Thỏa ước lao động tập thể là được ký kết bằng văn bản trên cơ sở đàm phán, thương lượng là cơ sở để đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động.

 

1. Khái niệm thảo ước lao động

Theo quy định tại điều 75 Bộ luật lao động 2019 thì thỏa ước lao động tập thể được hiểu như sau:

Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

Thỏa thuận lao động được chia ra thành các loại, bao gồm:

– Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;

– Thỏa ước lao động tập thể nghành;

– Thỏa ước lao động tập thể có nhiểu doanh nghiệp;

– Thỏa ước lao động tập thê khác.

 

2. Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể

– Đối với thảo ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết dự thảo thảo ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.

– Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên lãnh đạo của các tổ chức đại diện lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng só người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.

– Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50 % số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doqanh nghiệp.

– Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bới đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

– Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi chủ tịch hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

– Trường hợp thỏa ước lao động có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua hội đồng thương lượng tập thể được ký kết bởi chủ tịch Hội đồng thương lương tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

– Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.

CSPL: Điều 76 Bộ luật lao động 2019

 

3. Điều kiện có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể

Chủ thể thương lương, ký kết

Theo khoản 4 điều 76 Bộ luật lao động 2019 thì thỏa thuận lao động tập thể được ký kết bởi các bên thương lượng. Khi tham gia thương lượng sẽ bao gồm tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là : Công đoàn cấp cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp với người đại diện của người sử dụng lao động theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động và được đại diện các bên ký kết.

Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua  Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lương.

Nội dung của thỏa ước lao động tập thể

Theo quy định tại điều 75 Bộ luật lao động 2019 thì Thỏa ước lao động là thỏa thuận được ký bằng văn bản qua thương lượng tập thể. Nội dung của thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định pháp luật, khuyến khích có lợi hơn cho người lao động.

Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể nội dung thỏa ước lao động gồm những gì, mà chỉ quy định nội dung không được trái với quy định pháp luật, khuyến khích có lợi cho người lao động. Do đó khi thương lượng công đoàn cơ sở sẽ đề xuất những nội dung phù hợp dựa vào tổ chức, đặc điểm, ngành nghề sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Căn cứ theo Bộ luật lao động 2019 nội dung có thể chia thành các nhóm sau:

– Nhóm thứ nhất bao gồm các nội dung phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Ví dụ như: Quy định thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần theo khoản 1 điều 105 BLLĐ 2019 thì thỏa ước lao động phải cụ thể được thời gian bắt đầu và kết thúc làm việc hằng ngày của từng chức danh, nghề nghiệp công việc như thê nào cho phù hợp nhưng vẫn đảm bảo 8 giờ làm việc trong 01 ngày.

– Nhóm thứ hai, bao gồm các nội dung có lợi hơn so với quy định của pháp luật. 

Ví dụ: Thỏa ước lao động quy định đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm làm việc không quá 7 giờ trong 01 ngày.

– Nhóm thứ ba: Bao gồm các nội dung có lợi cho người lao động mà pháp luật không quy định.

Ví dụ: BLLĐ 2019 không còn quy định việc người lao động lý do thôi việc, mất việc làm mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết dố ngày nghỉ hàng năm thì được sử dụng lao động thanh toàn bằng tiền những ngày chưa nghỉ, tuy nhiên Thỏa ước lao động có thể quy định cụ thể thanh toán tiền không nghỉ hằng năm cho người lao động.

 

4. Thời hạn của thỏa ước lao động

Theo quy định tại điều 78 bộ luật lao động 2019 thì thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Các bên thỏa thuận sẽ thỏa thuận cụ thể và ghi trong thảo ước lao động tập thể và có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.

Điều 78. Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể

1. Ngày có hiệu lực thỏa ước lao động tập thể do các bên thảo thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp cấc bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa thuận lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.

Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.

2. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của daonh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu ;ực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của doanh nghiệp tham gia thảo ước lao động tập thể.

3. Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận ghi trong thỏa ước lao động tập thể. các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thoa ước lao động tập thể.

 

5. Các trường hợp thỏa ước lao động tập thể vô hiệu

Thỏa ước lao động vô hiệu từng phần:

Theo quy định tại khoản 1 điều 86 Bộ luật lao động 2019 thỏa ước lao động vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung thỏa ước vi phạm pháp luật.

Thỏa ước lao động vô hiệu toàn phần:

Theo quy định tại khoản 1 điều 86 Bộ luật lao động 2019 có 3 trường hợp thỏa ước lao động vô hiệu toàn phần:

– Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;

– Người ký kết không đúng thẩm quyền;

– Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Các quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể phải được quy định tại điều 70, 71, 73, 73, 76 Bộ luật lao động 2019. Các vi phạm về cách thức thực hiện, vi phạm về thủ tục thực hiện hoặc khi thực hiện lấy lại ý kiến của người lao động ( hoặc thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở).

Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật LVN Group muốn cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng gọi tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến hotline 1900.0191 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!