém, bất tiện và thậm chí là thất bại nếu tòa án được chỉ định có cách giải quyết theo hướng thiên vị cho bên có ưu thế. Trên vận tải đơn cũng vậy, giới chủ tàu thường điền lên đó những điều khoản lựa chọn quyền tài phán luôn có lợi cho họ và gạt phần bất lợi cho chủ hàng. Quy tắc Hague cũng không có quy định trực tiếp giải quyết vấn đề này mà chỉ có một quy định liên quan là Điều III. 8 đại ý là những điều khoản làm giảm bớt trách nhiệm của người chuyên chở sẽ không có giá trị. Tuy nhiên, Công ước lại không chỉ định rõ là điều này bao gồm cả sự lựa chọn quyền tài phán nước ngoài thân thiết với người chuyên chở.
Điều 21 Quy tắc Hamburg mặc dù không làm mất hiệu lực của điều khoản lựa chọn quyền tài phán nhưng đã tước bỏ đi hậu quả bắt buộc của nó bằng cách cho phép bên nguyên, tùy theo sự lựa chọn của mình, có thể tiến hành khởi kiện tại một trong các nơi có trong danh sách, bất kể có các điều quy định trong hợp đồng chuyên chở. Khoản 1 liệt kê bốn địa điểm là: nơi kinh doanh chính hoặc nơi thường trú của bị đơn, hoặc nơi ký kết hợp đồng, với điều kiện là tại đó bên bị có trụ sở kinh doanh, đại diện hoặc đại lý, hoặc cảng xếp hàng hoặc cảng dỡ hàng, hoặc bất kỳ một địa điểm bổ sung nào được chỉ định cho mục đích này trong hợp đồng chuyên chở.
Bao gồm trong số các quy định về quyền tài phán tại Điều 21.1 (d) là bất cứ một địa điểm nào được quy định trong hợp đồng chuyên chở đường biển, tức là thẩm quyền tài phán có thể được mở rộng bằng cách quy định trong hợp đồng. Như vậy, tính mềm dẻo tương đối của quy định là các bên có thể thỏa thuận và thêm vào một địa điểm phụ ngoài các địa điểm được chỉ định cụ thể trong điều khoản này. Theo Điều 23, việc lựa chọn nơi có thẩm quyền tài phán của người khiếu nại có thể không bị hạn chế bởi hợp đồng.
Hội nghị Hamburg đã tranh luận rất nhiều về vấn đề có hay không có các quy định về vấn đề quyền tài phán trong Công ước. Cuối cùng thì đa số đã quyết định quan điểm rằng những quy định đó là cần thiết để bảo vệ người gửi hàng trước những điều khoản khó khăn về quyền tài phán có ghi trên vận đơn. Những điều khoản như vậy thường đòi hỏi việc khiếu nại người chuyên chở phải được tiến hành tại nơi mà họ tiến hành hoạt động kinh doanh và thường rất xa khu vực của người khiếu nại. Vì vậy, Điều 21.1 quy định một vài nơi có đủ thẩm quyển để khởi kiện và cho phép người khiếu nại có thể lựa chọn việc đưa khiếu nại của họ đến một trong các nơi đó. Hơn thế nữa, tính đồng nhất về quyền tài phán luôn là điều được tính đến bởi vì hiệu lực pháp lý và hiệu lực thi hành của các điều khoản về quyền tài phán trên vận tải đơn thường dễ thay đổi và được giải quyết một cách rất khác nhau trong những hệ thống pháp luật khác nhau. Những nơi được quy định trong Công ước này tương tự như được quy định trong Điều 17 của Công ước Athens.
Hội nghị Hamburg đã thảo luận về vấn đề giới hạn sự lựa chọn tòa án có thẩm quyền tài phán tại các quốc gia thành viên Công ước. Để ủng hộ cho luận điểm này họ biện luận rằng tòa án tại các nước không phải là thành viên Công ước có thể sẽ áp dụng luật quốc gia và có sự sai khác với Quy tắc Hamburg. Tuy nhiên, đa số thành viên đã phản đối luận điểm này vì nó hạn chế quá nhiều sự lựa chọn của người khiếu nại. Hơn nữa, từ kết quả của một điều kiện ghi trên vận đơn theo Điều khoản 23 (3) thì thậm chí tòa án ở các nước không phải là thành viên Công ưóc cũng có thể áp dụng các quy định của Quy tắc Hamburg.
