1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có được tham gia phiên họp

>> Xem thêm: Lịch sử phát triển của Tòa án tối cao Hoa Kỳ ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có được tham gia phiên họp của Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối cao ?

Luật sư trả lời :

Căn cứ theo khoản 1 điều 405 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :

Điều 405. Thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội.

3. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.

2. Những ai được tham gia phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ?

>> Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của Tòa án tối cao Hoa Kỳ ?

Căn cứ theo điều 405 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :

Điều 405. Thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội.

3. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.

3. Phiên họp xem xét đề nghị, kiến nghị

>> Xem thêm: Tòa án kinh tế là gì ? Quy định pháp luật về tòa án kinh tế

Điều 404 và điều 405 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ về vấn đề điều kiện hình thành và thành phần tham dự.

Phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được mở ra khi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị. Bên cạnh đó, cũng yêu cầu các bên liên quan phải có mặt trong phiên họp này.
“1. Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội động Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.
2. Trường hợp ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Trường hợp ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tồi cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.
4. Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét đề nghị đó.’’
Quy định trên hoàn toàn mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng hình sự cũ, bổ sung thủ tục yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bởi vì trên thực tế, qua hoạt động giám sát của Quốc hội đã phát hiện có trường hợp quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vẫn có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cờ quan, tổ chức, cá nhân, cân phải được xem xét lại.
Những người có thẩm quyên yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bao gồm: ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Và khi có đề nghị thì Hội đổng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.

4. Điều kiện hình thành và thành phần tham dự

>> Xem thêm: Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của tòa án nhân dân các cấp

Bộ luật này cũng quy định về “thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị” tại điều 405:

”1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tồi cao để xem xét kiến nghị của ủy ban tư pháp cua Quốc hội, kiến nghị cùa Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân toi cao.
2. Đại diện ủy ban tư pháp của Quốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị cùa ủy ban tư pháp của Quốc hội.
3. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án nhân dân tồi cao có thể mời cơ quan, tổ chức, cả nhân có liên quan tham dự phiên họp.”
Đầu tiên, thành phần tham dự phiên họp cần thiết phải có đại diện của bên yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đông thẩm phán Tòa án Tối cao. Theo đó Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc để nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Bên cạnh đó, những thành phần không bắt buộc phải có mặt trong phiên họp nhưng có thể được Tòa án nhân dân tối cao mời đền, bao gồm:
Đại diện ủy ban tư pháp của Quốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đê xem xét kiến nghị của ủy ban tư pháp của Quốc hội.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xem xét lại của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao nếu Tòa án nhân dân tối cao xét thấy cần thiết.

5. Điểm mới về Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

>>Xem thêm :Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án dân sự, đại diện tranh tụng tại Toà án

Điểm mới về Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Đánh giá điểm mới trên cơ sở quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

Thứ nhất, xin nói tới những điểm mới về Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 so với Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002.

Theo quy định tại các Điều 22, 23 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và các Điều 21, 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có những điểm mới sau:

– Về số thành viên của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 22 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới 13 người và không quá 17 người. Trong khi đó, theo Khoản 3, Điều 21 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 chỉ quy định tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không quá 17 người.

– Về thành phần của Hội đồng:

Khác với quy định Khoản 2, Điều 21 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 thành phần Hội đồng bao gồm: Chánh án, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; một số Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì tại Khoản 1, Điều 22 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định thành phần Hội đồng Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bao gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng:

So với Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định mở rộng phạm vi quyền hạn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu và áp dụng trong xét xử. Hội đồng có quyền thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao còn có quyền được thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.

– Về hiệu lực pháp luật của quyết định do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đưa ra:

Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 khẳng định quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất. Theo đó, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị (Khoản 4 Điều 22).

– Về việc tổ chức xét xử của Hội đồng:

Theo quy định của Khoản 1, Điều 23 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phánTòa án nhân dân tối cao. Trong khi đó, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 không có quy định cụ thể vấn đề này.

Thứ hai, đánh giá về những điểm mới nêu trên:

Việc mở rộng phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đặc biệt là nhiệm vụ “lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử” (Điểm c, Khoản 2, Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014) nhằm đáp ứng yêu cầu phải kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác xét xử giúp năng cao hiệu quả xét xử, tạo niềm tin cho nhân dân.

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị chính là để cụ thể hóa quy định tại Khoản 1 Điều 104 của Hiến pháp năm 2013 về việc “Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Như vậy, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung căn bản so với Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 trong đó có việc sửa đổi, bổ sung các quy định về Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Việc sửa đổi, bổ sung này là cơ sở pháp lý quan trọng để kiện toàn, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao, bảo đảm Tòa án thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group