1. Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa

Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu được điều chỉnh bởi hai điều ước, đó là Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, có hiệu lực từ năm 1891 và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid, có hiệu lực từ ngày 1/12/1995, và hoạt động từ 1/4/1996. Quy chế chung thi hành Thoả ước và Nghị định thư cũng có hiệu lực từ ngày 1/4/1996. Hệ thống này được quản lý bởi Văn phòng quốc tế của WIPO – Cơ quan lưu giữ Đăng bạ quốc tế và xuất bản Công báo của WIPO về Nhãn hiệu quốc tế.
Tính đến ngày 18.01.2002, có 52 nước tham gia Thoả ước Madrid và 55 nước tham gia Nghị định thư Madrid:

Các nước thành viên Thoả ước Madrid: Anbani, Angêri, Acmenia, Áo, Azecbaijan, Belarut, Bỉ, Butan, Bosnia và Hezegovina, Bungari, Trung quốc, Croatia, Cuba, Séc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ai cập, Pháp, Đức, Hungary, Italy, Kazakhtan, Kenya, Kyrgikistan, Latvia, Lesotho, Liberia, Liechtenstein, Luxambua, Monaco, Mông Cổ, Maroc, Mozambic, Hà Lan, Balan, Bồ đào nha, Mondova, Rumani, Nga, San Marino, Siera Leon, Slovakia, Slovenia, Tây ban nha, Sudan, Soazilan, Thuỵ Sĩ , Tatjikistan, Nam Tư cũ, Ucraina, Uzbeckistan, Việtnam, Nam Tư.

Các nước thành viên Nghị định thư Madrid: Antigua và Barbura, Armenia, Áo, Úc, Belarut, Bỉ, Butan, Bungari, Trung quốc, Cuba, Séc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đan mạch, Estonia, Phần Lan, Grudia, Pháp, Đức, Hy lạp, Hungary, Ai-xơlen, Ailen, Italy, Nhật bản, Kenya, Latvia, Lesotho, Liechtenstein, Litva, Luxambua, Monaco, Mông Cổ, Maroc, Mozambic, Hà lan, Nauy, Balan, Bồ Đào Nha, Mondova, Rumani, Nga, Siera Leon, Singapore, Slovakia, Slovenia, Tây ban nha, Soazilan, Thuỵ điển, Thuỵ Sĩ , Thỗ Nhĩ Kỳ, Tuocmenistan, Ucraina, Anh quốc, Nam Tư, Zambia.

Lý do dẫn đến việc ký kết Nghị định thư sau khi đã có Thoả ước Madrid năm 1891 (được sửa đổi lần cuối cùng năm 1967) là trong Liên minh Madrid không có một số nước lớn trong lĩnh vực nhãn hiệu hàng hoá – chẳng hạn như Nhật Bản, Anh Quốc và Hoa Kỳ. Mục đích của Nghị định thư là làm cho hệ thống Madrid có thể được nhiều nước hơn chấp nhận. Nghị định thư khác với Thoả ước Madrid ở chỗ có những khả năng lựa chọn như: sự lựa chọn dành cho người nộp đơn, cho phép các đăng ký quốc tế được dựa trên các đơn quốc gia, chứ không chỉ dựa trên đăng ký quốc gia; thời hạn 18 tháng thay cho thời hạn một năm dành cho các Bên tham gia để từ chối bảo hộ, với khả năng có được thời gian dài hơn trong trường hợp từ chối dựa trên đơn phản đối; khả năng dành cho Cơ quan của một Bên tham gia được chỉ định được nhận, thay vì một phần được chia trong thu nhập từ các khoản lệ phí cơ bản, một khoản “lệ phí riêng” ở mức không được cao hơn mức lệ phí mà Cơ quan đó quy định đối với đơn đăng ký hoặc gia hạn quốc gia hoặc khu vực sau khi đã trừ đi các khoản thu được từ thủ tục quốc tế; chuyển đổi một đăng ký quốc tế không còn được bảo hộ vì nhãn hiệu cơ sở bị mất hiệu lực tại nước xuất xứ thành các đơn quốc gia hoặc khu vực tại một số hoặc tất cả các Bên tham gia được chỉ định, với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên (nếu có) của đăng ký quốc tế đó; khả năng tham gia Nghị định thư không chỉ dành cho các Nước mà dành cho cả các Tổ chức liên chính phủ có Cơ quan đăng ký nhãn hiệu với hiệu lực trong lãnh thổ của tổ chức đó.

Hoạt động của Hệ thống đăng ký quốc tế

Nộp đơn đăng ký quốc tế

Đơn đăng ký quốc tế (“đơn quốc tế”) chỉ có thể được nộp bởi một thể nhân hoặc một pháp nhân có cơ sở kinh doanh hoặc cư trú tại hoặc là công dân của một nước tham gia Thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid, hoặc thể nhân hay pháp nhân có cơ sở kinh doanh tại hoặc cư trú tại lãnh thổ của một tổ chức liên chính phủ là thành viên của Nghị định thư hoặc là công dân của một Nước thành viên của tổ chức đó.

Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế không thể được sử dụng bởi một thể nhân hoặc pháp nhân không có mối liên hệ cần thiết với một thành viên của Liên minh Madrid, thông qua cơ sở kinh doanh, nơi cư trú, quốc tịch, cũng không thể được sử dụng để bảo hộ một nhãn hiệu hàng hoá ngoài Liên minh Madrid.

Một nhãn hiệu có thể là đối tượng của một đăng ký quốc tế chỉ khi nhãn hiệu đó đã được đăng ký (hoặc đã được nộp đơn đăng ký, nếu đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư) tại Cơ quan xuất xứ. Trong trường hợp đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thoả ước hoặc chịu sự điều chỉnh của cả Thoả ước và Nghị định thư, Cơ quan xuất xứ là Cơ quan Nhãn hiệu của Bên tham gia nơi người nộp đơn có cơ sở kinh doanh; nếu người nộp đơn không có cơ sở kinh doanh tại một Nước, Cơ quan xuất xứ là Cơ quan của Bên tham gia nơi người nộp đơn cư trú; nếu người nộp đơn không cư trú tại một Nước thì Cơ quan xuất xứ là Cơ quan của Bên tham gia mà người nộp đơn là công dân. Trong trường hợp đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư, những hạn chế về sự lựa chọn Cơ quan xuất xứ này sẽ không áp dụng; Cơ quan xuất xứ có thể là Cơ quan của bất kỳ Bên tham gia nào mà một pháp nhân hoặc thể nhân đáp ứng một hoặc một số tiêu chuẩn nêu trên.

Một đơn quốc tế phải chỉ định một hoặc nhiều Bên tham gia (trừ Bên tham gia mà Cơ quan của Bên đó là Cơ quan xuất xứ) nơi nhãn hiệu cần được bảo hộ. Các Bên tham gia khác có thể được chỉ định sau. Một Bên tham gia chỉ có thể được chỉ định khi Bên tham gia đó và Bên tham gia có cơ quan là Cơ quan xuất xứ đều tham gia cùng một điều ước, tức là Thoả ước hoặc Nghị định thư.

Việc chỉ định một Bên tham gia nhất định được thực hiện theo điều ước ràng buộc cả Bên tham gia đó và Bên tham gia có Cơ quan là Cơ quan xuất xứ. Nếu cả hai Bên tham gia đều là thành viên của cả Thoả ước và Nghị định thư, Thoả ước sẽ là điều ước điều chỉnh việc chỉ định đó; điều này được thực hiện theo quy định gọi là điều khoản “bảo vệ” (Điều 9sexies) của Nghị định thư. Do đó, có ba loại đơn quốc tế: đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thoả ước, có nghĩa là mọi sự chỉ định đều được thực hiện theo Thoả ước; đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư, có nghĩa là mọi chỉ định đều được thực hiện theo Nghị định thư; đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của cả Thoả ước và Nghị định thư, có nghĩa là một số chỉ định được thực hiện theo Thoả ước và một số chỉ định được thực hiện theo Nghị định thư.

Đơn quốc tế phải được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan xuất xứ. Đơn phải có, trong số những nội dung khác, một mẫu nhãn hiệu (phải trùng với nhãn hiệu trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở) và danh mục những hàng hoá và dịch vụ cần được bảo hộ, được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Bảng phân loại Nice). Nếu đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thoả ước, đơn phải được làm bằng tiếng Pháp; nếu đơn chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư hoặc chịu sự điều chỉnh của cả Thoả ước và Nghị định thư, đơn có thể được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, dù cho Cơ quan xuất xứ có thể hạn chế sự lựa chọn của người nộp đơn đối với một trong hai ngôn ngữ này.

Đơn quốc tế có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều 4 của Công ước Paris, trên cơ sở đơn nộp cho Cơ quan xuất xứ hoặc cũng có thể trên cơ sở đơn nộp trước đó cho một Cơ quan khác, không nhất thiết phải là Cơ quan của một bên tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư.

Đơn quốc tế phải chịu những khoản phí sau: phí cơ bản; phí bổ sung đối với mỗi Bên tham gia được chỉ định trong trường hợp không phải nộp lệ phí riêng; phí riêng đối với Bên tham gia nào được chỉ định theo Nghị định thư và đã tuyên bố rằng mình muốn nhận được một khoản phí riêng (mức phí riêng được xác định bởi các Bên tham gia tương ứng và được công bố trong Công báo); phụ phí đối với mỗi nhóm hàng hoá và dịch vụ vượt quá 3 nhóm; tuy nhiên, sẽ không phải nộp phụ phí nếu tất cả các chỉ định thuộc loại phải nộp phí riêng.

Những khoản phí này có thể được nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế hoặc, nếu Cơ quan xuất xứ chấp nhận thu và chuyển các khoản phí đó thì nộp thông qua Cơ quan đó. Các khoản phí riêng dành cho những Bên tham gia nào sẽ được Văn phòng quốc tế chuyển cho các Bên tham gia đó; còn các khoản phụ phí và phí bổ sung được phân chia cho các Bên tham gia không nhận các khoản phí riêng theo tỷ lệ số lần chỉ định đối với Bên tham gia đó.

Cơ quan xuất xứ phải xác nhận rằng nhãn hiệu trong đơn quốc tế chính là nhãn hiệu trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở, rằng bất cứ thông tin nào chẳng hạn phần mô tả nhãn hiệu hoặc yêu cầu bảo hộ mầu sắc như đặc điểm phân biệt của nhãn hiệu đều trùng với những thông tin đó trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở, và rằng hàng hoá và dịch vụ nêu trong đơn quốc tế đều thuộc danh mục hàng hoá và dịch vụ trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở. Cơ quan xuất xứ cũng phải xác nhận ngày nhận được yêu cầu nộp đơn quốc tế; với điều kiện Văn phòng quốc tế nhận được đơn trong vòng 2 tháng kể từ ngày đó (và với điều kiện có đầy đủ các thông tin và tài liệu thiết yếu), ngày đó sẽ là ngày đăng ký quốc tế.

Văn phòng quốc tế sẽ kiểm tra xem đơn có hay không đáp ứng các yêu cầu của Thoả ước hay Nghị định thư và Quy chế chung, bao gồm cả các yêu cầu về chỉ dẫn hàng hoá và dịch vụ và phân loại hàng hoá và dịch vụ, và kiểm tra xem lệ phí theo quy định đã được nộp hay chưa. Cơ quan xuất xứ và người nộp đơn được thông báo về bất cứ sai sót nào và những sai sót đó phải được sửa chữa trong vòng 3 tháng, nếu không đơn sẽ bị coi là được rút bỏ. Nếu đơn quốc tế đáp ứng các yêu cầu quy định, nhãn hiệu được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế và được công bố trên Công báo. Sau đó, Văn phòng quốc tế sẽ thông báo cho từng Bên tham gia được yêu cầu bảo hộ.

Đăng ký quốc tế có hiệu lực trong 10 năm. Đăng ký quốc tế có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm với điều kiện phải nộp phí theo quy định.

Hiệu lực của Đăng ký quốc tế

Kể từ ngày đăng ký quốc tế, việc bảo hộ nhãn hiệu tại mỗi nước của các Bên tham gia được chỉ định sẽ y như thể nhãn hiệu đó là đối tượng của một đơn đăng ký nộp trực tiếp cho Cơ quan của Bên tham gia đó. Nếu không có thông báo từ chối gửi cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn quy định, việc bảo hộ nhãn hiệu tại mỗi Bên tham gia được chỉ định sẽ y như thể nhãn hiệu đó được đăng ký bởi Cơ quan của Bên tham gia đó.

Hiệu lực của đăng ký quốc tế có thể được mở rộng tới một Bên tham gia không được chỉ định trong đơn quốc tế bằng cách nộp đơn chỉ định sau (sau thời điểm nộp đơn quốc tế). Các nguyên tắc xác định việc chỉ định như vậy có được phép hay không, và chỉ định đó được điều chỉnh bởi Thoả ước hay Nghị định thư được quy định tại điểm 6 và 7 trên đây. Việc chỉ định sau có thể được thực hiện đối với Bên tham gia mới tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư sau thời điểm nộp đơn quốc tế.

Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa

Luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ:1900.0191

Từ chối bảo hộ

Mỗi Bên tham gia được chỉ định có quyền từ chối bảo hộ. Bất cứ sự từ chối nào đều phải được Cơ quan của Bên tham gia liên quan thông báo cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn quy định tại Thoả ước hoặc Nghị định thư. Việc từ chối được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế và được công bố trên Công báo và một bản sao được gửi cho chủ sở hữu đăng ký quốc tế. Bất cứ thủ tục nào sau đó, như xem xét lại hoặc khiếu nại, được tiến hành trực tiếp giữa chủ sở hữu và Cơ quan của Bên tham gia liên quan, còn Văn phòng quốc tế sẽ không liên quan đến các thủ tục đó. Tuy nhiên, Bên tham gia liên quan phải thông báo cho Văn phòng quốc tế quyết định cuối cùng về việc xem xét lại hoặc khiếu nại đó. Quyết định này cũng được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế và được công bố trên Công báo.

Thời hạn dành cho mỗi Bên tham gia để thông báo từ chối thông thường là 12 tháng. Tuy nhiên, theo Nghị định thư, mỗi Bên tham gia có thể tuyên bố rằng thời hạn này là 18 tháng hoặc dài hơn trong trường hợp từ chối dựa trên cơ sở phản đối.

Sự phụ thuộc vào Nhãn hiệu cơ sở

Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký, đăng ký quốc tế bị phụ thuộc vào nhãn hiệu được đăng ký hoặc được nộp đơn tại Cơ quan xuất xứ. Nếu đăng ký cơ sở bị mất hiệu lực, bất kể do bị huỷ bỏ theo quyết định của Cơ quan xuất xứ hay toà án hay do sự từ bỏ tự nguyện hoặc do việc không gia hạn, trong thời hạn 5 năm đó, đăng ký quốc tế sẽ bị đình chỉ. Tương tự, đối với đăng ký quốc tế dựa trên cơ sở đơn nộp tại Cơ quan xuất xứ, đăng ký đó sẽ bị đình chỉ trong trường hợp đơn đó bị từ chối hoặc rút bỏ trong thời hạn 5 năm, hoặc trong trường hợp và trong phạm vi đăng ký cấp theo đơn đó bị mất hiệu lực trong thời hạn đó. Cơ quan xuất xứ phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về các sự kiện và quyết định liên quan đến việc đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực hoặc từ chối đơn và, nếu phù hợp phải yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ (trong phạm vi thích hợp) đăng ký quốc tế. Việc đình chỉ/hủy bỏ hiệu lực như vậy được công bố trên Công báo và được thông báo cho các Bên tham gia được chỉ định.

Sau khi kết thúc thời hạn 5 năm, đăng ký quốc tế sẽ trở thành độc lập với đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở.

Thay đổi và Đình chỉ/Huỷ bỏ đăng ký quốc tế

Sự thay đổi về tên hoặc địa chỉ của chủ sở hữu có thể được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế theo yêu cầu. Tương tự, sự thay đổi về quyền sở hữu đối với một đăng ký quốc tế có thể được ghi nhận đối với tất cả hoặc một số hàng hoá và dịch vụ và đối với tất cả hoặc một số Bên tham gia được chỉ định. Tuy nhiên, một người có thể được ghi nhận là chủ sở hữu của một đăng ký quốc tế đối với một Bên tham gia nhất định chỉ khi người đó được phép (do có cơ sở kinh doanh, nơi cư trú hoặc quốc tịch như nêu tại điểm 3 và 4 trên đây) chỉ định Bên tham gia đó trong đơn quốc tế.

Những thông tin sau đây cũng có thể được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế:

– việc giới hạn danh mục hàng hoá và dịch vụ đối với tất cả hoặc một số Bên tham gia được chỉ định; việc từ bỏ đăng ký đối với một số Bên tham gia được chỉ định đối với tất cả các hàng hoá và dịch vụ; việc đình chỉ/huỷ bỏ đăng ký quốc tế đối với tất cả các Bên tham gia được chỉ định đối với tất cả hoặc một số hàng hoá và dịch vụ.

Những thay đổi và đình chỉ/huỷ bỏ như vậy được công bố trên Công báo và được thông báo cho các Bên tham gia được chỉ định khác.

Không được thay đổi nhãn hiệu là đối tượng của đăng ký quốc tế khi gia hạn cũng như tại bất kỳ thời điểm nào khác. Danh mục hàng hoá và dịch vụ cũng không được thay đổi nếu việc thay đối dẫn đến việc mở rộng phạm vi bảo hộ.

Tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư

Bất cứ Nước nào là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp đều có thể tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư hoặc cả hai điều ước đó. Ngoài ra, một tổ chức liên chính phủ cũng có thể tham gia Nghị định thư (nhưng không thể tham gia Thoả ước) nếu những điều kiện sau đây được đáp ứng: ít nhất một trong những Nước thành viên của tổ chức đó là thành viên của Công ước Paris và tổ chức đó có một cơ quan khu vực có chức năng đăng ký nhãn hiệu với hiệu lực trong lãnh thổ của tổ chức đó.

Những Nước tham gia Thoả ước và/hoặc Nghị định thư và các tổ chức tham gia Nghị định thư được gọi chung là các Bên tham gia.