Các tòa án được nhắc tới tại Khoản 1, không xuất phát từ thẩm quyển xét xử của nó đôì với các khiếu nại từ Quy tắc Hamburg. Điều 21.1 chỉ đưa ra thẩm quyền xét xử mà căn cứ vào đó khiếu nại có thể được đưa ra. Thẩm quyền của các tòa án của các quốc gia tuân theo các quy định pháp luật của các quốc gia đó. Quyền tài phán theo ý nghĩa của Điều 21 chỉ nói đến sự tranh chấp về các tình tiết, sự kiện của vụ khiếu nại. Những quy định của Quy tắc liên quan đến quyền tài phán không bao gồm các biện pháp bảo đảm và khẩn cấp tạm thòi, điều mà vì vậy có thể khởi kiện ở bất kỳ đâu nếu phù hợp với luật quốc gia được áp dụng.
Mục đích của việc đồng nhất hoá pháp luật liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là loại trừ đi những lợi thế hoặc bất lợi liên quan đối với việc khiếu nại tại các tòa án riêng biệt. Tuy nhiên, Quy tắc Hamburg cho phép người khiếu nại có sự lựa chọn nơi có thẩm quyển tài phán một cách khá rộng rãi như vậy là hợp lý bởi vì mỗi vụ kiện có nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ, như: sự khác nhau về số tiền tranh chấp, về thời gian và phí tòa án, sự khác nhau về các quy định về thủ tục tố tụng và khả năng hiệu lực của phán quyết.
Điều 21 của Quy tắc Hamburg đã chuyển quyền lựa chọn tòa án có thẩm quyền cho người gửi hàng. Rất nhiều các nhà soạn thảo đã hoan nghênh giải pháp này, coi đó như là một sự làm cho pháp luật rõ ràng hơn, coi đó là sự công bằng vì người chuyên chở có nhiều khả năng di chuyển và tham gia kiện tụng ở nước ngoài hơn là người gửi hàng. Có soạn giả thậm chí còn cho rằng đó là một quyền lực mới được trao cho người gửi hàng. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng Điều 21 đã tạo ra một hình thức giảm bớt trách nhiệm khác có lợi cho người gửi hàng.
2.3. Bắt giữ
Thêm vào những nơi có thẩm quyền tài phán đã được quy định tại Khoản 1, vụ kiện có thể đưa ra tòa án ở các nước thành viên Công ước mà tại đó tàu chở hàng hoặc một tàu nào đó của ngưòi chuyên chở bị bắt giữ. Tuy nhiên, để bảo vệ cho người bị kiện thì người đi kiện phải chuyển vụ kiện ấy đến một trong những nơi có thẩm quyền xét xử như quy định trong Khoản 1 nếu bên bị có yêu cầu. Có một thiếu sót nhỏ trong yêu cầu này. Người ta không giải thích rõ ràng cho người khiếu nại để di chuyển vụ kiện từ tòa án của một quốc gia này sang tòa án của một quốc gia khác, người đi kiện phải hủy bỏ vụ kiện tại cơ quan có thẩm quyền xét xử ở quốc gia nơi tàu bị bắt và. bắt đầu lại vụ kiện ở cơ quan có thẩm quyền khác.
Trước khi di chuyển vụ kiện, người bị kiện phải nộp một khoản tiền bảo đảm đủ để trả mọi khoản tiền mà sau đó toà có thể xử cho bên nguyên được hưởng. Khoản tiền đảm bảo này sẽ được quyết định bởi tòạ án nơi tiến hành bắt giữ. Nếu bị đơn không yêu cầu di chuyển vụ kiện, tòa án tại nơi tiến hành bắt giữ vẫn có đầy đủ thẩm quyền. Việc cho phép đưa vụ kiện ra toà có thẩm quyền ở những nơi tiến hành bắt giữ chỉ khi nó xảy ra ở những địa phương của một nước tham gia Công ước, điều không yêu cầu đốì với những nơi có thẩm quyền được quy định tại Khoản 1.
Có thể có khả năng xung đột pháp luật giữa những quy định về quyền tài phán theo Quy tắc Hamburg với Công ước quốc tê về bắt giữ tàu Brussels 1952, đặc biệt là Điều 1.7 của Công ước này. Những người tham gia Hội nghị Hamburg cũng đã biết về sự xung đột này và đã cố gắng giữ cho nó ở mức tối thiểu.
2.4. Các quy định bổ sung
Khoản 3 và 4 Điều 21 bao gồm những quy định thêm về thủ tục bổ sung vào các quy định về quyền tài phán trong Khoản 1 và 2.
