1. Tìm hiểu đôi nét về thẻ ATM

Trong thời đại công nghệ số hiện nay thì việc thanh toán không dùng tiền mặt đã không còn quá xa lạ với bất kỳ ai trong số chúng ta. Và phương thức thanh toán đó được thực hiện qua một loại phương tiện siêu nhỏ gọn nhưng lại mang đến cho người dân rất nhiều tiện ích, đó chính là thẻ ATM (viết tắt của Automated Teller Machine hoặc Automatic Teller Machine). Thẻ ATM là một loại thẻ của ngân hàng, thuộc quyền sở hữu của ngân hàng phát hành nó. Cầm chiếc thẻ ATM trên tay, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các chức năng rút tiền, chuyển khoản hoặc thanh toán nhanh chóng các hóa đơn nhanh chóng khi mua sắm chỉ thông qua một hành động “quẹt”.

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng phát hành thẻ ATM, có thể kể đến các ngân hàng phổ biến như BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank… tại đây họ phát hành các loại thẻ ATM khác nhau. Theo tính chất của thẻ thì có thể phân loại thành thẻ tín dụng (Credit Card) , thẻ ghi nợ (Debit Card) và thẻ trả trước (Prepaid Card). Thông thường, người dân thường hay nhầm lẫn thẻ ATM với thẻ ghi nợ là một bởi thẻ ghi nợ được sử dụng rất rộng rãi, thông dụng hơn các loại thẻ khác, các giao dịch rút tiền được dùng tại các cây ATM. Vì vậy việc nhầm lẫn hai khái niệm này diễn ra khá phổ biến ở hầu hết những người sử dụng thẻ ngân hàng hiện nay. Quay trở lại việc phân loại thẻ, nếu căn cứ theo tính ký thuật thì sẽ chia thẻ ATM thành thẻ gắn chip và thẻ từ. Trong thời gian cuối năm 2021, đầu năm 2022, cụm từ “thẻ gắn chip” dường như là một cụm từ khá hot trong giai đoạn Covid. Bảo mật của loại thẻ này cũng như độ bền sẽ cao hơn thẻ từ. Bên cạnh đó cũng có các loại thẻ nội địa, thẻ quốc tế, thẻ vàng, thẻ bạch kim,… theo từng cách phân loại khác nhau

Việc mở thẻ ngân hàng vô cùng đơn giản, quý khách có nhu cầu mở thẻ chỉ cần mang theo căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng mà quý khách lựa chọn sử dụng thẻ của ngân hàng đó để tiến hành mở thẻ dưới sự hỗ trợ của nhân viên ngân hàng. Với những trường hợp mở thẻ tín dụng thì quý khách sẽ cần thêm một số tài liệu cho loại thủ tục riêng này như sao kê bảng lương, chứng minh thu nhập,… Bên cạnh đó thì nếu quý khách không thể đến trực tiếp ngân hàng thì quý khách hoàn toàn có thể tiến hành mở thẻ bằng hình thức online trên các trang website chính thống từ phía ngân hàng mà quý khách xác định mở thẻ. 

 

2. Khi nào thẻ ATM bị khóa? 

Mặc dù thẻ ATM mang đến cho chúng ta rất nhiều tiện ích tuy nhiên trong quá trình sử dụng, không ít người dùng sẽ ít nhất một lần trong đời gặp cảnh thẻ ATM của mình bị khóa, khiến mọi giao dịch bị trì hoãn không thực hiện được. Luật LVN Group sẽ chỉ ra cho quý khách những trường hợp sau đây sẽ bị khóa thẻ để quý khách lưu ý trong quá trình sử dụng, tránh vướng phải những sự bất tiện không đáng có. Theo đó, thẻ ATM sẽ bị khóa trong những trường hợp sau đây:

– Thứ nhất: nhập sai mã PIN quá số lần cho phép. Mã PIN (viết tắt của từ Personal Indentification Number) là loại mã số định danh thông tin cá nhân để xác nhận quyền truy cập vào hệ thống SmartBanking hay hệ thống khác của tài khoản ngân hàng. Đây là nguyên nhân bị khóa thẻ khá bổ biến, thường thì nhập sai từ 3 đến 5 lần thì thẻ ATM sẽ tự động bị khóa. 