Mỗi thành viên của Liên minh Madrid là một thành viên của Hội đồng của Liên minh đó. Một trong số những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội đồng là thông qua chương trình và ngân sách của Liên minh và thông qua và sửa đổi Quy chế thi hành, bao gồm cả việc ấn định các khoản phí liên quan đến việc sử dụng Hệ thống Madrid.

Ưu điểm của hệ thống

29. Đăng ký quốc tế có một số lợi thế đối với chủ nhãn hiệu. Sau khi đăng ký nhãn hiệu, hoặc nộp đơn đăng ký với Cơ quan xuất xứ, chủ nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn, bằng một ngôn ngữ, cho một Cơ quan và chỉ phải nộp các khoản lệ phí cho một cơ quan; thủ tục này thay thế cho việc phải nộp đơn riêng biệt cho từng Cơ quan nhãn hiệu của các Bên tham gia khác nhau bằng những ngôn ngữ khác nhau, và phải trả các khoản phí riêng biệt cho từng Cơ quan. Khi gia hạn hoặc sửa đổi đăng ký cũng được hưởng những lợi ích tương tự.

30. Đăng ký quốc tế cũng có lợi cho các Cơ quan nhãn hiệu. Ví dụ, các Cơ quan nhãn hiệu không cần xem xét việc tuân thủ các yêu cầu về mặt hình thức của đơn hoặc không cần phân loại hàng hoá và dịch vụ hoặc công bố nhãn hiệu. Như đã trình bày ở trên, các khoản phí riêng biệt và các khoản phí chỉ định khác được thu bởi Văn phòng quốc tế được chuyển cho các Bên tham gia được yêu cầu bảo hộ. Hơn nữa, các Bên tham gia sẽ được chia lãi (nếu có) thu được từ dịch vụ đăng ký quốc tế sau mỗi khoá tài chính 2 năm.

Danh mục các điều

Điều 1 Thành lập Liên hiệp đặc biệt, nộp đơn đăng ký tại Văn phòng quốc tế, Xác định nước xuất xứ

Điều 2 áp dụng Điều 3 của Công ước Pari ” đối xử với một số người như là công dân của nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt”

Điều 3 Nội dung của đơn đăng ký quốc tế

Điều 3bis “Sự hạn chế về lãnh thổ”

Điều 3ter Đề nghị “được bảo hộ”

Điều 4 Hiệu lực của việc đăng ký quốc tế

Điều 4bis Nhãn hiệu đăng ký quốc tế thay thế nhãn hiệu quốc gia đăng ký trước

Điều 5 Từ chối bởi Cơ quan quốc gia

Điều 5bis Tài liệu chứng minh về việc sử dụng hợp pháp một số dấu hiệu cụ thể của nhãn hiệu

Điều 5ter Bản sao bản đăng bạ quốc tế.Tra cứu trước.Trích đoạn của đăng bạ quốc tế .

Điều 6 Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký quốc tế. Tính độc lập của đăng ký quốc tế. Kết thúc việc bảo hộ tại nước xuất xứ .

Điều 7 Gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế

Điều 8 Phí quốc gia, phí quốc tế. Phân chia số thu ,Phụ phí, và Phí bổ sung

Điều 9 Thay đổi trong đăng bạ quốc gia ảnh hưởng đến đăng ký quốc tế. Giảm danh mục hàng hoá, dịch vụ ghi trong đăng ký quốc tế. Bổ sung vào danh mục đó. Thay thế trong danh mục

Điều 9 bis Chuyển giao nhãn hiệu quốc tế, kế thừa thay đổi tại nước của chủ sở hữu

Điều 9 ter Chuyển giao nhãn hiệu đăng ký quốc tế đối với một phần hàng hoá, dịch vụ hoặc tại một số nước thành viên cụ thể

Điều 9 quarter Cơ quan chung cho một số nước thành viên. Yêu cầu của một số nước thành viên đề nghị được đối xử như một nước thống nhất

Điều 10 Hội đồng của Liên hiệp đặc biệt

Điều 11 Văn phòng quốc tế

Điều 12 Tài chính

Điều 13 Thay đổi từ Điều 10 đến 13

Điều 14 Phê chuẩn và tán thành.Có hiệu lực.Tán thành các văn bản trước đó. áp dụng Điều 24 của Công ước Pari

Điều 15 Bãi bỏ

Điều 16 áp dụng các văn bản sớm hơn

Điều 17 Chữ ký, Ngôn ngữ, Nhiệm vụ lưu giữ

Điều 18 Điều khoản chuyển tiếp.

Điều 1

Thành lập Liên hiệp đặc biệt, nộp đơn đăng ký tại Văn phòng quốc tế,

Xác định nước xuất xứ

1) Các nước mà Thoả ước này áp dụng thành lập Liên hiệp đặc biệt về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá.

2) Công dân của tất cả các nước thành viên có thể đạt được sự bảo hộ tại các nước khác cho nhãn hiệu của mình đối với các hàng hoá và dịch vụ, đã được đăng ký tại nước xuất xứ , bằng việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đó tại Văn phòng quốc tế về Sở hữu trí tuệ ( sau đây gọi tắt là ” Văn phòng quốc tế “) được quy định tại Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (sau đây gọi là ” Tổ chức”) thông qua sự trung gian của Cơ quan tại nước xuất xứ.

3) Nước được coi là nước xuất xứ là nước thành viên Liên hiệp đặc biệt mà người nộp đơn có cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực thụ và nghiêm túc , hoặc nếu không có các cơ sở đó trong phạm vi Liên hiệp đặc biệt thì nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt mà người nộp đơn có chỗ ở cố định , hoặc nếu không có chỗ ở cố định trong phạm vi Liên hiệp đặc biệt mà là công dân của một nước thành viên của Liên hiệp, thì nước thành viên mà người nộp đơn là công dân .

Điều 2

áp dụng Điều 3 của Công ước Pari “đối xử với một số người như là công dân của nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt”.

Công dân của các nước không tham gia Liên hiệp đặc biệt , mà thoả mãn các quy định tại Điều 3 của Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên lãnh thổ của Liên hiệp đặc biệt được thành lập theo Thoả ước này, thì được hưởng sự đối xử như là công dân của nước là thành viên.

Điều 3.

Nội dung của đơn đăng ký quốc tế

1) Tất cả các đơn đăng ký quốc tế đều phải trình bày theo hình thức đã được đề ra trong Quy định; Cơ quan tại nước xuất xứ phải chứng nhận rằng các chi tiết trong đơn đăng ký đó tương ứng với các chi tiết ghi trong đăng bạ quốc gia, và phải thông báo ngày nộp đơn, ngày đăng ký cũng như số đơn, số đăng ký và cả ngày nộp đơn đăng ký quốc tế.

2) Người nộp đơn phải chỉ ra hàng hoá hoặc dịch vụ mà theo đó nhãn hiệu được yêu cầu bảo hộ, và nếu có thể, thì cả nhóm hàng hoá hoặc các nhóm hàng hoá tương ứng theo phân loại hàng hoá được thiết lập theo Thoả ước Nice về phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu. Nếu người nộp đơn không thực hiện việc chỉ dẫn phân loại này thì Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc phân loại hàng hoá theo các nhóm sản phẩm tương ứng với phân loại hàng hoá nêu trong phân loại nêu trên. Việc chỉ dẫn các nhóm hàng hoá của người nộp đơn sẽ được Văn phòng quốc tế kiểm tra, Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc kiểm tra trong sự phối hợp với Cơ quan quốc gia. Trong trường hợp có sự bất đồng ý kiến giữa Văn phòng quốc tế và Cơ quan quốc gia, thì quan điểm của Văn phòng này sẽ được ưu tiên.

3) Nếu người nộp đơn đề nghị mầu sắc như là dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu, thì người đó phải:

1. Trình bày về điều đó, và nộp cùng với đơn đăng ký thông báo chỉ rõ màu hoặc tập hợp màu có yêu cầu;

2. Gửi kèm đơn đăng ký mẫu có mầu sắc của nhãn hiệu đó, mẫu này sẽ được gắn với thông báo do Văn phòng quốc tế thực hiện. Số lượng mẫu nhãn hiệu được ấn định bởi Quy định.

4) Văn phòng quốc tế sẽ đăng ký ngay những nhãn hiệu nộp theo Điều 1. Ngày đăng ký sẽ là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế tại nước xuất xứ, nếu đơn đăng ký được Văn phòng quốc tế nhận được trong vòng hai tháng kể từ ngày đó. Nếu Văn phòng quốc tế không nhận được đơn đăng ký trong thời hạn trên, thì Văn phòng sẽ đăng ký theo ngày nhận được đơn đó. Văn phòng quốc tế sẽ thông báo không chậm trễ cho Cơ quan có liên quan.Nhãn hiệu được đăng ký sẽ được công bố trên tạp chí thường kỳ do Văn phòng quốc tế phát hành, dựa vào những chi tiết trong đơn đăng ký. Trong trường hợp nhãn hiệu có chứa các yếu tố hình hoặc các chữ có dạng đặc biệt thì quy định sẽ xác định khả năng phải nộp các bản in của người nộp đơn.

5) Nhằm mục đích công bố các nhãn hiệu đã được đăng ký cho các nước thành viên, tất cả các Cơ quan sẽ nhận được một số bản tạp chí không mất tiền và một số bản tạp chí được giảm giá , tỷ lệ với số lượng đơn vị được quy định tại Điều 16(4) của Công ước Pari về Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp, theo những điều kiện trong quy định. Công bố này được coi là đầy đủ tại các nước thành viên và người nộp đơn không có quyền yêu cầu một hình thức công bố nào khác.

Điều 3 bis

“Sự hạn chế về lãnh thổ”

1) Tất cả các nước thành viên, vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể thông báo cho Tổng giám đốc Tổ chức ( sau đây gọi là ” Tổng giám đốc”) bằng văn bản về việc bảo hộ nảy sinh từ đăng ký quốc tế sẽ có hiệu lực tại lãnh thổ nước đó chỉ theo đề nghị được biểu thị của chủ nhãn hiệu.

2) Thông báo trên không có hiệu lực trong vòng sáu tháng sau ngày Tổng giám đốc thông báo về điều đó cho các nước thành viên.

Điều 3 ter

Đề nghị “được bảo hộ”

1) Mọi đề nghị được bảo hộ nảy sinh từ đăng ký quốc tế đối với nước đã dành cho mình quyền được quy định tại Điều 3 bis phải được đề cập riêng tại đơn đăng ký được quy định tại Điều 3(1).

2) Mọi đề nghị được bảo hộ được thực hiện tiếp theo việc đăng ký quốc tế phải được thực hiện thông qua Cơ quan của nước xuất xứ theo hình thức được quy định tại Quy chế. Văn phòng quốc tế sẽ đăng ký không chậm trễ việc mở rộng này và sẽ thông báo cho Cơ quan hoặc các Cơ quan của các nước có liên quan.Việc mở rông này cũng được công bố trên tạp chí thường kỳ do Văn phòng quốc tế phát hành.Việc mở rộng này có hiệu lực kể từ ngày được đăng ký trong đăng bạ quốc tế; việc mở rộng này sẽ mất hiệu lực nếu nhãn hiệu đăng ký quốc tế có liên quan hết hiệu lực.

Điều 4

Hiệu lực của việc đăng ký quốc tế

1) Kể từ ngày việc đăng ký quốc tế được thực hiện tại Văn phòng quốc tế theo các quy định tại Điều 3 và 3 ter, việc bảo hộ đối với nhãn hiệu tại tất cả các nước các nước có liên quan phải được thực hiện như đối với nhãn hiệu được nộp đơn trực tiếp.Việc chỉ dẫn nhóm của các sản phẩm và dịch vụ được quy định tại Điều 3 không hạn chế các nước thành viên trong việc xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu,

2) Tất cả các nhãn hiệu là đối tượng của việc đăng ký quốc tế đều được hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại Điều 4 Công ước Pari về Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp mà không bị yêu cầu phải tuân thủ theo hình thức quy định tại khoản D của Điều đó.

Điều 4 bis

Nhãn hiệu đăng ký quốc tế thay thế nhãn hiệu quốc gia đăng ký trước

1) Khi một nhãn hiệu đã được nộp đơn tại một hoặc nhiều nước thành viên lại được đăng ký bởi Văn phòng quốc tế cho cùng một người chủ hoặc người thừa kế hợp pháp của người đó , thì việc đăng ký quốc tế sẽ thay thế đăng ký quốc gia trước đó, mà không làm thiệt hại đến bất cứ quyền đã có được bởi việc đăng ký trước .

2) Cơ quan quốc gia , khi có yêu cầu, phải thực hiện việc ghi nhận vào sổ đăng bạ việc đăng ký quốc tế.

Điều 5

Từ chối bởi Cơ quan quốc gia

1) Tại nước mà luật pháp của nước đó cho phép, Cơ quan quốc gia khi được Văn phòng quốc tế thông báo về việc đăng ký nhãn hiệu hoặc về đề nghị được bảo hộ thực hiện theo quy định của Điều 3ter sẽ có quyền tuyên bố về việc từ chối bảo hộ các nhãn hiệu đó trên lãnh thổ của mình.Tất cả việc từ chối trên phải dựa trên các cơ sở được áp dụng trong trường hợp đăng ký quốc gia theo các quy định của Công ước Pari về Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp .Tuy vậy, việc bảo hộ không thể bị từ chối, thậm chí là từng phần , chỉ với lý do là luật quốc gia không cho phép trừ trường hợp có giới hạn số lượng nhóm sản phẩm hoặc giới hạn về số lượng hàng hoá, dịch vụ.

2) Cơ quan muốn thực hiện quyền trên phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về việc từ chối của họ có nêu rõ lý do, trong thời hạn được quy định bởi luật pháp nước đó và , muộn nhất là trước khi hết thời hạn một năm kể từ ngày đăng ký quốc tế của nhãn hiệu hoặc từ ngày có đề nghị được bảo hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 3ter.

3) Văn phòng quốc tế sẽ chuyển ngay một bản của quyết định từ chối vừa được thông báo, cho Cơ quan của nước xuất xứ và chủ sở hữu của nhãn hiệu , hoặc cho người đại diện của chủ nhãn hiệu nếu người đại diện được Cơ quan đó thông báo cho Văn phòng quốc tế. Những người có liên quan cũng có cùng quyền lợi giống như trường hợp nhãn hiệu được họ nộp đơn trực tiếp vào nước đã có quyết định từ chối.

4) Lý do từ chối sẽ được Văn phòng quốc tế thông báo cho bất cứ người nào quan tâm nếu họ có yêu cầu.

5) Cơ quan mà không thông báo cho Văn phòng quốc tế về quyết định từ chối tạm thời hoặc cuối cùng về việc đăng ký nhãn hiệu hoặc đề nghị được bảo hộ trong thời hạn tối đa là một năm nêu trên thì sẽ mất quyền được quy định tại khoản 1 của Điều này đối với nhãn hiệu có liên quan.

6) Cơ quan có thẩm quyền không được tuyên bố huỷ bỏ hiệu lực của nhãn hiệu quốc tế mà không cho phép chủ nhãn hiệu có điều kiện để bảo vệ quyền của mình, trong một thời hạn thích hợp. Việc huỷ bỏ này phải thông báo cho Văn phòng quốc tế.

Điều 5 bis

Tài liệu chứng minh về việc sử dụng hợp pháp một số dấu hiệu cụ thể của nhãn hiệu

Tài liệu chứng minh về việc sử dụng hợp pháp một số dấu hiệu cụ thể tạo thành nhãn hiệu, như là quốc huy, huy hiệu, chân dung, danh hiệu vinh dự, tên của người không phải là người nộp đơn, hoặc các chữ đề tặng khác như vậy có thể được yêu cầu bởi Cơ quan của các nước thành viên thì được miễn sự xác nhận hoặc chứng nhận của cơ quan nào khác ngoài Cơ quan của nước xuất xứ.

Điều 5 ter

Bản sao bản đăng bạ quốc tế. Tra cứu trước. Trích lục đăng bạ quốc tế.

1) Văn phòng quốc tế sẽ cấp cho bất cứ người nào có nhu cầu mà đã nộp phí được đề ra trong Quy định, bản sao bản đăng bạ quốc tế có liên quan đến một nhãn hiệu riêng biệt.

2) Văn phòng quốc tế cũng có thể , theo phí đã được trả, thực hiện việc tra cứu trước đối với các nhãn hiệu đăng ký quốc tế.

3) Trích lục đăng bạ quốc tế được yêu cầu nhằm mục đích công bố tại một trong các nước thành viên thì được miễn khỏi mọi sự xác nhận.

Điều 6

Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký quốc tế.

Tính độc lập của đăng ký quốc tế. Kết thúc việc bảo hộ tại nước xuất xứ .

1) Đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế có hiệu lực trong vòng 20 năm với khả năng gia hạn theo điều kiện quy định tại Điều 7.

2) Sau khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế , việc đăng ký này sẽ trở nên không phụ thuộc vào nhãn hiệu đăng ký quốc gia trước đó tại nước xuất xứ theo các điều kiện dưới đây.

3) Việc bảo hộ nảy sinh từ đăng ký quốc tế, dù có là đối tượng được chuyển giao hay không cũng không còn hiệu lực, một phần hoặc toàn bộ , nếu trong vòng 5 năm kể từ ngày đang ký quốc tế, nhãn hiệu quốc gia đăng ký trước đó tại nước xuất xứ không còn được bảo hộ pháp lý, một phần hoặc toàn bộ tại nước đó. Điều này còn áp dụng cả trong trường hợp việc bảo hộ pháp lý sau này bị kết thúc do kết quả của việc khiếu nại được bắt đầu trước khi hết thời hạn 5 năm.

4) Trong trường hợp đình chỉ hiệu lực do tự nguyện hoặc đương nhiên Cơ quan của nước xuất xứ sẽ yêu cầu đình chỉ nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế, và Văn phòng này sẽ thực hiện việc đình chỉ hiệu lực. Trong trường hợp việc huỷ bỏ là kết luận của Toà án, Cơ quan đó sẽ gửi cho Văn phòng quốc tế một cách đương nhiên hoặc theo yêu cầu của nguyên đơn gửi bản sao của đơn kiện hoặc bất cứ tài liệu nào khác chứng tỏ vụ kiện đã bắt đầu , và cả quyết định cuối cùng của Toà án; Văn phòng sẽ đưa thông báo về vấn đề đó vào đăng bạ.