Điều 21.3 làm rõ rằng, quyền tài phán đã được quy định trong các Khoản 1 và 2 là duy nhất: người khiếu nại không thể tiến hành khiếu nại ở một nơi nào khác. Tuy nhiên, tòa án ở những nước không phải là thành viên Công ước có thể không bị hạn chế bởi quy định này trừ khi do tác dụng của điều khoản đã ghi trên vận đơn theo quy định tại Điều 21.3.
Điều 21.4 (a) ngăn cấm một vụ kiện mới giữa các bên cũ, với cùng những lý do như cũ trong khi vụ kiện đang được xử lý bởi một tòa án có thẩm quyển hoặc khi tòa án đó đã ra phán quyết trừ khi phán quyết này của tòa không thể thi hành được tại nước nơi mà vụ kiện mới được đưa ra. Điều này là hợp lý khi phán quyết được đưa ra tại một nước nhưng lại được thi hành ở một nước khác, bởi vì Quy tắc Hamburg không có quy định nào về hiệu lực thi hành chung của phán quyết.
Điều 21.4 mục b và c đề cập đến hai thủ tục mà nó không được coi là bắt đầu một vụ kiện mới đó là: thứ nhất là việc định ra những biện pháp nhằm thực hiện phán quyết trước, thứ hai là việc di chuyển vụ án đến một tòa án khác trên cùng một quốc gia hoặc đến một tòa án của một quốc gia khác theo như Điều 21.2 (a).
2.5. Các thỏa thuận sau
Mặc dù có những quy định ở Khoản 2 và Khoản 1 nhưng Điều 21.5 vẫn quy định rằng sau khi khiếu nại đã phát sinh bất cứ một thỏa thuận nào giữa các bên chỉ định rõ địa điểm nơi bên khiếu nại sẽ đưa đơn kiện đều có hiệu lực. Như vậy, các bên có thể thỏa thuận đưa vụ kiện ra trước một cơ quan tài phán khác với những nơi đã được quy định tại các Khoản 1 và 2. Trong hầu hết luật pháp các quốc gia, những thỏa thuận như vậy đều được phép khi các bên tham gia vào vụ kiện không có khiếu nại gì về thẩm quyền của tòa án.
3. Trọng tài
3.1. Quy định về trọng tài
Điều 22 Công ước Hamburg quy định về Trọng tài đối với tranh chấp về chuyên chở hàng hóa như sau:
1. Tùy thuộc vào những quy định của Điều này, các bên có thể thỏa thuộn bằng văn bàn quy định rằng mọi tranh chấp có thể phát sinh liên quan đến chuyên chở hàng hóa theo Công ước này, sẽ được đưa ra Trọng tài xét xử.
2. Khi một hợp đồng thuê tàu có một điều khoản quy định rằng, những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thuê tàu đó được đưa ra Trọng tài xét xủ và trong vận đan phát hành theo hợp đồng thuê tàu đó không có ghi chú đạc biệt xác định rằng quy định nói trên sẽ ràng buộc người cầm giữ vận đơn, thì người chuyên chỏ không thể viện dẫn quy định đó đối với người cầm giữ vận đơn đã nhận được vân đơn một cách có thiên ý.
3. Việc xét xủ của Trọng tài, tùy theo sụ lụa chọn của bên nguyên có thể tiến hành tại một trong những địa điểm sau:
a) Một địa điểm trong nước mà trên lãnh thổ của nưỗc đó có:
(i) Nơi kinh doanh chính của bên bị hoặc nơi cư trú thường xuyên của bên bị nếu bên bị không có nơi kinh doanh chính, hoặc
(ii) Nơi ký hợp đổng, với điều kiện là tại đó bên bị có trụ sỏ kinh doanh, chi nhánh họặc đại lý qua đó hợp đồng được ký kết, hoặc
(iil) Càng xếp hàng hoặc cảng dỡ hàng, hoặc
b) Bất kỳ một địa điểm nào được điều khoản trọng tài hoậc thỏa thuận chỉ định cho mục đích trên.
4. Trọng tài viên hoặc tòa án trọng tài sẻ áp dụng những Quy tác của Công ước này.
5. Những quy định của mục 3 và 4 điều này được coi là bộ phận của mọi điều khoản trọng tài hoặc thỏa thuộn trọng tài và bốt kỳ điều kiện nào trong điều khoản trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài này trái VỚI những quy định dó đều vô hiệu.