– Thứ hai: thẻ quá hạn sử dụng. Trên mặt trước thẻ ATM sẽ có ghi thời gian mở thẻ và ngày tháng năm mà thẻ hết hiệu lực sử dụng. Nhiều người dùng thường không thể ý đến vấn đề này, vẫn thực hiện giao dịch và bị báo lỗi. Tùy theo ngân hàng, thẻ ATM sẽ có giá trị sử dụng trong thời hạn từ 5 năm cho đến 7 năm. Khi hết hạn sử dụng thì quý khách yêu cầu ngân hàng gia hạn thẻ hoặc cấp đổi lại thẻ, nếu không thì thẻ sẽ tự động được khóa lại.

– Thứ ba: Thẻ lâu ngày không sử dung. Một trường hợp phổ biến khác của đại đa số người dùng thẻ ATM hiện nay, đặc biệt là giới trẻ thuộc đối tượng sinh viên. Những ngày đầu bước chân vào cánh cổng Đại học, các trường đại học hầu hết đều cung cấp cho sinh viên của mình một ngân hàng nhất định để tiến hành giao dịch thu học phí và các loại tiền liên quan khác. Nhiều sinh viên sẽ sử dụng thẻ trường cấp cho làm thẻ ATM của mình luôn nhưng cũng có nhiều sinh viên lựa chọn mở các thẻ ngân hàng khác. Và khi đi làm thêm thì nơi làm việc cũng lại yêu cầu nhân viên sử dụng một loại ngân hàng khác làm giao dịch nhận lương. Hay đơn giản là khi bạn sử dụng thẻ này thấy “không hợp” liền đổi ngay sang thẻ khác, thủ tục mở thẻ ngân hàng khá đơn giản nên là việc một người sở hữu cho mình 2-4 chiếc thẻ ngân hàng như thể một “bộ sưu tập thẻ” là chuyện hết sức bình thường. Và việc “sủng ái” chiếc thẻ mà mình thích cũng đồng nghĩa với việc những chiếc thẻ còn lại sẽ bị “lãng quên”. Điều đó cũng lại là một nguyên nhân dẫn đến việc thẻ ATM bị tự động khóa. Tùy từng ngân hàng mà quy định về thời gian không sử dụng thẻ kèm theo các điều kiện riêng dẫn tới bị khóa tự động sẽ khác nhau. Chẳng hạn như:

+ Ngân hàng BIDV sẽ khóa tài khoản thanh toán của khách hàng khi tài khoản hết số dư và trong thời hạn liên tục 06 tháng, tài khoản không thực hiện giao dịch nào đối với tài khoản VND, 12 tháng đối với tài khoản ngoại tệ

+ Ngân hàng Techcombank lại quy định việc đóng tài khoản sẽ xảy ra khi quý khách có số dư tối thiểu mà ngân hàng đưa ra là 50.000 VND trong tài khoản và không có giao dịch nào chủ động từ khách hàng trong thời hạn 01 năm liên tục. Tuy nhiên quy định này không áp dụng cho tài khoản góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. 

+ Ngân hàng Vietinbank sẽ khóa tài khoản của quý khách nếu trong tài khoản ngân hàng có số dư dưới 50.000 VND và không có giao dịch nào trong thời hạn 12 tháng liên tục. 

– Thứ tư: Giao dịch tại cây ATM không liên kết với ngân hàng phát hành thẻ. 

– Thứ năm: Thẻ ATM hỏng nhưng vấn đưa thẻ vào cây ATM. Trong trường hợp thẻ ATM bị hỏng như gãy, méo, mờ… mà quý khách vẫn đưa vào cây ATM để rút tiền thì ngân hàng sẽ tự động khóa thẻ của quý khách vì cho rằng đó là hành vi gian lận

– Thứ sáu: Đó là do lỗi hệ thống từ chính phía ngân hàng. Thi thoảng, nhất là những lúc “canh sale”, “săn sale” trên shoppee. lazada hay các chợ thương mại điện tử khác, việc lỗi kỹ thuật hệ thống ngân hàng sẽ xảy ra vào những lúc “nóng bỏng” như vậy.

 

3. Thẻ ATM bị khóa có mở lại được không?

Câu trả lời là Có! Quý khách hoàn toàn có thể sử dụng lại thẻ ATM đã bị khóa bằng việc tiến hành mở lại thẻ theo các cách thức sau đây:

– Cách 1: Quý khách mang theo thẻ và giấy tờ tùy thân đến trực tiếp phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng đang khóa thẻ và yêu cầu nhân viên hỗ trợ mở lại thẻ

– Cách 2: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp ngân hàng thì quý khách có thể gọi điện lên tổng đài nhờ tổng đài viên hỗ trợ cho quý khách kích hoạt lại thẻ 

– Cách 3: Gửi SMS hoặc dùng InterBanking theo sự hướng dẫn của phía ngân hàng trên các trang web chính thống của ngân hàng 

 

4. Một số câu hỏi vướng mắc thường gặp

4.1. Thẻ ATM bị khóa có rút được tiền không?

Đây là thắc mắc phổ biến của đại đa số người dùng khi bị khóa thẻ và hết sức lo lắng số tiền của mình trong ngân hàng khi thẻ bị khóa. Tuy nhiên quý khách cần phải nắm rõ rằng, thẻ ATM và tài khoản ngân hàng là hai khái niệm khác nhau. Thẻ ATM chỉ là phương tiện giúp quý khách tiến hành các giao dịch không dùng tiền mặt thuận tiện hơn. Còn tài khoản ngân hàng của quý khách vẫn chưa bị khóa nếu quý khách không có yêu cầu khóa tài khoản hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về ngân hàng. Do vậy việc quý khách tiến hành các giao dịch chuyển tiền hay nhận tiền trực tiếp tại ngân hàng hoặc trên SmartBanking. Còn việc rút tiền hoặc thực hiện các giao dịch khác ở cây ATM hay máy POS là không thể 

 

4.2. Có mất phí mở lại thẻ đã bị khóa không?

Hiện nay việc mở lại các thẻ ngân hàng bị khóa là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên với một số ngân hàng như Techcombank hay Vietinbank yêu cầu phải có số dư tối thiểu để duy trì tài khoản thì quý khách phải nộp thêm

Và với trường hợp thẻ bị mất hoặc thẻ hết hạn cần cấp lại thẻ mới thì mức phí phải trả sẽ từ 50.000 VND

 

4.3. Làm sao để biết thẻ ATM bị khóa?

Thông thường khi thẻ ATM của quý khách đang sử dụng mà bị khóa thì quý khách sẽ nhận được thông báo về việc khóa thẻ từ phía ngân hàng. Hoặc quý khách có thể đến trực tiếp các cây ATM hoặc máy POS để kiểm tra, cũng có thể đến trực tiếp ngân hàng để nhờ nhân viên hỗ trợ kiểm tra. Hoặc đơn giản nhất là quý khách gọi điện đến tổng tài của ngân hàng để nhờ nhân viên tra cứu trên hệ thống kiểm tra giúp quý khách. 

Như vậy, để tránh bị khóa thẻ thì quý khách cần phải nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến việc thẻ bị khóa để tránh việc bị khóa thẻ ảnh hưởng đến các giao dịch khi sử dụng thẻ ngân hàng của quý khách. Việc mở lại thẻ cũng khá đơn giản với những thẻ ghi nợ, thẻ nội địa còn với những thẻ quốc tế thì thủ tục thường rườm rà hơn. Vậy nên quý khách hãy hết sức lưu ý những vấn đề mà Luật LVN Group phân tích trên đây để hạn chế tối đa sự bất tiện cho bản thân mình.

 

4.4. Có thể nhờ người thân mở hộ thẻ ATM đã bị khóa không? 

Câu trả lời là Không thể! Bởi hiện nay quy định mở thẻ ngân hàng quy định rất nghiêm ngặt về chứng minh các giấy tờ tùy thân, xác nhận thông tin cá nhân chính chủ. Đa số các ngân hàng sẽ có sự xác nhận, nhận dạng khuôn mặt người cần mở thẻ với hồ sơ cá nhân cung cấp. Bên cạnh đó việc mở thẻ cần có chữ ký của khách hàng để ngân hàng lưu giữ và đối chiếu về sau nên khi quý khách mở lại thẻ đã bị khóa cũng sẽ được yêu cầu ký thử để xác nhận chữ ký lúc mở thẻ lần đầu có khớp với nhau hay không. Và việc không cho người khác mở thẻ hộ chính chủ cũng giúp tránh việc các kẻ xấu lợi dụng sơ hở để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

Mặc dù việc mở thẻ hộ không được chấp nhận tuy nhiên việc lấy thẻ hộ thì có thể. Quý khách hoàn toàn có thể nhờ người khác lấy thẻ hộ mình bằng cách làm giấy ủy quyền cho người đó về việc nhận thẻ ATM hộ quý khách. Giấy ủy quyền có thể đến trực tiếp ngân hàng làm hoặc làm theo mẫu nhưng phải đến ủy ban nhân dân xã, phường để công chứng, chứng thực vào giấy ủy quyền. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về Thẻ ATM bị khóa khi nào? Cách mở lại tài khoản ATM bị khóa? mà Công ty Luật LVN Group muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đưa ra ở trên sẽ giúp ích cho quý khách trong suốt quá trình sử dụng thẻ ATM của mình. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!