Điều 7

Gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế

1) Bất cứ nhãn hiệu nào cũng có thể gia hạn thêm 20 năm kể từ khi hết hạn thời hạn trước đó, bằng cách trả phí cơ bản, và trong trường hợp cần thiết phụ phí và phí bổ sung theo quy định tại Điều 8(2).

2) Việc gia hạn không được bao gồm bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến đăng ký trước đó theo hình thức gần nhất.

3) Lần gia hạn đầu tiên theo quy định của Hiệp ước Nice 15.6.1957 hoặc theo hiệu lực của Điều này , phải bao gồm chỉ dẫn về phân loại hàng hoá theo phân loại hàng hoá quốc tế mà đăng ký nhãn hiệu có liên quan.

4) Sáu tháng trước khi hết thời hạn hiệu lực, Văn phòng quốc tế sẽ gửi một thông báo không chính thức để nhắc nhở chủ nhãn hiệu hoặc người đại diện của họ về ngày hết hạn hiệu lực.

Điều 8

Phí quốc gia, phí quốc tế. Phân chia số thu, Phụ phí, và Phí bổ sung

1) Cơ quan của nước xuất xứ có thể quy định, theo quan điểm của mình và thu , theo lợi ích của riêng mình phí quốc gia đối với chủ nhãn hiệu mà căn cứ vào nhãn hiệu đó việc đăng ký quốc tế hoặc gia hạn được thực hiện.

2) Để đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế thì sẽ phải trả trước phí quốc tế bao gồm:

a) Phí cơ bản;

b) Phụ phí cho mỗi các nhóm sản phẩm theo phân loại hàng hoá quốc tế mà theo đó có hàng hoá , dịch vụ sẽ áp dụng nhãn hiệu tính nhóm thứ trở đi;

c) Phí bổ sung đối với yêu cầu mở rộng phạm vi bảo hộ theo quy định tại Điều 3 ter.

3) Tuy vậy phụ phí theo quy định tại khoản 2(b) có thể được nộp trong thời hạn đề ra trong Quy chế mà không ảnh hưởng đến ngày đăng ký , nếu phân loại hàng hoá , dịch vụ được phân loại hoặc sửa lại bởi Văn phòng quốc tế.Nếu hết thời hạn nêu trên, người nộp đơn không nộp phụ phí hoặc không giảm danh mục hàng hoá, dịch vụ, thì đơn đăng ký quốc tế coi như bị rút bỏ.

4) Thu nhập hàng năm từ các nguồn thu khác nhau trong đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quốc tế, không kể các khoản thu theo quy định tại các phần (b) và (c) khoản (2) sẽ được Văn phòng quốc tế chia đều cho các nước thành viên của Thoả ước này , sau khi đã trừ các khoản chi và trả cần thiết để áp dụng Thoả ước.Nếu vào thời điểm Thoả ước này có hiệu lực, nước nào chưa phê chuẩn hoặc tham gia vào Thoả ước này, thì nước đó trong thời gian cho đến khi phê chuẩn hoặc tham gia Thoả ước sẽ có quyền được chia phần từ nguồn thu có được trên cơ sở Thoả ước trước đây áp dụng cho nước đó.

5) Thu nhập có được từ phụ phí theo quy định tại khoản (2)(b) sẽ được chia cho các nước thành viên của Thoả ước này hoặc Thoả ước Nice ngày 15.6.1957 sau khi kết thúc năm, tỷ lệ với số lượng nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại các nước đó trong năm, số lượng này sẽ được nhân lên với hệ số được quy định trong Quy định đối với các nước có xét nghiệm sơ bộ.Nếu vào thời điểm Thoả ước này có hiệu lực, nước nào chưa phê chuẩn hoăc tham gia Thoả ước này, thì nước đó trong thời điểm cho đến khi phê chuẩn hoặc tham gia Thoả ước sẽ có quyền được chia phần từ tổng số được tính trên cơ sở Thoả ước Nice.

6) Tổng số tiền có được từ phí bổ sung quy định tại khoản 2(c) sẽ được chia theo quy định tại khoản (5) cho các nước dành cho mình quyền quy định tại Điều 3bis. Nếu vào thời điểm Thoả ước này có hiệu lực, nước nào chưa phê chuẩn hoăc tham gia Thoả ước này , thì nước đó trong thời gian cho đến khi phê chuẩn hoặc tham gia Thoả ước sẽ có quyền được chia phần từ tổng số được tính trên cơ sở Thoả ước Nice.

Điều 9

Thay đổi trong đăng bạ quốc gia ảnh hưởng đến đăng ký quốc tế.

Giảm danh mục hàng hoá, dịch vụ ghi trong đăng ký quốc tế.

Bổ sung vào danh mục đó. Thay thế trong danh mục

1) Cơ quan của nước của người có tên trong đăng ký quốc tế phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về mọi việc huỷ bỏ, đình chỉ hiệu lực, chuyển nhượng và các thay đổi khác đối với nhãn hiệu tại đăng bạ quốc gia, nếu việc thay đổi đó có ảnh hưởng đến đăng ký quốc tế.

2) Văn phòng sẽ ghi nhận những thay đổi đó vào Đăng bạ quốc tế, và thông báo cho Cơ quan của nước thành viên, và công bố trên tạp chí của mình.

3) Quy trình như vậy cũng được áp dụng khi người người có tên trong đăng ký quốc tế đề nghị giảm danh mục hàng hoá , dịch vụ ghi trong đăng ký.

4) Tất cả các công việc này đều phải trả phí ,được ấn định tại Quy chế.

5) Việc bổ sung sau này các hàng hoá hoặc dịch vụ mới vào danh mục hàng hoá đó chỉ được thực hiện bằng cách nộp đơn đăng ký mới theo quy định tại Điều 3.

6) Việc thay thế hàng hoá, dịch vụ này bằng hàng hoá, dịch vụ khác cũng được coi như là bổ sung.

Điều 9 bis

Chuyển giao nhãn hiệu quốc tế, kế thừa thay đổi tại nước của chủ sở hữu

1) Trong trường hợp nhãn hiệu được đăng ký quốc tế được chuyển giao cho người tại một nước thành viên khác với nước của người có tên trong đăng ký quốc tế , thì việc chuyển giao này phải phải được Cơ quan của nước của người có tên trong đăng ký quốc tế thông báo cho Văn phòng quốc tế. Văn phòng sẽ ghi nhận việc chuyển giao đó vào Đăng bạ quốc tế, và thông báo cho Cơ quan của nước thành viên, và công bố trên tạp chí của mình.Nếu việc chuyển giao có hiệu lực trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế, Văn phòng quốc tế sẽ yêu cầu sự đồng ý của nước của người chủ mới và công bố, nếu có thể , ngày và số nhãn hiệu tại nước của người chủ mới.

2) Việc chuyển giao nhãn hiệu được đăng ký quốc tế vì lợi ích của những người không được hưởng quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ không được ghi nhận.

3) Trong trường hợp không có khả năng ghi nhận việc chuyển giao nhãn hiệu tại đăng bạ quốc tế, hoặc bởi vì nước của người chủ mới không đồng ý hoặc bởi vì việc chuyển giao đó được thực hiện vì lợi ích của những người không được hưởng quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế, thì Cơ quan của người chủ trước đây có quyền đề nghị Văn phòng quốc tế huỷ bỏ nhãn hiệu ghi trong đăng bạ.

Điều 9 ter

Chuyển giao nhãn hiệu đăng ký quốc tế đối với một phần hàng hoá,

dịch vụ hoặc tại một số nước thành viên cụ thể

1) Nếu việc chuyển giao nhãn hiệu đăng ký quốc tế đối với một một phần hàng hoá, dịch vụ được thông báo cho Văn phòng quốc tế, , thì Văn phòng sẽ ghi nhận vào đăng bạ.Tất cả các nước thành viên có quyền từ chối công nhận hiệu lực của việc chuyển giao đó nếu như hàng hoá , dịch vụ được chuyển giao tương tự với hàng hoá, dịch vụ với hàng hoá, dịch vụ,vẫn còn được đăng ký cho người chuyển giao.

2) Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc ghi nhận như trên đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế trong trường hợp việc chuyển giao chỉ thực hiện trong một hoặc vài nước thành viên.

3) Trong trường hợp trên, nếu sự thay đổi xảy ra tại nước của chủ sở hữu, Cơ quan tại nước có chủ sở hữu mới có quyền, nếu việc chuyển giao nhãn hiệu được thực hiện trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế, đưa ra sự đồng ý như quy định tại Điều 9 bis.

4) Các quy định của các khoản trên sẽ được áp dụng theo quy định của Điều 6 quater của Công ước Pari về Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp.

Điều 9 quarter

Cơ quan chung cho một số nước thành viên.

Yêu cầu của một số nước thành viên đề nghị được đối xử như một nước thống nhất

1) Nếu một số nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt đồng ý thực hiện việc việc đồng nhất luật về nhãn hiệu , họ có thể thông báo cho Tổng giám đốc:

(a) Một Cơ quan chung sẽ thay thế cho tất cả các Cơ quan của các nước đó, và

(b) Toàn bộ lãnh thổ của họ sẽ được coi như là một nước để áp dụng một phần hoặc toàn bộ các quy định trước Điều này.

2) Thông báo trên không có hiệu lực trong vòng sáu tháng sau ngày Tổng giám đốc thông báo về điều đó cho các nước thành viên.

Điều 10

Hội đồng của Liên hiệp đặc biệt

1)(a) Liên hiệp đặc biệt sẽ có Hội đồng bao gồm các nước đã phê chuẩn hoặc tán thành Văn bản này.

(b) Chính phủ của tất cả các nước sẽ được đại diện bởi một đại biểu, người đó có thể được sự giúp đỡ của các đại biểu không thường trực, cố vấn, chuyên gia.

(c) Các Chính phủ sẽ chịu mọi chi phí của đoàn đại biểu do họ cử ra, trừ chi chi phí về đi lại và chi tiêu cho một đại biểu của mỗi nước thành viên sẽ được trích từ quỹ của Liên hiệp đặc biệt.

2) (a) Hội đồng sẽ:

(i) Giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến việc duy trì và phát triển Liên hiệp đặc biệt và áp dụng Thoả ước này;

(ii) Hướng dẫn Văn phòng quốc tế về việc chuẩn bị cho các hội nghị sửa đổi, có tính đến các ý kiến của các nước chưa phê chuẩn hoặc tán thành Văn bản này;

(iii) Sửa đổi Quy định, bao gồm phí quy định tại Điều 8(2) và các phí khác liên quan đến đăng ký quốc tế.

(iv) Duyệt và chấp nhận báo cáo và hoạt động của Tổng giám đốc liên quan đến hoạt động của Hiệp hội đặc biệt và kiến nghị với Tổng giám đốc các chỉ dẫn cần thiết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Liên hiệp đặc biệt;

(v) Xác định chương trình và thông qua ngân sách 2 năm của Liên hiệp đặc biệt, và phê chuẩn bản kê khai tài chính của ngân sách;

(vi) Thông qua quy định về tài chính của Liên hiệp đặc biệt;

(vii) Thành lâp các ban của các chuyên gia và các nhóm làm việc nếu điều đó là cần thiết để đạt được mục tiêu của Liên hiệp đặc biệt;

(viii) Xác định các nước không phải là thành viên của Liên hiệp đặc biệt và các Tổ chức quốc tế phi chính phủ có thể chấp nhận tham gia Hội nghị như là quan sát viên;

(ix) Chấp thuận sự thay đổi từ Điều 10 đến Điều 13;

(x) Thực hiện các hành động thoả đáng để xác định mục đích tiếp theo của Liên hiệp đặc biệt;

(xi) Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp theo quy định của Thoả thuận này;

(b) Đối với các vấn đề còn là lợi ich của Hiệp hội khác được chỉ đạo bởi Tổ chức, Hội đồng sẽ ra quyết định sau khi nghe hướng dẫn của Hội đồng phối hợp của Tổ chức;

(3)(a) Mỗi nước thành viên của Hội đồng có một phiếu bầu;

(b) Một nửa các nước thành viên của Hội đồng là đủ để tạo thành phiên họp.

(c) Dù có quy định tại phần (b), nếu như tại bất kỳ khoá hợp nào, số lượng các nước tham dự ít hơn một nửa nhưng bằng hoặc nhiều hơn một phần ba các nước thành viên của Hội đồng thì Hội đồng cũng có thể đưa ra quyết định, nhưng trừ quyết định liên quan đến trình tự, tất cả các quyết định chỉ có hiệu lực nếu các điều kiện đề ra dưới đây được đáp ứng.Văn phòng quốc tế sẽ thông báo về các quyết định đó cho các nước thành viên không tham dự và đề nghị họ trong vòng ba tháng kể từ ngày thông báo trình bày ý kiến bằng văn bản về việc bỏ phiếu hoặc không tham gia bỏ phiếu.Nếu vào lúc kết thúc thời hạn đó, các nước thành viên đã trình bày ý kiến của họ về việc bỏ phiếu hoặc không tham gia bỏ phiếu đạt bằng số nước còn thiếu để tạo thành phiên họp tại chính khoá họp đó , thì các quyết định đó sẽ có hiệu lực nếu đạt được đa số cần thiết vào thời điểm đó .

(d) Theo quy định tại Điều 13(2), quyết định của Hội đồng cần phải có hai phần ba số phiếu được kiểm.

(e) Việc không tham gia bỏ phiếu không được tính là bỏ phiếu.

(g) Các nước thuộc Liên hiệp đặc biệt không phải là thành viên của Hội đồng sẽ được chấp nhận tham dự kỳ họp như là quan sát viên.

(4)(a) Hội đồng họp hai năm một kỳ họp thông thường theo triệu tập của Tổng giám đốc , nếu không có các trường hợp ngoại lệ, tại cùng một địa điểm và cùng thời gian như là Đại Hội đồng của Tổ chức.

(b) Hội đồng cũng có thể có kỳ họp bất thường theo triệu tập của Tổng giám đốc, nếu có yêu cầu của một phần tư các nước thành viên của Hội đồng.

(c) Chương trình nghị sự của tất cả các kỳ họp do Tổng giám đốc chuẩn bị.

(5) Hội đồng sẽ chấp nhận quy định về thủ tục.

Điều 11

Văn phòng quốc tế

(1)(a) Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc đăng ký quốc tế và các trách nhiệm có liên quan , cũng như là các nhiệm vụ hành chính khác liên quan đến công việc của Liên hiệp đặc biệt.

(b) Đặc biệt, Văn phòng quốc tế sẽ chuẩn bị các cuộc họp và đảm bảo nhiệm vụ thư ký của Hội đồng và của các ban chuyên gia và các nhóm làm việc được thiết lập bởi Hội đồng.

(c) Tổng giám đốc là người phụ trách điều hành của Liên hiệp đặc biệt và đại diện cho Liên hiệp đặc biệt.

(2) Tổng giám đốc và bất cứ nhân viên nào được Ông chỉ định, cũng có thể tham dự mà không được quyền bỏ phiếu vào các buổi họp của Hội đồng và của các ban chuyên gia hoặc các nhóm làm việc được Hội đồng thành lập. Tổng giám đốc hoặc nhân viên nào được Ông chỉ định đương nhiên là thư ký của các tổ chức đó.

(3)(a) Văn phòng quốc tế theo hướng dẫn của Hội đồng , sẽ thực hiện việc chuẩn bị cho các Hội nghị sửa đổi các Điều khoản của Thoả ước ngoài các Điều từ 10 đến Điều 13.

(b) Văn phòng quốc tế cũng có thể thảo luận với các tổ chức liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế phi chính phủ liên quan đến việc chuẩn bị cho các hội nghị sửa đổi.

(c) Tổng giám đốc và bất cứ người nào được Tổng giám đốc chỉ định sẽ tham dự mà không được quyền bỏ phiếu vào các buổi thảo luận trong các phiên họp đó.

(4) Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác được chỉ định.

Điều 12

Tài chính

(1)(a) Liên hiệp đặc biệt có ngân sách.

(b) Ngân sách của Liên hiệp đặc biệt bao gồm các khoản thu và khoản chi của chính Liên hiệp đặc biệt, những khoản đóng góp vào các khoản chi chung của các Hội, và trong các trường hợp có thể thì cả khoản đóng vào ngân sách Đại hội của Tổ chức.

(c) Những khoản chi không chỉ quy riêng cho Liên hiệp đặc biệt mà còn cho cả một hoặc nhiều hiệp hội khác dưới sự điều hành của Tổ chức được coi là khoản chi chung của các Hội.Phần đóng góp của Liên hiệp đặc biệt trong khoản chi chung đó sẽ tỷ lệ với lợi ích của Liên hiệp đặc biệt trong đó.

(2) Ngân sách của Liên hiệp đặc biệt được thiết lập trên cơ sở xem xét các yêu cầu phối hợp với ngân sách của các Liên hiệp khác dưới sự điều hành của Tổ chức .

(3) Ngân sách của Liên hiệp đặc biệt có vốn từ các nguồn sau:

(i) Phí đăng ký quốc tế , các khoản phí và các khoản tiền khác từ các dịch vụ được thực hiện bởi Văn phòng quốc tế có liên quan đến Liên hiệp đặc biệt;

(ii) Tiền thu được do việc bán hoặc chuyển giao quyền đối với các ấn phẩm của Văn phòng quốc tế liên quan đến Liên hiệp đặc biệt;

(iii) Quà tặng, tiền để lại theo chúc thư, tiền trợ cấp;

(iv) Tiền cho thuê, lợi tức;

(4 (a) Mức phí theo quy định tại Điều 8(2) và các phí khác liên quan đến việc đăng ký quốc tế sẽ được ấn định bởi Hội đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc;

(b) Mức phí được ấn định như vậy với tính toán rằng các nguồn thu hàng năm của Liên hiệp đặc biệt từ phí khác với phụ phí và phí bổ sung ít nhất cũng phải trang trải được chi phí của Văn phòng quốc tế liên quan đến Liên hiệp đặc biệt;

(c) Nếu ngân sách không được chấp nhận trước khi bắt đầu giai đoạn tài chính mới, thì cũng có mức như ngân sách năm trước , như đã được định ra tại các quy định tài chính;

(5) Tuân theo các quy định tại Điều 4(a), số tiền từ các khoản phí và các khoản tiền khác từ các dịch vụ được thực hiện bởi Văn phòng quốc tế có liên quan đến Hiệp hội đặc biệt sẽ được Tổng giám đốc thông kê và báo cáo cho Hội đồng;

(6)(a) Hiệp hội đặc biệt có quỹ hoạt động tài chính được thành lập bởi đóng góp không định kỳ của tất cả các nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt, trong trường hợp quỹ trở nên không đầy đủ, Hội đồng sẽ quyết định mở rộng quỹ.

(b) Số tiền đóng góp ban đầu của tất cả các nước cho quỹ này, hoặc sự đóng góp của họ trong trường hợp mở rộng tỷ lệ với phần đóng góp của nước đó như là thành viên của Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho ngân sách của tổ chức này trong năm khi thiết lập quỹ hoặc khi có quyết định mở rộng;

(c) Phần đóng góp và điều kiện sẽ được ấn định bởi Hội đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc và sau khi nghe ý kiến của Uỷ ban phối hợp của Tổ chức;

(d) Cho đến khi mà Hội đồng còn cho phép sử dụng quỹ dự trữ của Liên hiệp đặc biệt như là quỹ hoạt động tài chính, Hội đồng có thể hoãn việc áp dụng các quy định tại các khoản (a), (b), (c).

(7)(a) Trong thoả thuận về trụ sở chính giữa nước mà trên lãnh thổ nước đó Tổ chức đóng trụ sở và Tổ chức có trụ sở, quy định rằng, trong trường hợp mà quỹ hoạt động tài chính bị thiếu, thì các nước đó sẽ phải ứng trước.Tổng số tiền ứng trước và điều kiện là nội dung của các thoả thuận riêng trong từng trường hợp, giữa nước đó và Tổ chức.

(b) Các nước được nhắc tới tại phần (a) và tổ chức đều có quyền tuyên bố bãi bỏ trách nhiệm trả trước bằng văn bản. Việc bãi bỏ này có hiệu lực sau ba năm kể từ kết thúc năm mà việc bãi bỏ đó được thông báo.

(8) Việc kiểm tra tài chính được thực hiện theo các quy định về tài chính bởi một hoặc nhiều nước của Hiệp hội đặc biệt hoặc do người kiểm tra từ bên ngoài .Họ được chỉ định bởi Hội đồng với sự chấp nhận của họ.

Điều 13

Thay đổi từ Điều 10 đến 13

(1) Đề nghị sửa đổi các Điều 10, 11, 12 và Điều này có thể được khởi xướng bởi bất cứ nước thành viên nào của Hội đồng, hoặc bởi Tổng giám đốc. Những đề nghị này sẽ được Tổng giám đốc thông báo cho các nước thành viên của Hội đông ít nhất là sáu tháng trước khi được Hội đồng xem xét.

(2) Sự thay đổi đối với các Điều được quy định tại khoản (1) phải được sự chấp nhận của Hội đồng. Sự chấp nhận này phải được thể hiện bằng ba phần tư số phiếu được kiểm, nếu sự thay đổi liên quan đến Điều 10 và Điều này thì cần phải có bốn phần năm số phiếu được kiểm.

(3) Bất cứ sự thay đổi nào đối với các Điều được nhắc tới tại khoản (1) sẽ có hiệu lực sau một tháng, kể từ khi Tổng giám đốc nhận được từ ba phần tư các nước thành viên của Hội đồng vào thời điểm chấp nhận các thông báo chấp nhận bằng văn bản được thực hiện theo đúng thủ tục luật pháp của nước họ. Bất cứ sự thay đổi nào được chấp nhận như trên sẽ là trách nhiệm cho các nước thành viên của Hội đông vào thời điểm sự thay đổi đó có hiệu lực, hoặc trở thành thành viên của Hội đồng sau thời điểm đó.

Điều 14

Phê chuẩn và tán thành. Có hiệu lực.

Tán thành các văn bản trước đó. áp dụng Điều 24 của Công ước Paris

(1) Bất cứ nước thành viên nào của Hiệp hội đã ký vào văn bản này cũng có thể phê chuẩn văn bản,và nếu không ký, thì cũng có thể tán thành văn bản.

(2)(a) Bất cứ nước nào không phải là thành viên của Hiệp hội đặc biệt mà tham gia Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng có thể tán thành văn bản này và do đó trở thành thành viên của Liên hiệp đặc biệt.

(b) Ngay sau khi Văn phòng quốc tế được thông báo rằng các nước đó tán thành văn bản , thì Văn phòng sẽ gửi cho Cơ quan của nước đó , theo quy định của Điều 3, các thông báo về các nhãn hiệu đang được bảo hộ quốc tế.

(c) Việc thông báo này , về thực chất đã đảm bảo cho các nhãn hiệu đó các lợi ích đã được quy định tại các Điều trước trên lãnh thổ nước đó , và sẽ xác định sự bắt đầu thời hạn một năm mà theo đó Cơ quan có liên quan có thể đưa ra ý kiến theo quy định tại Điều 5.

(d) Tuy vậy, bất cứ nước nào trong các nước trên, khi chấp nhận Văn bản này, cũng có thể tuyên bố rằng, trừ trường hợp các nhãn hiệu đăng ký quốc tế là đối tượng tại nước này vì giống với nhãn hiệu đã đăng ký quốc gia đang có hiệu lực tại nước đó và sẽ được công nhận ngay nếu có yêu cầu của các bên có liên quan ,việc áp dụng Văn bản này chỉ giới hạn cho các nhãn hiệu được đăng ký kể từ ngày việc chấp nhận Văn bản có hiệu lực .

(e) Việc tuyên bố này sẽ làm cho Văn phòng quốc tế không còn trách nhiệm phải thông báo như đã nêu trên.Văn phòng quốc tế chỉ thông báo, trong thời hạn một năm kể từ ngày chấp nhận nước thành viên mới, các nhãn hiệu với các chi tiết cần thiết có yêu cầu được hưởng sự ngoại lệ đã được quy định tại phần (d).

(f) Văn phòng quốc tế sẽ không thực hiện việc thông báo cho các nước tuyên bố dành cho mình quyền được quy định tại Điều 3 bis, khi tán thành văn bản này. Các nước này còn có quyền tuyên bố vào thời điểm đó rằng, việc áp dụng Văn bản này chỉ giới hạn cho các nhãn hiệu được đăng ký kể từ ngày việc chấp nhận Văn bản có hiệu lực; Tuy vậy việc hạn chế này không ảnh hưởng tới các nhãn hiệu ký quốc tế là đối tượng giống với nhãn hiệu đã đăng ký quốc gia trước đó tại nước này, và điều đó là cơ sở để đưa ra và thông báo yêu cầu dành sự bảo hộ theo quy định tại Điều 3 ter và 8(2)(c).

(g) Đăng ký nhãn hiệu là đối tượng của một trong các thông báo được quy định tại khoản này sẽ được coi là thay thế việc đăng ký trực tiếp tại nước thành viên mới đó, trước khi việc tán thành văn bản có hiệu lực.

(3) Văn bản về việc phê chuẩn và tán thành sẽ do Tổng giám đốc lưu trữ.

(4)(a) Đối với năm nước đầu tiên nộp văn bản phê chuẩn hoặc tán thành , Văn bản này có hiệu lực sau ba tháng kể từ khi nước thứ năm nộp văn bản.

(b) Đối với bất cứ nước nào khác Văn bản này có hiệu lực sau ba tháng kể từ khi việc phê chuẩn hoặc tán thành được thông báo cho Tổng giám đốc, trừ khi thời điểm muộn hơn được chỉ ra trong Văn bản về việc phê chuẩn và tán thành .Trong trường hợp này, Văn bản này có hiệu lực tại nước đó vào thời điểm đã được chỉ ra.

(5) Việc phê chuẩn hoặc tán thành sẽ dẫn đến việc công nhận toàn bộ hiệu lực và chấp nhận toàn bộ quyền lợi tại Văn bản này.

(6) Sau khi văn bản này có hiệu lực, các nước chỉ có thể tán thành Thoả ước Nice 15.6.1957 cùng với việc phê duyệt hoặc tán thành Văn bản này. Tán thành các văn bản trước Thoả ước Nice không được phép dù có phê duyệt hoặc tán thành Văn bản này.

(7) Các quy định tại Điều 24 của Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sẽ được áp dụng cho Thoả ước này.

Điều 15

Bãi ước

(1) Thoả ước này sẽ duy trì hiệu lực mà không bị hạn chế về thời gian.

(2) Bất cứ nước nào cũng có thể bãi ước Văn bản này bằng thông báo gởi cho Tổng giám đốc.Việc bãi ước này sẽ tạo thành việc bãi ước cả các Văn bản trước đó và sẽ có hiệu lực tại nước bãi ước, Văn bản này vẫn duy trì toàn bộ hiệu lực và được thi hành tại các nước khác của Liên hiệp đặc biệt. (3) Việc bãi ước có hiệu lực sau một năm kể từ ngày Tổng giám đốc nhận được thông báo.

(4) Quyền bãi ước được quy định bởi Điều này không được thực hiện bởi bất cứ nước thành viên nào trước khi hết 5 năm kể từ ngày nước đó trở thành thành viên của Liên hiệp đặc biệt.

(5) Nhãn hiệu đăng ký quốc tế đã được đăng ký cho đến ngày việc bãi ước trở nên có hiệu lực và không bị từ chối trong thời hạn một năm theo quy định tại Điều 5, vẫn tiếp tục trong thời hạn được bảo hộ quốc tế, được hưởng sự bảo hộ như được nộp đơn trực tiếp tại nước đã bãi ước.

Điều 16

áp dụng các văn bản sớm hơn

(1)(a) Đối với các nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt đã phê chuẩn hoặc tán thành Văn bản , thì kể từ ngày có hiệu lực đối với các nước đó, văn bản này sẽ thay thế Thoả ước Madrid 1891 với tất cả các văn bản trước văn bản này.

(b) Tuy vậy, bất cứ nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt đã phê chuẩn hoặc tán thành văn bản , thì trong quan hệ đối với các nước không phê chuẩn hoặc tán thành văn bản này vẫn còn trách nhiệm tuân thủ các văn bản trước đây mà chưa bị bãi bỏ bởi Điều 12(4) của thoả ước Nice 15.5.1957.

(2) Các nước ngoài Liên hiệp đặc biệt mà là thành viên của Văn bản này có thể áp dụng Văn bản này đối với các đơn đăng ký quốc tế được thực hiện tại văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan của các nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt không chấp nhận Văn bản , nếu việc đăng ký đối với nước đó đáp ứng các yêu cầu của Văn bản này.Còn đối với các đơn đăng ký quốc tế được thực hiện tại Văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan của các nước ngoài Liên hiệp là thành viên của Văn bản này như đã nêu trên, các nước đó phải đồng ý rằng các nước thành viên của Liên hiệp không chấp nhận Văn bản có quyền đề nghị đáp ứng yêu cầu của Văn bản gần nhất mà nước đó là thành viên.

Điều 17

Chữ ký, Ngôn ngữ, Nhiệm vụ lưu giữ

(1)(a) Văn bản này được ký một bản bằng tiếng Pháp và gửi lưu giữ cho Chính phủ Thuỵ điển.

(b) Các bản chính thức do Tổng giám đốc soạn thảo sau khi thảo luận với các Chính phủ có liên quan, bằng các ngôn ngữ do Hội đồng chỉ định.

(2) Việc ký kết văn bản này được cho phép tại Thuỵ điển cho đến ngày 13.1.1968.

(3) Tổng giám đốc gửi hai bản đã ký của Văn bản này, được Chính phủ Thuỵ điển chứng nhận cho Chính phủ các nước là thành viên của Hiệp hội đặc biệt và các Chính phủ của nước khác , nếu đươc yêu cầu.

(4) Tổng giám đốc phải đăng ký Văn bản này với ban thư ký của Liên hợp quốc.

(5) Tổng giám đốc phải thông báo cho Chính phủ các nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt về chữ ký, gửi lưu giữ các văn bản phê chuẩn hoặc tán thành và bất cứ các tuyên bố nào trong các văn bản đó, việc có hiệu lực của bất cứ quy định nào của Văn bản này, thông báo về việc bãi ước hoặc các thông báo khác theo quy định Điều 3 bis, 9 quater, 13, 14(7), 15(2).

Điều 18

Điều khoản chuyển tiếp

(1) Cho đến khi Tổng giám đốc đầu tiên nhận chức, Văn phòng quốc tế của tổ chức hoặc Tổng giám đốc được nhắc tới tại Văn bản này sẽ coi như là nhắc tới Văn phòng của Hội được thiết lập bởi Công ước Pari về bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp và giám đốc của Văn phòng đó.

(2) Nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt không phê chuẩn hoặc tán thành Văn bản này , có thể trong vòng 5 năm sau khi Công ước thành lập Tổ chức có hiệu lực, thực hiện quyền các quy định từ Điều 10 đến 13 như là họ bị ràng buộc bởi các quy định đó, nếu họ muốn.Bất cứ nước nào muốn thực hiện các quyền đó phải thông báo bằng văn bản về hiệu lực đó cho Tổng giám đốc; Việc thông báo này có hiệu lực kể từ ngày nhận được.Các nước này sẽ được coi là thành viên của Hội đồng cho đến khi hết thời hạn trên

(Ban hành ngày 14.4.1891, được sửa đổi tại Brussel 14.12.1900, tại Washington 2.6.1911, tại La Hay 6.11.1925, tại London ngày 2.6.1934, tại Nice 15.6.1957 và tại Stockholm 14.7.1067, và thay đổi ngày 2.10.1979)

Tóm tắt

Giới thiệu chung

Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu được điều chỉnh bởi hai điều ước, đó là Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, có hiệu lực từ năm 1891 và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid, được thông qua năm 1989, có hiệu lực từ ngày 1/12/1995, và hoạt động từ 1/4/1996. Quy chế chung thi hành Thoả ước và Nghị định thư cũng có hiệu lực từ ngày 1/4/1996. Hệ thống này được quản lý bởi Văn phòng quốc tế của WIPO – Cơ quan lưu giữ Đăng bạ quốc tế và xuất bản Công báo của WIPO về Nhãn hiệu quốc tế.

Tính đến ngày 18.01.2002, có 52 nước tham gia Thoả ước Madrid và 55 nước tham gia Nghị định thư Madrid:

Các nước thành viên Thoả ước Madrid: Anbani, Angêri, Acmenia, áo, Azecbaijan, Belarut, Bỉ, Butan, Bosnia và Hezegovina, Bungari, Trung quốc, Croatia, Cuba, Séc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ai cập, Pháp, Đức, Hungary, Italy, Kazakhtan, Kenya, Kyrgikistan, Latvia, Lesotho, Liberia, Liechtenstein, Luxambua, Monaco, Mông Cổ, Maroc, Mozambic, Hà Lan, Balan, Bồ đào nha, Mondova, Rumani, Nga, San Marino, Siera Leon, Slovakia, Slovenia, Tây ban nha, Sudan, Soazilan, Thuỵ Sĩ , Tatjikistan, Nam Tư cũ, Ucraina, Uzbeckistan, Việtnam, Nam Tư.

Các nước thành viên Nghị định thư Madrid: Antigua và Barbura, Armenia, áo, úc, Belarut, Bỉ, Butan, Bungari, Trung quốc, Cuba, Séc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Đan mạch, Estonia, Phần Lan, Grudia, Pháp, Đức, Hy lạp, Hungary, Ai-xơlen, Ailen, Italy, Nhật bản, Kenya, Latvia, Lesotho, Liechtenstein, Litva, Luxambua, Monaco, Mông Cổ, Maroc, Mozambic, Hà lan, Nauy, Balan, Bồ Đào Nha, Mondova, Rumani, Nga, Siera Leon, Singapore, Slovakia, Slovenia, Tây ban nha, Soazilan, Thuỵ điển, Thuỵ Sĩ , Thỗ Nhĩ Kỳ, Tuocmenistan, Ucraina, Anh quốc, Nam Tư, Zambia.

Lý do dẫn đến việc ký kết Nghị định thư sau khi đã có Thoả ước Madrid năm 1891 (được sửa đổi lần cuối cùng năm 1967) là trong Liên minh Madrid không có một số nước lớn trong lĩnh vực nhãn hiệu hàng hoá – chẳng hạn như Nhật Bản, Anh Quốc và Hoa Kỳ. Mục đích của Nghị định thư là làm cho hệ thống Madrid có thể được nhiều nước hơn chấp nhận. Nghị định thư khác với Thoả ước Madrid ở chỗ có những khả năng lựa chọn như: sự lựa chọn dành cho người nộp đơn, cho phép các đăng ký quốc tế được dựa trên các đơn quốc gia, chứ không chỉ dựa trên đăng ký quốc gia; thời hạn 18 tháng thay cho thời hạn một năm dành cho các Bên tham gia để từ chối bảo hộ, với khả năng có được thời gian dài hơn trong trường hợp từ chối dựa trên đơn phản đối; khả năng dành cho Cơ quan của một Bên tham gia được chỉ định được nhận, thay vì một phần được chia trong thu nhập từ các khoản lệ phí cơ bản, một khoản “lệ phí riêng” ở mức không được cao hơn mức lệ phí mà Cơ quan đó quy định đối với đơn đăng ký hoặc gia hạn quốc gia hoặc khu vực sau khi đã trừ đi các khoản thu được từ thủ tục quốc tế; chuyển đổi một đăng ký quốc tế không còn được bảo hộ vì nhãn hiệu cơ sở bị mất hiệu lực tại nước xuất xứ thành các đơn quốc gia hoặc khu vực tại một số hoặc tất cả các Bên tham gia được chỉ định, với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên (nếu có) của đăng ký quốc tế đó; khả năng tham gia Nghị định thư không chỉ dành cho các Nước mà dành cho cả các Tổ chức liên chính phủ có Cơ quan đăng ký nhãn hiệu với hiệu lực trong lãnh thổ của tổ chức đó.

Hoạt động của Hệ thống đăng ký quốc tế

Nộp đơn đăng ký quốc tế

Đơn đăng ký quốc tế (“đơn quốc tế”) chỉ có thể được nộp bởi một thể nhân hoặc một pháp nhân có cơ sở kinh doanh hoặc cư trú tại hoặc là công dân của một nước tham gia Thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid, hoặc thể nhân hay pháp nhân có cơ sở kinh doanh tại hoặc cư trú tại lãnh thổ của một tổ chức liên chính phủ là thành viên của Nghị định thư hoặc là công dân của một Nước thành viên của tổ chức đó.

Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế không thể được sử dụng bởi một thể nhân hoặc pháp nhân không có mối liên hệ cần thiết với một thành viên của Liên minh Madrid, thông qua cơ sở kinh doanh, nơi cư trú, quốc tịch, cũng không thể được sử dụng để bảo hộ một nhãn hiệu hàng hoá ngoài Liên minh Madrid.

Một nhãn hiệu có thể là đối tượng của một đăng ký quốc tế chỉ khi nhãn hiệu đó đã được đăng ký (hoặc đã được nộp đơn đăng ký, nếu đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư) tại Cơ quan xuất xứ. Trong trường hợp đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thoả ước hoặc chịu sự điều chỉnh của cả Thoả ước và Nghị định thư, Cơ quan xuất xứ là Cơ quan Nhãn hiệu của Bên tham gia nơi người nộp đơn có cơ sở kinh doanh; nếu người nộp đơn không có cơ sở kinh doanh tại một Nước, Cơ quan xuất xứ là Cơ quan của Bên tham gia nơi người nộp đơn cư trú; nếu người nộp đơn không cư trú tại một Nước thì Cơ quan xuất xứ là Cơ quan của Bên tham gia mà người nộp đơn là công dân. Trong trường hợp đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư, những hạn chế về sự lựa chọn Cơ quan xuất xứ này sẽ không áp dụng; Cơ quan xuất xứ có thể là Cơ quan của bất kỳ Bên tham gia nào mà một pháp nhân hoặc thể nhân đáp ứng một hoặc một số tiêu chuẩn nêu trên.

Một đơn quốc tế phải chỉ định một hoặc nhiều Bên tham gia (trừ Bên tham gia mà Cơ quan của Bên đó là Cơ quan xuất xứ) nơi nhãn hiệu cần được bảo hộ. Các Bên tham gia khác có thể được chỉ định sau. Một Bên tham gia chỉ có thể được chỉ định khi Bên tham gia đó và Bên tham gia có cơ quan là Cơ quan xuất xứ đều tham gia cùng một điều ước, tức là Thoả ước hoặc Nghị định thư.

Việc chỉ định một Bên tham gia nhất định được thực hiện theo điều ước ràng buộc cả Bên tham gia đó và Bên tham gia có Cơ quan là Cơ quan xuất xứ. Nếu cả hai Bên tham gia đều là thành viên của cả Thoả ước và Nghị định thư, Thoả ước sẽ là điều ước điều chỉnh việc chỉ định đó; điều này được thực hiện theo quy định gọi là điều khoản “bảo vệ” (Điều 9sexies) của Nghị định thư. Do đó, có ba loại đơn quốc tế: đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thoả ước, có nghĩa là mọi sự chỉ định đều được thực hiện theo Thoả ước; đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư, có nghĩa là mọi chỉ định đều được thực hiện theo Nghị định thư; đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của cả Thoả ước và Nghị định thư, có nghĩa là một số chỉ định được thực hiện theo Thoả ước và một số chỉ định được thực hiện theo Nghị định thư.

Đơn quốc tế phải được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan xuất xứ. Đơn phải có, trong số những nội dung khác, một mẫu nhãn hiệu (phải trùng với nhãn hiệu trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở) và danh mục những hàng hoá và dịch vụ cần được bảo hộ, được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Bảng phân loại Nice). Nếu đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thoả ước, đơn phải được làm bằng tiếng Pháp; nếu đơn chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư hoặc chịu sự điều chỉnh của cả Thoả ước và Nghị định thư, đơn có thể được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, dù cho Cơ quan xuất xứ có thể hạn chế sự lựa chọn của người nộp đơn đối với một trong hai ngôn ngữ này.

Đơn quốc tế có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều 4 của Công ước Paris, trên cơ sở đơn nộp cho Cơ quan xuất xứ hoặc cũng có thể trên cơ sở đơn nộp trước đó cho một Cơ quan khác, không nhất thiết phải là Cơ quan của một bên tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư.

Đơn quốc tế phải chịu những khoản phí sau: phí cơ bản; phí bổ sung đối với mỗi Bên tham gia được chỉ định trong trường hợp không phải nộp lệ phí riêng; phí riêng đối với Bên tham gia nào được chỉ định theo Nghị định thư và đã tuyên bố rằng mình muốn nhận được một khoản phí riêng (mức phí riêng được xác định bởi các Bên tham gia tương ứng và được công bố trong Công báo); phụ phí đối với mỗi nhóm hàng hoá và dịch vụ vượt quá 3 nhóm; tuy nhiên, sẽ không phải nộp phụ phí nếu tất cả các chỉ định thuộc loại phải nộp phí riêng.

Những khoản phí này có thể được nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế hoặc, nếu Cơ quan xuất xứ chấp nhận thu và chuyển các khoản phí đó thì nộp thông qua Cơ quan đó. Các khoản phí riêng dành cho những Bên tham gia nào sẽ được Văn phòng quốc tế chuyển cho các Bên tham gia đó; còn các khoản phụ phí và phí bổ sung được phân chia cho các Bên tham gia không nhận các khoản phí riêng theo tỷ lệ số lần chỉ định đối với Bên tham gia đó.

Cơ quan xuất xứ phải xác nhận rằng nhãn hiệu trong đơn quốc tế chính là nhãn hiệu trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở, rằng bất cứ thông tin nào chẳng hạn phần mô tả nhãn hiệu hoặc yêu cầu bảo hộ mầu sắc như đặc điểm phân biệt của nhãn hiệu đều trùng với những thông tin đó trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở, và rằng hàng hoá và dịch vụ nêu trong đơn quốc tế đều thuộc danh mục hàng hoá và dịch vụ trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở. Cơ quan xuất xứ cũng phải xác nhận ngày nhận được yêu cầu nộp đơn quốc tế; với điều kiện Văn phòng quốc tế nhận được đơn trong vòng 2 tháng kể từ ngày đó (và với điều kiện có đầy đủ các thông tin và tài liệu thiết yếu), ngày đó sẽ là ngày đăng ký quốc tế.

Văn phòng quốc tế sẽ kiểm tra xem đơn có hay không đáp ứng các yêu cầu của Thoả ước hay Nghị định thư và Quy chế chung, bao gồm cả các yêu cầu về chỉ dẫn hàng hoá và dịch vụ và phân loại hàng hoá và dịch vụ, và kiểm tra xem lệ phí theo quy định đã được nộp hay chưa. Cơ quan xuất xứ và người nộp đơn được thông báo về bất cứ sai sót nào và những sai sót đó phải được sửa chữa trong vòng 3 tháng, nếu không đơn sẽ bị coi là được rút bỏ. Nếu đơn quốc tế đáp ứng các yêu cầu quy định, nhãn hiệu được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế và được công bố trên Công báo. Sau đó, Văn phòng quốc tế sẽ thông báo cho từng Bên tham gia được yêu cầu bảo hộ.

Đăng ký quốc tế có hiệu lực trong 10 năm. Đăng ký quốc tế có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm với điều kiện phải nộp phí theo quy định.

Hiệu lực của Đăng ký quốc tế

Kể từ ngày đăng ký quốc tế, việc bảo hộ nhãn hiệu tại mỗi nước của các Bên tham gia được chỉ định sẽ y như thể nhãn hiệu đó là đối tượng của một đơn đăng ký nộp trực tiếp cho Cơ quan của Bên tham gia đó. Nếu không có thông báo từ chối gửi cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn quy định, việc bảo hộ nhãn hiệu tại mỗi Bên tham gia được chỉ định sẽ y như thể nhãn hiệu đó được đăng ký bởi Cơ quan của Bên tham gia đó.

Hiệu lực của đăng ký quốc tế có thể được mở rộng tới một Bên tham gia không được chỉ định trong đơn quốc tế bằng cách nộp đơn chỉ định sau (sau thời điểm nộp đơn quốc tế). Các nguyên tắc xác định việc chỉ định như vậy có được phép hay không, và chỉ định đó được điều chỉnh bởi Thoả ước hay Nghị định thư được quy định tại điểm 6 và 7 trên đây. Việc chỉ định sau có thể được thực hiện đối với Bên tham gia mới tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư sau thời điểm nộp đơn quốc tế.

Từ chối bảo hộ

Mỗi Bên tham gia được chỉ định có quyền từ chối bảo hộ. Bất cứ sự từ chối nào đều phải được Cơ quan của Bên tham gia liên quan thông báo cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn quy định tại Thoả ước hoặc Nghị định thư. Việc từ chối được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế và được công bố trên Công báo và một bản sao được gửi cho chủ sở hữu đăng ký quốc tế. Bất cứ thủ tục nào sau đó, như xem xét lại hoặc khiếu nại, được tiến hành trực tiếp giữa chủ sở hữu và Cơ quan của Bên tham gia liên quan, còn Văn phòng quốc tế sẽ không liên quan đến các thủ tục đó. Tuy nhiên, Bên tham gia liên quan phải thông báo cho Văn phòng quốc tế quyết định cuối cùng về việc xem xét lại hoặc khiếu nại đó. Quyết định này cũng được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế và được công bố trên Công báo.

Thời hạn dành cho mỗi Bên tham gia để thông báo từ chối thông thường là 12 tháng. Tuy nhiên, theo Nghị định thư, mỗi Bên tham gia có thể tuyên bố rằng thời hạn này là 18 tháng hoặc dài hơn trong trường hợp từ chối dựa trên cơ sở phản đối.

Sự phụ thuộc vào Nhãn hiệu cơ sở

Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký, đăng ký quốc tế bị phụ thuộc vào nhãn hiệu được đăng ký hoặc được nộp đơn tại Cơ quan xuất xứ. Nếu đăng ký cơ sở bị mất hiệu lực, bất kể do bị huỷ bỏ theo quyết định của Cơ quan xuất xứ hay toà án hay do sự từ bỏ tự nguyện hoặc do việc không gia hạn, trong thời hạn 5 năm đó, đăng ký quốc tế sẽ bị đình chỉ. Tương tự, đối với đăng ký quốc tế dựa trên cơ sở đơn nộp tại Cơ quan xuất xứ, đăng ký đó sẽ bị đình chỉ trong trường hợp đơn đó bị từ chối hoặc rút bỏ trong thời hạn 5 năm, hoặc trong trường hợp và trong phạm vi đăng ký cấp theo đơn đó bị mất hiệu lực trong thời hạn đó. Cơ quan xuất xứ phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về các sự kiện và quyết định liên quan đến việc đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực hoặc từ chối đơn và, nếu phù hợp phải yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ (trong phạm vi thích hợp) đăng ký quốc tế. Việc đình chỉ/hủy bỏ hiệu lực như vậy được công bố trên Công báo và được thông báo cho các Bên tham gia được chỉ định.

Sau khi kết thúc thời hạn 5 năm, đăng ký quốc tế sẽ trở thành độc lập với đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở.

Thay đổi và Đình chỉ/Huỷ bỏ đăng ký quốc tế

Sự thay đổi về tên hoặc địa chỉ của chủ sở hữu có thể được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế theo yêu cầu. Tương tự, sự thay đổi về quyền sở hữu đối với một đăng ký quốc tế có thể được ghi nhận đối với tất cả hoặc một số hàng hoá và dịch vụ và đối với tất cả hoặc một số Bên tham gia được chỉ định. Tuy nhiên, một người có thể được ghi nhận là chủ sở hữu của một đăng ký quốc tế đối với một Bên tham gia nhất định chỉ khi người đó được phép (do có cơ sở kinh doanh, nơi cư trú hoặc quốc tịch như nêu tại điểm 3 và 4 trên đây) chỉ định Bên tham gia đó trong đơn quốc tế.

Những thông tin sau đây cũng có thể được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế:

– việc giới hạn danh mục hàng hoá và dịch vụ đối với tất cả hoặc một số Bên tham gia được chỉ định; việc từ bỏ đăng ký đối với một số Bên tham gia được chỉ định đối với tất cả các hàng hoá và dịch vụ; việc đình chỉ/huỷ bỏ đăng ký quốc tế đối với tất cả các Bên tham gia được chỉ định đối với tất cả hoặc một số hàng hoá và dịch vụ.

Những thay đổi và đình chỉ/huỷ bỏ như vậy được công bố trên Công báo và được thông báo cho các Bên tham gia được chỉ định khác.

Không được thay đổi nhãn hiệu là đối tượng của đăng ký quốc tế khi gia hạn cũng như tại bất kỳ thời điểm nào khác. Danh mục hàng hoá và dịch vụ cũng không được thay đổi nếu việc thay đối dẫn đến việc mở rộng phạm vi bảo hộ.

Tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư

Bất cứ Nước nào là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp đều có thể tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư hoặc cả hai điều ước đó. Ngoài ra, một tổ chức liên chính phủ cũng có thể tham gia Nghị định thư (nhưng không thể tham gia Thoả ước) nếu những điều kiện sau đây được đáp ứng: ít nhất một trong những Nước thành viên của tổ chức đó là thành viên của Công ước Paris và tổ chức đó có một cơ quan khu vực có chức năng đăng ký nhãn hiệu với hiệu lực trong lãnh thổ của tổ chức đó.

Những Nước tham gia Thoả ước và/hoặc Nghị định thư và các tổ chức tham gia Nghị định thư được gọi chung là các Bên tham gia.

Mỗi thành viên của Liên minh Madrid là một thành viên của Hội đồng của Liên minh đó. Một trong số những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội đồng là thông qua chương trình và ngân sách của Liên minh và thông qua và sửa đổi Quy chế thi hành, bao gồm cả việc ấn định các khoản phí liên quan đến việc sử dụng Hệ thống Madrid.

Ưu điểm của hệ thống

29. Đăng ký quốc tế có một số lợi thế đối với chủ nhãn hiệu. Sau khi đăng ký nhãn hiệu, hoặc nộp đơn đăng ký với Cơ quan xuất xứ, chủ nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn, bằng một ngôn ngữ, cho một Cơ quan và chỉ phải nộp các khoản lệ phí cho một cơ quan; thủ tục này thay thế cho việc phải nộp đơn riêng biệt cho từng Cơ quan nhãn hiệu của các Bên tham gia khác nhau bằng những ngôn ngữ khác nhau, và phải trả các khoản phí riêng biệt cho từng Cơ quan. Khi gia hạn hoặc sửa đổi đăng ký cũng được hưởng những lợi ích tương tự.

30. Đăng ký quốc tế cũng có lợi cho các Cơ quan nhãn hiệu. Ví dụ, các Cơ quan nhãn hiệu không cần xem xét việc tuân thủ các yêu cầu về mặt hình thức của đơn hoặc không cần phân loại hàng hoá và dịch vụ hoặc công bố nhãn hiệu. Như đã trình bày ở trên, các khoản phí riêng biệt và các khoản phí chỉ định khác được thu bởi Văn phòng quốc tế được chuyển cho các Bên tham gia được yêu cầu bảo hộ. Hơn nữa, các Bên tham gia sẽ được chia lãi (nếu có) thu được từ dịch vụ đăng ký quốc tế sau mỗi khoá tài chính 2 năm.

Danh mục các điều

Điều 1 Thành lập Liên hiệp đặc biệt, nộp đơn đăng ký tại Văn phòng quốc tế, Xác định nước xuất xứ

Điều 2 áp dụng Điều 3 của Công ước Pari ” đối xử với một số người như là công dân của nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt”

Điều 3 Nội dung của đơn đăng ký quốc tế

Điều 3bis “Sự hạn chế về lãnh thổ”

Điều 3ter Đề nghị “được bảo hộ”

Điều 4 Hiệu lực của việc đăng ký quốc tế

Điều 4bis Nhãn hiệu đăng ký quốc tế thay thế nhãn hiệu quốc gia đăng ký trước

Điều 5 Từ chối bởi Cơ quan quốc gia

Điều 5bis Tài liệu chứng minh về việc sử dụng hợp pháp một số dấu hiệu cụ thể của nhãn hiệu

Điều 5ter Bản sao bản đăng bạ quốc tế.Tra cứu trước.Trích đoạn của đăng bạ quốc tế .

Điều 6 Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký quốc tế. Tính độc lập của đăng ký quốc tế. Kết thúc việc bảo hộ tại nước xuất xứ .

Điều 7 Gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế

Điều 8 Phí quốc gia, phí quốc tế. Phân chia số thu ,Phụ phí, và Phí bổ sung

Điều 9 Thay đổi trong đăng bạ quốc gia ảnh hưởng đến đăng ký quốc tế. Giảm danh mục hàng hoá, dịch vụ ghi trong đăng ký quốc tế. Bổ sung vào danh mục đó. Thay thế trong danh mục

Điều 9 bis Chuyển giao nhãn hiệu quốc tế, kế thừa thay đổi tại nước của chủ sở hữu

Điều 9 ter Chuyển giao nhãn hiệu đăng ký quốc tế đối với một phần hàng hoá, dịch vụ hoặc tại một số nước thành viên cụ thể

Điều 9 quarter Cơ quan chung cho một số nước thành viên. Yêu cầu của một số nước thành viên đề nghị được đối xử như một nước thống nhất

Điều 10 Hội đồng của Liên hiệp đặc biệt

Điều 11 Văn phòng quốc tế

Điều 12 Tài chính

Điều 13 Thay đổi từ Điều 10 đến 13

Điều 14 Phê chuẩn và tán thành.Có hiệu lực.Tán thành các văn bản trước đó. áp dụng Điều 24 của Công ước Pari

Điều 15 Bãi bỏ

Điều 16 áp dụng các văn bản sớm hơn

Điều 17 Chữ ký, Ngôn ngữ, Nhiệm vụ lưu giữ

Điều 18 Điều khoản chuyển tiếp

Điều 1

Thành lập Liên hiệp đặc biệt, nộp đơn đăng ký tại Văn phòng quốc tế,

Xác định nước xuất xứ

1) Các nước mà Thoả ước này áp dụng thành lập Liên hiệp đặc biệt về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá.

2) Công dân của tất cả các nước thành viên có thể đạt được sự bảo hộ tại các nước khác cho nhãn hiệu của mình đối với các hàng hoá và dịch vụ, đã được đăng ký tại nước xuất xứ , bằng việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đó tại Văn phòng quốc tế về Sở hữu trí tuệ ( sau đây gọi tắt là ” Văn phòng quốc tế “) được quy định tại Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (sau đây gọi là ” Tổ chức”) thông qua sự trung gian của Cơ quan tại nước xuất xứ.

3) Nước được coi là nước xuất xứ là nước thành viên Liên hiệp đặc biệt mà người nộp đơn có cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực thụ và nghiêm túc , hoặc nếu không có các cơ sở đó trong phạm vi Liên hiệp đặc biệt thì nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt mà người nộp đơn có chỗ ở cố định , hoặc nếu không có chỗ ở cố định trong phạm vi Liên hiệp đặc biệt mà là công dân của một nước thành viên của Liên hiệp, thì nước thành viên mà người nộp đơn là công dân .

Điều 2

áp dụng Điều 3 của Công ước Pari “đối xử với một số người như là công dân của nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt”.

Công dân của các nước không tham gia Liên hiệp đặc biệt , mà thoả mãn các quy định tại Điều 3 của Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên lãnh thổ của Liên hiệp đặc biệt được thành lập theo Thoả ước này, thì được hưởng sự đối xử như là công dân của nước là thành viên .

Điều 3.

Nội dung của đơn đăng ký quốc tế

1) Tất cả các đơn đăng ký quốc tế đều phải trình bày theo hình thức đã được đề ra trong Quy định; Cơ quan tại nước xuất xứ phải chứng nhận rằng các chi tiết trong đơn đăng ký đó tương ứng với các chi tiết ghi trong đăng bạ quốc gia, và phải thông báo ngày nộp đơn, ngày đăng ký cũng như số đơn, số đăng ký và cả ngày nộp đơn đăng ký quốc tế.

2) Người nộp đơn phải chỉ ra hàng hoá hoặc dịch vụ mà theo đó nhãn hiệu được yêu cầu bảo hộ, và nếu có thể, thì cả nhóm hàng hoá hoặc các nhóm hàng hoá tương ứng theo phân loại hàng hoá được thiết lập theo Thoả ước Nice về phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu. Nếu người nộp đơn không thực hiện việc chỉ dẫn phân loại này thì Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc phân loại hàng hoá theo các nhóm sản phẩm tương ứng với phân loại hàng hoá nêu trong phân loại nêu trên. Việc chỉ dẫn các nhóm hàng hoá của người nộp đơn sẽ được Văn phòng quốc tế kiểm tra, Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc kiểm tra trong sự phối hợp với Cơ quan quốc gia. Trong trường hợp có sự bất đồng ý kiến giữa Văn phòng quốc tế và Cơ quan quốc gia, thì quan điểm của Văn phòng này sẽ được ưu tiên.

3) Nếu người nộp đơn đề nghị mầu sắc như là dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu, thì người đó phải:

1. Trình bày về điều đó, và nộp cùng với đơn đăng ký thông báo chỉ rõ màu hoặc tập hợp màu có yêu cầu;

2. Gửi kèm đơn đăng ký mẫu có mầu sắc của nhãn hiệu đó, mẫu này sẽ được gắn với thông báo do Văn phòng quốc tế thực hiện. Số lượng mẫu nhãn hiệu được ấn định bởi Quy định.

4) Văn phòng quốc tế sẽ đăng ký ngay những nhãn hiệu nộp theo Điều 1. Ngày đăng ký sẽ là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế tại nước xuất xứ, nếu đơn đăng ký được Văn phòng quốc tế nhận được trong vòng hai tháng kể từ ngày đó. Nếu Văn phòng quốc tế không nhận được đơn đăng ký trong thời hạn trên, thì Văn phòng sẽ đăng ký theo ngày nhận được đơn đó. Văn phòng quốc tế sẽ thông báo không chậm trễ cho Cơ quan có liên quan.Nhãn hiệu được đăng ký sẽ được công bố trên tạp chí thường kỳ do Văn phòng quốc tế phát hành, dựa vào những chi tiết trong đơn đăng ký. Trong trường hợp nhãn hiệu có chứa các yếu tố hình hoặc các chữ có dạng đặc biệt thì quy định sẽ xác định khả năng phải nộp các bản in của người nộp đơn.

5) Nhằm mục đích công bố các nhãn hiệu đã được đăng ký cho các nước thành viên, tất cả các Cơ quan sẽ nhận được một số bản tạp chí không mất tiền và một số bản tạp chí được giảm giá , tỷ lệ với số lượng đơn vị được quy định tại Điều 16(4) của Công ước Pari về Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp, theo những điều kiện trong quy định. Công bố này được coi là đầy đủ tại các nước thành viên và người nộp đơn không có quyền yêu cầu một hình thức công bố nào khác.

Điều 3 bis

“Sự hạn chế về lãnh thổ”

1) Tất cả các nước thành viên, vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể thông báo cho Tổng giám đốc Tổ chức ( sau đây gọi là ” Tổng giám đốc”) bằng văn bản về việc bảo hộ nảy sinh từ đăng ký quốc tế sẽ có hiệu lực tại lãnh thổ nước đó chỉ theo đề nghị được biểu thị của chủ nhãn hiệu.

2) Thông báo trên không có hiệu lực trong vòng sáu tháng sau ngày Tổng giám đốc thông báo về điều đó cho các nước thành viên.

Điều 3 ter

Đề nghị “được bảo hộ”

1) Mọi đề nghị được bảo hộ nảy sinh từ đăng ký quốc tế đối với nước đã dành cho mình quyền được quy định tại Điều 3 bis phải được đề cập riêng tại đơn đăng ký được quy định tại Điều 3(1).

2) Mọi đề nghị được bảo hộ được thực hiện tiếp theo việc đăng ký quốc tế phải được thực hiện thông qua Cơ quan của nước xuất xứ theo hình thức được quy định tại Quy chế. Văn phòng quốc tế sẽ đăng ký không chậm trễ việc mở rộng này và sẽ thông báo cho Cơ quan hoặc các Cơ quan của các nước có liên quan.Việc mở rông này cũng được công bố trên tạp chí thường kỳ do Văn phòng quốc tế phát hành.Việc mở rộng này có hiệu lực kể từ ngày được đăng ký trong đăng bạ quốc tế; việc mở rộng này sẽ mất hiệu lực nếu nhãn hiệu đăng ký quốc tế có liên quan hết hiệu lực.

Điều 4

Hiệu lực của việc đăng ký quốc tế

1) Kể từ ngày việc đăng ký quốc tế được thực hiện tại Văn phòng quốc tế theo các quy định tại Điều 3 và 3 ter, việc bảo hộ đối với nhãn hiệu tại tất cả các nước các nước có liên quan phải được thực hiện như đối với nhãn hiệu được nộp đơn trực tiếp.Việc chỉ dẫn nhóm của các sản phẩm và dịch vụ được quy định tại Điều 3 không hạn chế các nước thành viên trong việc xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu,

2) Tất cả các nhãn hiệu là đối tượng của việc đăng ký quốc tế đều được hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại Điều 4 Công ước Pari về Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp mà không bị yêu cầu phải tuân thủ theo hình thức quy định tại khoản D của Điều đó.

Điều 4 bis

Nhãn hiệu đăng ký quốc tế thay thế nhãn hiệu quốc gia đăng ký trước

1) Khi một nhãn hiệu đã được nộp đơn tại một hoặc nhiều nước thành viên lại được đăng ký bởi Văn phòng quốc tế cho cùng một người chủ hoặc người thừa kế hợp pháp của người đó , thì việc đăng ký quốc tế sẽ thay thế đăng ký quốc gia trước đó, mà không làm thiệt hại đến bất cứ quyền đã có được bởi việc đăng ký trước .

2) Cơ quan quốc gia , khi có yêu cầu, phải thực hiện việc ghi nhận vào sổ đăng bạ việc đăng ký quốc tế.

Điều 5

Từ chối bởi Cơ quan quốc gia

1) Tại nước mà luật pháp của nước đó cho phép, Cơ quan quốc gia khi được Văn phòng quốc tế thông báo về việc đăng ký nhãn hiệu hoặc về đề nghị được bảo hộ thực hiện theo quy định của Điều 3ter sẽ có quyền tuyên bố về việc từ chối bảo hộ các nhãn hiệu đó trên lãnh thổ của mình.Tất cả việc từ chối trên phải dựa trên các cơ sở được áp dụng trong trường hợp đăng ký quốc gia theo các quy định của Công ước Pari về Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp .Tuy vậy, việc bảo hộ không thể bị từ chối, thậm chí là từng phần , chỉ với lý do là luật quốc gia không cho phép trừ trường hợp có giới hạn số lượng nhóm sản phẩm hoặc giới hạn về số lượng hàng hoá, dịch vụ.

2) Cơ quan muốn thực hiện quyền trên phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về việc từ chối của họ có nêu rõ lý do, trong thời hạn được quy định bởi luật pháp nước đó và , muộn nhất là trước khi hết thời hạn một năm kể từ ngày đăng ký quốc tế của nhãn hiệu hoặc từ ngày có đề nghị được bảo hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 3ter.

3) Văn phòng quốc tế sẽ chuyển ngay một bản của quyết định từ chối vừa được thông báo, cho Cơ quan của nước xuất xứ và chủ sở hữu của nhãn hiệu , hoặc cho người đại diện của chủ nhãn hiệu nếu người đại diện được Cơ quan đó thông báo cho Văn phòng quốc tế. Những người có liên quan cũng có cùng quyền lợi giống như trường hợp nhãn hiệu được họ nộp đơn trực tiếp vào nước đã có quyết định từ chối.

4) Lý do từ chối sẽ được Văn phòng quốc tế thông báo cho bất cứ người nào quan tâm nếu họ có yêu cầu.

5) Cơ quan mà không thông báo cho Văn phòng quốc tế về quyết định từ chối tạm thời hoặc cuối cùng về việc đăng ký nhãn hiệu hoặc đề nghị được bảo hộ trong thời hạn tối đa là một năm nêu trên thì sẽ mất quyền được quy định tại khoản 1 của Điều này đối với nhãn hiệu có liên quan.

6) Cơ quan có thẩm quyền không được tuyên bố huỷ bỏ hiệu lực của nhãn hiệu quốc tế mà không cho phép chủ nhãn hiệu có điều kiện để bảo vệ quyền của mình, trong một thời hạn thích hợp. Việc huỷ bỏ này phải thông báo cho Văn phòng quốc tế.

Điều 5 bis

Tài liệu chứng minh về việc sử dụng hợp pháp một số dấu hiệu cụ thể của nhãn hiệu

Tài liệu chứng minh về việc sử dụng hợp pháp một số dấu hiệu cụ thể tạo thành nhãn hiệu, như là quốc huy, huy hiệu, chân dung, danh hiệu vinh dự, tên của người không phải là người nộp đơn, hoặc các chữ đề tặng khác như vậy có thể được yêu cầu bởi Cơ quan của các nước thành viên thì được miễn sự xác nhận hoặc chứng nhận của cơ quan nào khác ngoài Cơ quan của nước xuất xứ.

Điều 5 ter

Bản sao bản đăng bạ quốc tế. Tra cứu trước. Trích lục đăng bạ quốc tế.

1) Văn phòng quốc tế sẽ cấp cho bất cứ người nào có nhu cầu mà đã nộp phí được đề ra trong Quy định, bản sao bản đăng bạ quốc tế có liên quan đến một nhãn hiệu riêng biệt.

2) Văn phòng quốc tế cũng có thể , theo phí đã được trả, thực hiện việc tra cứu trước đối với các nhãn hiệu đăng ký quốc tế.

3) Trích lục đăng bạ quốc tế được yêu cầu nhằm mục đích công bố tại một trong các nước thành viên thì được miễn khỏi mọi sự xác nhận.

Điều 6

Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký quốc tế.

Tính độc lập của đăng ký quốc tế. Kết thúc việc bảo hộ tại nước xuất xứ .

1) Đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế có hiệu lực trong vòng 20 năm với khả năng gia hạn theo điều kiện quy định tại Điều 7.

2) Sau khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế , việc đăng ký này sẽ trở nên không phụ thuộc vào nhãn hiệu đăng ký quốc gia trước đó tại nước xuất xứ theo các điều kiện dưới đây.

3) Việc bảo hộ nảy sinh từ đăng ký quốc tế, dù có là đối tượng được chuyển giao hay không cũng không còn hiệu lực, một phần hoặc toàn bộ , nếu trong vòng 5 năm kể từ ngày đang ký quốc tế, nhãn hiệu quốc gia đăng ký trước đó tại nước xuất xứ không còn được bảo hộ pháp lý, một phần hoặc toàn bộ tại nước đó. Điều này còn áp dụng cả trong trường hợp việc bảo hộ pháp lý sau này bị kết thúc do kết quả của việc khiếu nại được bắt đầu trước khi hết thời hạn 5 năm.

4) Trong trường hợp đình chỉ hiệu lực do tự nguyện hoặc đương nhiên Cơ quan của nước xuất xứ sẽ yêu cầu đình chỉ nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế, và Văn phòng này sẽ thực hiện việc đình chỉ hiệu lực. Trong trường hợp việc huỷ bỏ là kết luận của Toà án, Cơ quan đó sẽ gửi cho Văn phòng quốc tế một cách đương nhiên hoặc theo yêu cầu của nguyên đơn gửi bản sao của đơn kiện hoặc bất cứ tài liệu nào khác chứng tỏ vụ kiện đã bắt đầu , và cả quyết định cuối cùng của Toà án; Văn phòng sẽ đưa thông báo về vấn đề đó vào đăng bạ.

Điều 7

Gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế

1) Bất cứ nhãn hiệu nào cũng có thể gia hạn thêm 20 năm kể từ khi hết hạn thời hạn trước đó, bằng cách trả phí cơ bản, và trong trường hợp cần thiết phụ phí và phí bổ sung theo quy định tại Điều 8(2).

2) Việc gia hạn không được bao gồm bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến đăng ký trước đó theo hình thức gần nhất.

3) Lần gia hạn đầu tiên theo quy định của Hiệp ước Nice 15.6.1957 hoặc theo hiệu lực của Điều này , phải bao gồm chỉ dẫn về phân loại hàng hoá theo phân loại hàng hoá quốc tế mà đăng ký nhãn hiệu có liên quan.

4) Sáu tháng trước khi hết thời hạn hiệu lực, Văn phòng quốc tế sẽ gửi một thông báo không chính thức để nhắc nhở chủ nhãn hiệu hoặc người đại diện của họ về ngày hết hạn hiệu lực.

Điều 8

Phí quốc gia, phí quốc tế. Phân chia số thu, Phụ phí, và Phí bổ sung

1) Cơ quan của nước xuất xứ có thể quy định, theo quan điểm của mình và thu , theo lợi ích của riêng mình phí quốc gia đối với chủ nhãn hiệu mà căn cứ vào nhãn hiệu đó việc đăng ký quốc tế hoặc gia hạn được thực hiện.

2) Để đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế thì sẽ phải trả trước phí quốc tế bao gồm:

a) Phí cơ bản;

b) Phụ phí cho mỗi các nhóm sản phẩm theo phân loại hàng hoá quốc tế mà theo đó có hàng hoá , dịch vụ sẽ áp dụng nhãn hiệu tính nhóm thứ trở đi;

c) Phí bổ sung đối với yêu cầu mở rộng phạm vi bảo hộ theo quy định tại Điều 3 ter.

3) Tuy vậy phụ phí theo quy định tại khoản 2(b) có thể được nộp trong thời hạn đề ra trong Quy chế mà không ảnh hưởng đến ngày đăng ký , nếu phân loại hàng hoá , dịch vụ được phân loại hoặc sửa lại bởi Văn phòng quốc tế.Nếu hết thời hạn nêu trên, người nộp đơn không nộp phụ phí hoặc không giảm danh mục hàng hoá, dịch vụ, thì đơn đăng ký quốc tế coi như bị rút bỏ.

4) Thu nhập hàng năm từ các nguồn thu khác nhau trong đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quốc tế, không kể các khoản thu theo quy định tại các phần (b) và (c) khoản (2) sẽ được Văn phòng quốc tế chia đều cho các nước thành viên của Thoả ước này , sau khi đã trừ các khoản chi và trả cần thiết để áp dụng Thoả ước.Nếu vào thời điểm Thoả ước này có hiệu lực, nước nào chưa phê chuẩn hoặc tham gia vào Thoả ước này, thì nước đó trong thời gian cho đến khi phê chuẩn hoặc tham gia Thoả ước sẽ có quyền được chia phần từ nguồn thu có được trên cơ sở Thoả ước trước đây áp dụng cho nước đó.

5) Thu nhập có được từ phụ phí theo quy định tại khoản (2)(b) sẽ được chia cho các nước thành viên của Thoả ước này hoặc Thoả ước Nice ngày 15.6.1957 sau khi kết thúc năm, tỷ lệ với số lượng nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại các nước đó trong năm, số lượng này sẽ được nhân lên với hệ số được quy định trong Quy định đối với các nước có xét nghiệm sơ bộ.Nếu vào thời điểm Thoả ước này có hiệu lực, nước nào chưa phê chuẩn hoăc tham gia Thoả ước này, thì nước đó trong thời điểm cho đến khi phê chuẩn hoặc tham gia Thoả ước sẽ có quyền được chia phần từ tổng số được tính trên cơ sở Thoả ước Nice.

6) Tổng số tiền có được từ phí bổ sung quy định tại khoản 2(c) sẽ được chia theo quy định tại khoản (5) cho các nước dành cho mình quyền quy định tại Điều 3bis. Nếu vào thời điểm Thoả ước này có hiệu lực, nước nào chưa phê chuẩn hoăc tham gia Thoả ước này , thì nước đó trong thời gian cho đến khi phê chuẩn hoặc tham gia Thoả ước sẽ có quyền được chia phần từ tổng số được tính trên cơ sở Thoả ước Nice.

Điều 9

Thay đổi trong đăng bạ quốc gia ảnh hưởng đến đăng ký quốc tế.

Giảm danh mục hàng hoá, dịch vụ ghi trong đăng ký quốc tế.

Bổ sung vào danh mục đó. Thay thế trong danh mục

1) Cơ quan của nước của người có tên trong đăng ký quốc tế phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về mọi việc huỷ bỏ, đình chỉ hiệu lực, chuyển nhượng và các thay đổi khác đối với nhãn hiệu tại đăng bạ quốc gia, nếu việc thay đổi đó có ảnh hưởng đến đăng ký quốc tế.

2) Văn phòng sẽ ghi nhận những thay đổi đó vào Đăng bạ quốc tế, và thông báo cho Cơ quan của nước thành viên, và công bố trên tạp chí của mình.

3) Quy trình như vậy cũng được áp dụng khi người người có tên trong đăng ký quốc tế đề nghị giảm danh mục hàng hoá , dịch vụ ghi trong đăng ký.

4) Tất cả các công việc này đều phải trả phí ,được ấn định tại Quy chế.

5) Việc bổ sung sau này các hàng hoá hoặc dịch vụ mới vào danh mục hàng hoá đó chỉ được thực hiện bằng cách nộp đơn đăng ký mới theo quy định tại Điều 3.

6) Việc thay thế hàng hoá, dịch vụ này bằng hàng hoá, dịch vụ khác cũng được coi như là bổ sung.

Điều 9 bis

Chuyển giao nhãn hiệu quốc tế, kế thừa thay đổi tại nước của chủ sở hữu

1) Trong trường hợp nhãn hiệu được đăng ký quốc tế được chuyển giao cho người tại một nước thành viên khác với nước của người có tên trong đăng ký quốc tế , thì việc chuyển giao này phải phải được Cơ quan của nước của người có tên trong đăng ký quốc tế thông báo cho Văn phòng quốc tế. Văn phòng sẽ ghi nhận việc chuyển giao đó vào Đăng bạ quốc tế, và thông báo cho Cơ quan của nước thành viên, và công bố trên tạp chí của mình.Nếu việc chuyển giao có hiệu lực trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế, Văn phòng quốc tế sẽ yêu cầu sự đồng ý của nước của người chủ mới và công bố, nếu có thể , ngày và số nhãn hiệu tại nước của người chủ mới.

2) Việc chuyển giao nhãn hiệu được đăng ký quốc tế vì lợi ích của những người không được hưởng quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ không được ghi nhận.

3) Trong trường hợp không có khả năng ghi nhận việc chuyển giao nhãn hiệu tại đăng bạ quốc tế, hoặc bởi vì nước của người chủ mới không đồng ý hoặc bởi vì việc chuyển giao đó được thực hiện vì lợi ích của những người không được hưởng quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế, thì Cơ quan của người chủ trước đây có quyền đề nghị Văn phòng quốc tế huỷ bỏ nhãn hiệu ghi trong đăng bạ.

Điều 9 ter

Chuyển giao nhãn hiệu đăng ký quốc tế đối với một phần hàng hoá,

dịch vụ hoặc tại một số nước thành viên cụ thể

1) Nếu việc chuyển giao nhãn hiệu đăng ký quốc tế đối với một một phần hàng hoá, dịch vụ được thông báo cho Văn phòng quốc tế, , thì Văn phòng sẽ ghi nhận vào đăng bạ.Tất cả các nước thành viên có quyền từ chối công nhận hiệu lực của việc chuyển giao đó nếu như hàng hoá , dịch vụ được chuyển giao tương tự với hàng hoá, dịch vụ với hàng hoá, dịch vụ,vẫn còn được đăng ký cho người chuyển giao.

2) Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc ghi nhận như trên đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế trong trường hợp việc chuyển giao chỉ thực hiện trong một hoặc vài nước thành viên.

3) Trong trường hợp trên, nếu sự thay đổi xảy ra tại nước của chủ sở hữu, Cơ quan tại nước có chủ sở hữu mới có quyền, nếu việc chuyển giao nhãn hiệu được thực hiện trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế, đưa ra sự đồng ý như quy định tại Điều 9 bis.

4) Các quy định của các khoản trên sẽ được áp dụng theo quy định của Điều 6 quater của Công ước Pari về Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp.

Điều 9 quarter

Cơ quan chung cho một số nước thành viên.

Yêu cầu của một số nước thành viên đề nghị được đối xử như một nước thống nhất

1) Nếu một số nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt đồng ý thực hiện việc việc đồng nhất luật về nhãn hiệu , họ có thể thông báo cho Tổng giám đốc:

(a) Một Cơ quan chung sẽ thay thế cho tất cả các Cơ quan của các nước đó, và

(b) Toàn bộ lãnh thổ của họ sẽ được coi như là một nước để áp dụng một phần hoặc toàn bộ các quy định trước Điều này.

2) Thông báo trên không có hiệu lực trong vòng sáu tháng sau ngày Tổng giám đốc thông báo về điều đó cho các nước thành viên.

Điều 10

Hội đồng của Liên hiệp đặc biệt

1)(a) Liên hiệp đặc biệt sẽ có Hội đồng bao gồm các nước đã phê chuẩn hoặc tán thành Văn bản này.

(b) Chính phủ của tất cả các nước sẽ được đại diện bởi một đại biểu, người đó có thể được sự giúp đỡ của các đại biểu không thường trực, cố vấn, chuyên gia.

(c) Các Chính phủ sẽ chịu mọi chi phí của đoàn đại biểu do họ cử ra, trừ chi chi phí về đi lại và chi tiêu cho một đại biểu của mỗi nước thành viên sẽ được trích từ quỹ của Liên hiệp đặc biệt.

2) (a) Hội đồng sẽ:

(i) Giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến việc duy trì và phát triển Liên hiệp đặc biệt và áp dụng Thoả ước này;

(ii) Hướng dẫn Văn phòng quốc tế về việc chuẩn bị cho các hội nghị sửa đổi, có tính đến các ý kiến của các nước chưa phê chuẩn hoặc tán thành Văn bản này;

(iii) Sửa đổi Quy định, bao gồm phí quy định tại Điều 8(2) và các phí khác liên quan đến đăng ký quốc tế.

(iv) Duyệt và chấp nhận báo cáo và hoạt động của Tổng giám đốc liên quan đến hoạt động của Hiệp hội đặc biệt và kiến nghị với Tổng giám đốc các chỉ dẫn cần thiết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Liên hiệp đặc biệt;

(v) Xác định chương trình và thông qua ngân sách 2 năm của Liên hiệp đặc biệt, và phê chuẩn bản kê khai tài chính của ngân sách;

(vi) Thông qua quy định về tài chính của Liên hiệp đặc biệt;

(vii) Thành lâp các ban của các chuyên gia và các nhóm làm việc nếu điều đó là cần thiết để đạt được mục tiêu của Liên hiệp đặc biệt;

(viii) Xác định các nước không phải là thành viên của Liên hiệp đặc biệt và các Tổ chức quốc tế phi chính phủ có thể chấp nhận tham gia Hội nghị như là quan sát viên;

(ix) Chấp thuận sự thay đổi từ Điều 10 đến Điều 13;

(x) Thực hiện các hành động thoả đáng để xác định mục đích tiếp theo của Liên hiệp đặc biệt;

(xi) Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp theo quy định của Thoả thuận này;

(b) Đối với các vấn đề còn là lợi ich của Hiệp hội khác được chỉ đạo bởi Tổ chức, Hội đồng sẽ ra quyết định sau khi nghe hướng dẫn của Hội đồng phối hợp của Tổ chức;

(3)(a) Mỗi nước thành viên của Hội đồng có một phiếu bầu;

(b) Một nửa các nước thành viên của Hội đồng là đủ để tạo thành phiên họp.

(c) Dù có quy định tại phần (b), nếu như tại bất kỳ khoá hợp nào, số lượng các nước tham dự ít hơn một nửa nhưng bằng hoặc nhiều hơn một phần ba các nước thành viên của Hội đồng thì Hội đồng cũng có thể đưa ra quyết định, nhưng trừ quyết định liên quan đến trình tự, tất cả các quyết định chỉ có hiệu lực nếu các điều kiện đề ra dưới đây được đáp ứng.Văn phòng quốc tế sẽ thông báo về các quyết định đó cho các nước thành viên không tham dự và đề nghị họ trong vòng ba tháng kể từ ngày thông báo trình bày ý kiến bằng văn bản về việc bỏ phiếu hoặc không tham gia bỏ phiếu.Nếu vào lúc kết thúc thời hạn đó, các nước thành viên đã trình bày ý kiến của họ về việc bỏ phiếu hoặc không tham gia bỏ phiếu đạt bằng số nước còn thiếu để tạo thành phiên họp tại chính khoá họp đó , thì các quyết định đó sẽ có hiệu lực nếu đạt được đa số cần thiết vào thời điểm đó .

(d) Theo quy định tại Điều 13(2), quyết định của Hội đồng cần phải có hai phần ba số phiếu được kiểm.

(e) Việc không tham gia bỏ phiếu không được tính là bỏ phiếu.

(g) Các nước thuộc Liên hiệp đặc biệt không phải là thành viên của Hội đồng sẽ được chấp nhận tham dự kỳ họp như là quan sát viên.

(4)(a) Hội đồng họp hai năm một kỳ họp thông thường theo triệu tập của Tổng giám đốc , nếu không có các trường hợp ngoại lệ, tại cùng một địa điểm và cùng thời gian như là Đại Hội đồng của Tổ chức.

(b) Hội đồng cũng có thể có kỳ họp bất thường theo triệu tập của Tổng giám đốc, nếu có yêu cầu của một phần tư các nước thành viên của Hội đồng.

(c) Chương trình nghị sự của tất cả các kỳ họp do Tổng giám đốc chuẩn bị.

(5) Hội đồng sẽ chấp nhận quy định về thủ tục.

Điều 11

Văn phòng quốc tế

(1)(a) Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc đăng ký quốc tế và các trách nhiệm có liên quan , cũng như là các nhiệm vụ hành chính khác liên quan đến công việc của Liên hiệp đặc biệt.

(b) Đặc biệt, Văn phòng quốc tế sẽ chuẩn bị các cuộc họp và đảm bảo nhiệm vụ thư ký của Hội đồng và của các ban chuyên gia và các nhóm làm việc được thiết lập bởi Hội đồng.

(c) Tổng giám đốc là người phụ trách điều hành của Liên hiệp đặc biệt và đại diện cho Liên hiệp đặc biệt.

(2) Tổng giám đốc và bất cứ nhân viên nào được Ông chỉ định, cũng có thể tham dự mà không được quyền bỏ phiếu vào các buổi họp của Hội đồng và của các ban chuyên gia hoặc các nhóm làm việc được Hội đồng thành lập. Tổng giám đốc hoặc nhân viên nào được Ông chỉ định đương nhiên là thư ký của các tổ chức đó.

(3)(a) Văn phòng quốc tế theo hướng dẫn của Hội đồng , sẽ thực hiện việc chuẩn bị cho các Hội nghị sửa đổi các Điều khoản của Thoả ước ngoài các Điều từ 10 đến Điều 13.

(b) Văn phòng quốc tế cũng có thể thảo luận với các tổ chức liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế phi chính phủ liên quan đến việc chuẩn bị cho các hội nghị sửa đổi.

(c) Tổng giám đốc và bất cứ người nào được Tổng giám đốc chỉ định sẽ tham dự mà không được quyền bỏ phiếu vào các buổi thảo luận trong các phiên họp đó.

(4) Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác được chỉ định.

Điều 12

Tài chính

(1)(a) Liên hiệp đặc biệt có ngân sách.

(b) Ngân sách của Liên hiệp đặc biệt bao gồm các khoản thu và khoản chi của chính Liên hiệp đặc biệt, những khoản đóng góp vào các khoản chi chung của các Hội, và trong các trường hợp có thể thì cả khoản đóng vào ngân sách Đại hội của Tổ chức.

(c) Những khoản chi không chỉ quy riêng cho Liên hiệp đặc biệt mà còn cho cả một hoặc nhiều hiệp hội khác dưới sự điều hành của Tổ chức được coi là khoản chi chung của các Hội.Phần đóng góp của Liên hiệp đặc biệt trong khoản chi chung đó sẽ tỷ lệ với lợi ích của Liên hiệp đặc biệt trong đó.

(2) Ngân sách của Liên hiệp đặc biệt được thiết lập trên cơ sở xem xét các yêu cầu phối hợp với ngân sách của các Liên hiệp khác dưới sự điều hành của Tổ chức .

(3) Ngân sách của Liên hiệp đặc biệt có vốn từ các nguồn sau:

(i) Phí đăng ký quốc tế , các khoản phí và các khoản tiền khác từ các dịch vụ được thực hiện bởi Văn phòng quốc tế có liên quan đến Liên hiệp đặc biệt;

(ii) Tiền thu được do việc bán hoặc chuyển giao quyền đối với các ấn phẩm của Văn phòng quốc tế liên quan đến Liên hiệp đặc biệt;

(iii) Quà tặng, tiền để lại theo chúc thư, tiền trợ cấp;

(iv) Tiền cho thuê, lợi tức;

(4 (a) Mức phí theo quy định tại Điều 8(2) và các phí khác liên quan đến việc đăng ký quốc tế sẽ được ấn định bởi Hội đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc;

(b) Mức phí được ấn định như vậy với tính toán rằng các nguồn thu hàng năm của Liên hiệp đặc biệt từ phí khác với phụ phí và phí bổ sung ít nhất cũng phải trang trải được chi phí của Văn phòng quốc tế liên quan đến Liên hiệp đặc biệt;

(c) Nếu ngân sách không được chấp nhận trước khi bắt đầu giai đoạn tài chính mới, thì cũng có mức như ngân sách năm trước , như đã được định ra tại các quy định tài chính;

(5) Tuân theo các quy định tại Điều 4(a), số tiền từ các khoản phí và các khoản tiền khác từ các dịch vụ được thực hiện bởi Văn phòng quốc tế có liên quan đến Hiệp hội đặc biệt sẽ được Tổng giám đốc thông kê và báo cáo cho Hội đồng;

(6)(a) Hiệp hội đặc biệt có quỹ hoạt động tài chính được thành lập bởi đóng góp không định kỳ của tất cả các nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt, trong trường hợp quỹ trở nên không đầy đủ, Hội đồng sẽ quyết định mở rộng quỹ.

(b) Số tiền đóng góp ban đầu của tất cả các nước cho quỹ này, hoặc sự đóng góp của họ trong trường hợp mở rộng tỷ lệ với phần đóng góp của nước đó như là thành viên của Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho ngân sách của tổ chức này trong năm khi thiết lập quỹ hoặc khi có quyết định mở rộng;

(c) Phần đóng góp và điều kiện sẽ được ấn định bởi Hội đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc và sau khi nghe ý kiến của Uỷ ban phối hợp của Tổ chức;

(d) Cho đến khi mà Hội đồng còn cho phép sử dụng quỹ dự trữ của Liên hiệp đặc biệt như là quỹ hoạt động tài chính, Hội đồng có thể hoãn việc áp dụng các quy định tại các khoản (a), (b), (c).

(7)(a) Trong thoả thuận về trụ sở chính giữa nước mà trên lãnh thổ nước đó Tổ chức đóng trụ sở và Tổ chức có trụ sở, quy định rằng, trong trường hợp mà quỹ hoạt động tài chính bị thiếu, thì các nước đó sẽ phải ứng trước.Tổng số tiền ứng trước và điều kiện là nội dung của các thoả thuận riêng trong từng trường hợp, giữa nước đó và Tổ chức.

(b) Các nước được nhắc tới tại phần (a) và tổ chức đều có quyền tuyên bố bãi bỏ trách nhiệm trả trước bằng văn bản. Việc bãi bỏ này có hiệu lực sau ba năm kể từ kết thúc năm mà việc bãi bỏ đó được thông báo.

(8) Việc kiểm tra tài chính được thực hiện theo các quy định về tài chính bởi một hoặc nhiều nước của Hiệp hội đặc biệt hoặc do người kiểm tra từ bên ngoài .Họ được chỉ định bởi Hội đồng với sự chấp nhận của họ.

Điều 13

Thay đổi từ Điều 10 đến 13

(1) Đề nghị sửa đổi các Điều 10, 11, 12 và Điều này có thể được khởi xướng bởi bất cứ nước thành viên nào của Hội đồng, hoặc bởi Tổng giám đốc. Những đề nghị này sẽ được Tổng giám đốc thông báo cho các nước thành viên của Hội đông ít nhất là sáu tháng trước khi được Hội đồng xem xét.

(2) Sự thay đổi đối với các Điều được quy định tại khoản (1) phải được sự chấp nhận của Hội đồng. Sự chấp nhận này phải được thể hiện bằng ba phần tư số phiếu được kiểm, nếu sự thay đổi liên quan đến Điều 10 và Điều này thì cần phải có bốn phần năm số phiếu được kiểm.

(3) Bất cứ sự thay đổi nào đối với các Điều được nhắc tới tại khoản (1) sẽ có hiệu lực sau một tháng, kể từ khi Tổng giám đốc nhận được từ ba phần tư các nước thành viên của Hội đồng vào thời điểm chấp nhận các thông báo chấp nhận bằng văn bản được thực hiện theo đúng thủ tục luật pháp của nước họ. Bất cứ sự thay đổi nào được chấp nhận như trên sẽ là trách nhiệm cho các nước thành viên của Hội đông vào thời điểm sự thay đổi đó có hiệu lực, hoặc trở thành thành viên của Hội đồng sau thời điểm đó.

Điều 14

Phê chuẩn và tán thành. Có hiệu lực.

Tán thành các văn bản trước đó. áp dụng Điều 24 của Công ước Paris

(1) Bất cứ nước thành viên nào của Hiệp hội đã ký vào văn bản này cũng có thể phê chuẩn văn bản,và nếu không ký, thì cũng có thể tán thành văn bản.

(2)(a) Bất cứ nước nào không phải là thành viên của Hiệp hội đặc biệt mà tham gia Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng có thể tán thành văn bản này và do đó trở thành thành viên của Liên hiệp đặc biệt.

(b) Ngay sau khi Văn phòng quốc tế được thông báo rằng các nước đó tán thành văn bản , thì Văn phòng sẽ gửi cho Cơ quan của nước đó , theo quy định của Điều 3, các thông báo về các nhãn hiệu đang được bảo hộ quốc tế.

(c) Việc thông báo này , về thực chất đã đảm bảo cho các nhãn hiệu đó các lợi ích đã được quy định tại các Điều trước trên lãnh thổ nước đó , và sẽ xác định sự bắt đầu thời hạn một năm mà theo đó Cơ quan có liên quan có thể đưa ra ý kiến theo quy định tại Điều 5.