6. Không một quy định nào của điều này ảnh hưởng đến hiệu lực của một thỏa thuận giữa hai bên về Trọng tài, sau khi có khiếu hại phát sinh tù hợp đồng chuyên chở bằng đường biển.
3.2. Nguyên tắc
Tài phán trọng tài là một cách thức giải quyết các tranh chấp đặc trưng của pháp luật trong lĩnh vực thương mại hàng hải, tuy nhiên Quy tắc Hague không có quy định nào đề cập đến vấn đề này. Trái lại, Quy tắc Hamburg rất coi trọng vấn đề trọng tài và đặt riêng thành một điều khoản, Quy tắc coi đó như là một sự lựa chọn để phân xử các tranh chấp xung quanh hợp đồng chuyên chở hàng hóa. Điều 22.1 quy định rằng các bên có thể thỏa thuận để đưa các tranh chấp giữa họ theo Quy tắc Hamburg ra trọng tài giải quyết, thỏa thuận như vậy phải thể hiện bằng văn bản.
Khoản 2 quy định rằng, điều khoản trọng tài được quy định trong hợp đồng thuê tàu (C/P) không ràng buộc người thứ ba đã nhận một cách có thiện ý vận đơn được cấp theo hợp đồng thuê tàu đó trừ khi trên vận đơn có điều khoản chỉ định rõ việc đưa các tranh chấp ra giải quyết bằng con đường trọng tài. Hợp đồng thuê tàu thường có một điều khoản trọng tài. Trong luật pháp hiện tại vấn đề hiệu lực của điều khoản đó đối với người được chuyển nhượng một vận đơn cấp theo hợp đồng thuê tàu là một điều rất quan trọng trong thực tế. Câu hỏi này được giải quyết một cách rất khác nhau ở những tòa án của các quốc gia khác nhau, vì vậy Quy tắc Hamburg đã đưa ra một giải pháp thống nhất để giải quyết vấn đề này.
3.3. Địa điểm của tài phán trọng tài
Quy tắc Hamburg quy định rằng, việc xét xử của trọng tài có thể được tiến hành tại một trong những địa điểm được liệt kê tại Điều 22.3, tùy theo sự lựa chọn của người khiếu nại. Các địa điểm này tương tự như các địa điểm quy định tại Điều 21.1, quy định nơi giải quyết các tranh chấp bằng xét xử tòa án.
Có một sự khác nhau nho nhỏ khi Điểu 22.3 (b) sử dụng thuật ngữ “Bất kỳ một địa điểm được chỉ định…”, trong khi Điều 21.1 (d) sử dụng thuật ngữ “Bất kỳ một địa điểm bổ sung được chỉ định…”.. Mặc dù việc soạn thảo khác nhau có lẽ chỉ là do không cẩn thận, nhưng điều đó làm rõ tình huống ở Điều 22.3 và cách diễn đạt trong Điều 21.1 (d). Giống như tại Điều 21.5, Điều 22.6 quy định rằng, không có quy định nào trong Điều 22 có thể ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận liên quan đến trọng tài được thực hiện sau khi khiếu nại đã phát sinh.
3.4. Áp dụng Quy tắc Hamburg
Điều 22.4 đòi hỏi các trọng tài viên và tòa án trọng tài phải áp dụng Quy tắc Hamburg. Bổ sung thêm cho quy định này là Khoản 5 quy định rằng các quy định tại các Khoản 3 và 4 được coi là một bộ phận của mọi điều khoản trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài.
Một phán quyết của trọng tài không tuân theo Quy tắc Hamburg vẫn đương nhiên có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, việc không tuân theo Quy tắc Hamburg cũng là một cơ sở cho quá trình xét lại của tòa án đối với phán quyết trọng tài ở những nước mà luật pháp quy định các phán quyết trọng tài phải được tòa án xem xét lại.
3.5. Quy định bổ sung
Hai khoản cuối cùng của Điều 22 bao gồm một vài quy định bổ sung. Khoản 5 quy định rằng các quy định tại các Khoản 3 và 4 được coi là một bộ phận của mọi điều khoản trọng tài, thậm chí ngay cả kni nó chưa được thỏa thuận và ghi rõ. Bởi vì, Điều 23.3 mà các quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 22 được coi như đã được thỏa thuận thậm chí ngay cả khi chưa được các bên chú ý đến. Giống như Điều 21.5, Điều 22.6 cho các bên quyền tự do thỏa thuận về vấn đề trọng tài khi mà thỏa thuận đó được thực hiện sau khi khiếu nại đã phát sinh.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập