Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.

Như vậy, So với Bộ luật Lao động năm 2012 thì đây là quy định hoàn toàn mới tại Bộ luật Lao động năm 2019. Việc quy định rõ về phân biệt đối xử trong lao động nhằm bảo đảm có cơ sở pháp lý rõ ràng xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi phân biệt đối xử trong lao động (nếu có); từ đó, bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho người lao động.