(d) Tuy vậy, bất cứ nước nào trong các nước trên, khi chấp nhận Văn bản này, cũng có thể tuyên bố rằng, trừ trường hợp các nhãn hiệu đăng ký quốc tế là đối tượng tại nước này vì giống với nhãn hiệu đã đăng ký quốc gia đang có hiệu lực tại nước đó và sẽ được công nhận ngay nếu có yêu cầu của các bên có liên quan ,việc áp dụng Văn bản này chỉ giới hạn cho các nhãn hiệu được đăng ký kể từ ngày việc chấp nhận Văn bản có hiệu lực .

(e) Việc tuyên bố này sẽ làm cho Văn phòng quốc tế không còn trách nhiệm phải thông báo như đã nêu trên.Văn phòng quốc tế chỉ thông báo, trong thời hạn một năm kể từ ngày chấp nhận nước thành viên mới, các nhãn hiệu với các chi tiết cần thiết có yêu cầu được hưởng sự ngoại lệ đã được quy định tại phần (d).

(f) Văn phòng quốc tế sẽ không thực hiện việc thông báo cho các nước tuyên bố dành cho mình quyền được quy định tại Điều 3 bis, khi tán thành văn bản này. Các nước này còn có quyền tuyên bố vào thời điểm đó rằng, việc áp dụng Văn bản này chỉ giới hạn cho các nhãn hiệu được đăng ký kể từ ngày việc chấp nhận Văn bản có hiệu lực; Tuy vậy việc hạn chế này không ảnh hưởng tới các nhãn hiệu ký quốc tế là đối tượng giống với nhãn hiệu đã đăng ký quốc gia trước đó tại nước này, và điều đó là cơ sở để đưa ra và thông báo yêu cầu dành sự bảo hộ theo quy định tại Điều 3 ter và 8(2)(c).

(g) Đăng ký nhãn hiệu là đối tượng của một trong các thông báo được quy định tại khoản này sẽ được coi là thay thế việc đăng ký trực tiếp tại nước thành viên mới đó, trước khi việc tán thành văn bản có hiệu lực.

(3) Văn bản về việc phê chuẩn và tán thành sẽ do Tổng giám đốc lưu trữ.

(4)(a) Đối với năm nước đầu tiên nộp văn bản phê chuẩn hoặc tán thành , Văn bản này có hiệu lực sau ba tháng kể từ khi nước thứ năm nộp văn bản.

(b) Đối với bất cứ nước nào khác Văn bản này có hiệu lực sau ba tháng kể từ khi việc phê chuẩn hoặc tán thành được thông báo cho Tổng giám đốc, trừ khi thời điểm muộn hơn được chỉ ra trong Văn bản về việc phê chuẩn và tán thành .Trong trường hợp này, Văn bản này có hiệu lực tại nước đó vào thời điểm đã được chỉ ra.

(5) Việc phê chuẩn hoặc tán thành sẽ dẫn đến việc công nhận toàn bộ hiệu lực và chấp nhận toàn bộ quyền lợi tại Văn bản này.

(6) Sau khi văn bản này có hiệu lực, các nước chỉ có thể tán thành Thoả ước Nice 15.6.1957 cùng với việc phê duyệt hoặc tán thành Văn bản này. Tán thành các văn bản trước Thoả ước Nice không được phép dù có phê duyệt hoặc tán thành Văn bản này.

(7) Các quy định tại Điều 24 của Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sẽ được áp dụng cho Thoả ước này.

Điều 15

Bãi ước

(1) Thoả ước này sẽ duy trì hiệu lực mà không bị hạn chế về thời gian.

(2) Bất cứ nước nào cũng có thể bãi ước Văn bản này bằng thông báo gởi cho Tổng giám đốc.Việc bãi ước này sẽ tạo thành việc bãi ước cả các Văn bản trước đó và sẽ có hiệu lực tại nước bãi ước, Văn bản này vẫn duy trì toàn bộ hiệu lực và được thi hành tại các nước khác của Liên hiệp đặc biệt. (3) Việc bãi ước có hiệu lực sau một năm kể từ ngày Tổng giám đốc nhận được thông báo.

(4) Quyền bãi ước được quy định bởi Điều này không được thực hiện bởi bất cứ nước thành viên nào trước khi hết 5 năm kể từ ngày nước đó trở thành thành viên của Liên hiệp đặc biệt.

(5) Nhãn hiệu đăng ký quốc tế đã được đăng ký cho đến ngày việc bãi ước trở nên có hiệu lực và không bị từ chối trong thời hạn một năm theo quy định tại Điều 5, vẫn tiếp tục trong thời hạn được bảo hộ quốc tế, được hưởng sự bảo hộ như được nộp đơn trực tiếp tại nước đã bãi ước.

Điều 16

áp dụng các văn bản sớm hơn

(1)(a) Đối với các nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt đã phê chuẩn hoặc tán thành Văn bản , thì kể từ ngày có hiệu lực đối với các nước đó, văn bản này sẽ thay thế Thoả ước Madrid 1891 với tất cả các văn bản trước văn bản này.

(b) Tuy vậy, bất cứ nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt đã phê chuẩn hoặc tán thành văn bản , thì trong quan hệ đối với các nước không phê chuẩn hoặc tán thành văn bản này vẫn còn trách nhiệm tuân thủ các văn bản trước đây mà chưa bị bãi bỏ bởi Điều 12(4) của thoả ước Nice 15.5.1957.

(2) Các nước ngoài Liên hiệp đặc biệt mà là thành viên của Văn bản này có thể áp dụng Văn bản này đối với các đơn đăng ký quốc tế được thực hiện tại văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan của các nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt không chấp nhận Văn bản , nếu việc đăng ký đối với nước đó đáp ứng các yêu cầu của Văn bản này.Còn đối với các đơn đăng ký quốc tế được thực hiện tại Văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan của các nước ngoài Liên hiệp là thành viên của Văn bản này như đã nêu trên, các nước đó phải đồng ý rằng các nước thành viên của Liên hiệp không chấp nhận Văn bản có quyền đề nghị đáp ứng yêu cầu của Văn bản gần nhất mà nước đó là thành viên.

Điều 17

Chữ ký, Ngôn ngữ, Nhiệm vụ lưu giữ

(1)(a) Văn bản này được ký một bản bằng tiếng Pháp và gửi lưu giữ cho Chính phủ Thuỵ điển.

(b) Các bản chính thức do Tổng giám đốc soạn thảo sau khi thảo luận với các Chính phủ có liên quan, bằng các ngôn ngữ do Hội đồng chỉ định.

(2) Việc ký kết văn bản này được cho phép tại Thuỵ điển cho đến ngày 13.1.1968.

(3) Tổng giám đốc gửi hai bản đã ký của Văn bản này, được Chính phủ Thuỵ điển chứng nhận cho Chính phủ các nước là thành viên của Hiệp hội đặc biệt và các Chính phủ của nước khác , nếu đươc yêu cầu.

(4) Tổng giám đốc phải đăng ký Văn bản này với ban thư ký của Liên hợp quốc.

(5) Tổng giám đốc phải thông báo cho Chính phủ các nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt về chữ ký, gửi lưu giữ các văn bản phê chuẩn hoặc tán thành và bất cứ các tuyên bố nào trong các văn bản đó, việc có hiệu lực của bất cứ quy định nào của Văn bản này, thông báo về việc bãi ước hoặc các thông báo khác theo quy định Điều 3 bis, 9 quater, 13, 14(7), 15(2).

Điều 18

Điều khoản chuyển tiếp

(1) Cho đến khi Tổng giám đốc đầu tiên nhận chức, Văn phòng quốc tế của tổ chức hoặc Tổng giám đốc được nhắc tới tại Văn bản này sẽ coi như là nhắc tới Văn phòng của Hội được thiết lập bởi Công ước Pari về bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp và giám đốc của Văn phòng đó.

(2) Nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt không phê chuẩn hoặc tán thành Văn bản này , có thể trong vòng 5 năm sau khi Công ước thành lập Tổ chức có hiệu lực, thực hiện quyền các quy định từ Điều 10 đến 13 như là họ bị ràng buộc bởi các quy định đó, nếu họ muốn.Bất cứ nước nào muốn thực hiện các quyền đó phải thông báo bằng văn bản về hiệu lực đó cho Tổng giám đốc; Việc thông báo này có hiệu lực kể từ ngày nhận được.Các nước này sẽ được coi là thành viên của Hội đồng cho đến khi hết thời hạn trên.

2. Văn kiện thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa

(Ban hành ngày 14.4.1891, được sửa đổi tại Brussel 14.12.1900, tại Washington 2.6.1911, tại La Hay 6.11.1925, tại London ngày 2.6.1934, tại Nice 15.6.1957 và tại Stockholm 14.7.1067, và thay đổi ngày 2.10.1979)

Văn kiện thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa

Điều 1. Thành lập Liên hiệp đặc biệt, nộp đơn đăng ký tại Văn phòng quốc tế, Xác định nước xuất xứ

1) Các nước mà Thoả ước này áp dụng thành lập Liên hiệp đặc biệt về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá.

2) Công dân của tất cả các nước thành viên có thể đạt được sự bảo hộ tại các nước khác cho nhãn hiệu của mình đối với các hàng hoá và dịch vụ, đã được đăng ký tại nước xuất xứ , bằng việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đó tại Văn phòng quốc tế về Sở hữu trí tuệ ( sau đây gọi tắt là ” Văn phòng quốc tế “) được quy định tại Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (sau đây gọi là ” Tổ chức”) thông qua sự trung gian của Cơ quan tại nước xuất xứ.

3) Nước được coi là nước xuất xứ là nước thành viên Liên hiệp đặc biệt mà người nộp đơn có cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh thực thụ và nghiêm túc , hoặc nếu không có các cơ sở đó trong phạm vi Liên hiệp đặc biệt thì nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt mà người nộp đơn có chỗ ở cố định , hoặc nếu không có chỗ ở cố định trong phạm vi Liên hiệp đặc biệt mà là công dân của một nước thành viên của Liên hiệp, thì nước thành viên mà người nộp đơn là công dân .

Youtube video

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Điều 2. áp dụng Điều 3 của Công ước Pari ” đối xử với một số người như là công dân của nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt”.

Công dân của các nước không tham gia Liên hiệp đặc biệt , mà thoả mãn các quy định tại Điều 3 của Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên lãnh thổ của Liên hiệp đặc biệt được thành lập theo Thoả ước này, thì được hưởng sự đối xử như là công dân của nước là thành viên .

Điều 3.Nội dung của đơn đăng ký quốc tế

1) Tất cả các đơn đăng ký quốc tế đều phải trình bày theo hình thức đã được đề ra trong Quy định; Cơ quan tại nước xuất xứ phải chứng nhận rằng các chi tiết trong đơn đăng ký đó tương ứng với các chi tiết ghi trong đăng bạ quốc gia, và phải thông báo ngày nộp đơn, ngày đăng ký cũng như số đơn, số đăng ký và cả ngày nộp đơn đăng ký quốc tế.

2) Người nộp đơn phải chỉ ra hàng hoá hoặc dịch vụ mà theo đó nhãn hiệu được yêu cầu bảo hộ, và nếu có thể, thì cả nhóm hàng hoá hoặc các nhóm hàng hoá tương ứng theo phân loại hàng hoá được thiết lập theo Thoả ước Nice về phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu. Nếu người nộp đơn không thực hiện việc chỉ dẫn phân loại này thì Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc phân loại hàng hoá theo các nhóm sản phẩm tương ứng với phân loại hàng hoá nêu trong phân loại nêu trên. Việc chỉ dẫn các nhóm hàng hoá của người nộp đơn sẽ được Văn phòng quốc tế kiểm tra, Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc kiểm tra trong sự phối hợp với Cơ quan quốc gia. Trong trường hợp có sự bất đồng ý kiến giữa Văn phòng quốc tế và Cơ quan quốc gia, thì quan điểm của Văn phòng này sẽ được ưu tiên.

3) Nếu người nộp đơn đề nghị mầu sắc như là dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu, thì người đó phải:

1. Trình bày về điều đó, và nộp cùng với đơn đăng ký thông báo chỉ rõ màu hoặc tập hợp màu có yêu cầu;

2. Gửi kèm đơn đăng ký mẫu có mầu sắc của nhãn hiệu đó, mẫu này sẽ được gắn với thông báo do Văn phòng quốc tế thực hiện. Số lượng mẫu nhãn hiệu được ấn định bởi Quy định.

4) Văn phòng quốc tế sẽ đăng ký ngay những nhãn hiệu nộp theo Điều 1. Ngày đăng ký sẽ là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế tại nước xuất xứ, nếu đơn đăng ký được Văn phòng quốc tế nhận được trong vòng hai tháng kể từ ngày đó. Nếu Văn phòng quốc tế không nhận được đơn đăng ký trong thời hạn trên, thì Văn phòng sẽ đăng ký theo ngày nhận được đơn đó. Văn phòng quốc tế sẽ thông báo không chậm trễ cho Cơ quan có liên quan.Nhãn hiệu được đăng ký sẽ được công bố trên tạp chí thường kỳ do Văn phòng quốc tế phát hành, dựa vào những chi tiết trong đơn đăng ký. Trong trường hợp nhãn hiệu có chứa các yếu tố hình hoặc các chữ có dạng đặc biệt thì quy định sẽ xác định khả năng phải nộp các bản in của người nộp đơn.

5) Nhằm mục đích công bố các nhãn hiệu đã được đăng ký cho các nước thành viên, tất cả các Cơ quan sẽ nhận được một số bản tạp chí không mất tiền và một số bản tạp chí được giảm giá , tỷ lệ với số lượng đơn vị được quy định tại Điều 16(4) của Công ước Pari về Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp, theo những điều kiện trong quy định. Công bố này được coi là đầy đủ tại các nước thành viên và người nộp đơn không có quyền yêu cầu một hình thức công bố nào khác.

Điều 3 bis

“Sự hạn chế về lãnh thổ”

1) Tất cả các nước thành viên, vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể thông báo cho Tổng giám đốc Tổ chức ( sau đây gọi là ” Tổng giám đốc”) bằng văn bản về việc bảo hộ nảy sinh từ đăng ký quốc tế sẽ có hiệu lực tại lãnh thổ nước đó chỉ theo đề nghị được biểu thị của chủ nhãn hiệu.

2) Thông báo trên không có hiệu lực trong vòng sáu tháng sau ngày Tổng giám đốc thông báo về điều đó cho các nước thành viên.

Điều 3 ter

Đề nghị “được bảo hộ”

1) Mọi đề nghị được bảo hộ nảy sinh từ đăng ký quốc tế đối với nước đã dành cho mình quyền được quy định tại Điều 3 bis phải được đề cập riêng tại đơn đăng ký được quy định tại Điều 3(1).

2) Mọi đề nghị được bảo hộ được thực hiện tiếp theo việc đăng ký quốc tế phải được thực hiện thông qua Cơ quan của nước xuất xứ theo hình thức được quy định tại Quy chế. Văn phòng quốc tế sẽ đăng ký không chậm trễ việc mở rộng này và sẽ thông báo cho Cơ quan hoặc các Cơ quan của các nước có liên quan.Việc mở rông này cũng được công bố trên tạp chí thường kỳ do Văn phòng quốc tế phát hành.Việc mở rộng này có hiệu lực kể từ ngày được đăng ký trong đăng bạ quốc tế; việc mở rộng này sẽ mất hiệu lực nếu nhãn hiệu đăng ký quốc tế có liên quan hết hiệu lực.

Điều 4

Hiệu lực của việc đăng ký quốc tế

1) Kể từ ngày việc đăng ký quốc tế được thực hiện tại Văn phòng quốc tế theo các quy định tại Điều 3 và 3 ter, việc bảo hộ đối với nhãn hiệu tại tất cả các nước các nước có liên quan phải được thực hiện như đối với nhãn hiệu được nộp đơn trực tiếp.Việc chỉ dẫn nhóm của các sản phẩm và dịch vụ được quy định tại Điều 3 không hạn chế các nước thành viên trong việc xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu,

2) Tất cả các nhãn hiệu là đối tượng của việc đăng ký quốc tế đều được hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại Điều 4 Công ước Pari về Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp mà không bị yêu cầu phải tuân thủ theo hình thức quy định tại khoản D của Điều đó.

Điều 4 bis

Nhãn hiệu đăng ký quốc tế thay thế nhãn hiệu quốc gia đăng ký trước

1) Khi một nhãn hiệu đã được nộp đơn tại một hoặc nhiều nước thành viên lại được đăng ký bởi Văn phòng quốc tế cho cùng một người chủ hoặc người thừa kế hợp pháp của người đó , thì việc đăng ký quốc tế sẽ thay thế đăng ký quốc gia trước đó, mà không làm thiệt hại đến bất cứ quyền đã có được bởi việc đăng ký trước .

2) Cơ quan quốc gia , khi có yêu cầu, phải thực hiện việc ghi nhận vào sổ đăng bạ việc đăng ký quốc tế.

Điều 5

Từ chối bởi Cơ quan quốc gia

1) Tại nước mà luật pháp của nước đó cho phép, Cơ quan quốc gia khi được Văn phòng quốc tế thông báo về việc đăng ký nhãn hiệu hoặc về đề nghị được bảo hộ thực hiện theo quy định của Điều 3ter sẽ có quyền tuyên bố về việc từ chối bảo hộ các nhãn hiệu đó trên lãnh thổ của mình.Tất cả việc từ chối trên phải dựa trên các cơ sở được áp dụng trong trường hợp đăng ký quốc gia theo các quy định của Công ước Pari về Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp .Tuy vậy, việc bảo hộ không thể bị từ chối, thậm chí là từng phần , chỉ với lý do là luật quốc gia không cho phép trừ trường hợp có giới hạn số lượng nhóm sản phẩm hoặc giới hạn về số lượng hàng hoá, dịch vụ.

2) Cơ quan muốn thực hiện quyền trên phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về việc từ chối của họ có nêu rõ lý do, trong thời hạn được quy định bởi luật pháp nước đó và , muộn nhất là trước khi hết thời hạn một năm kể từ ngày đăng ký quốc tế của nhãn hiệu hoặc từ ngày có đề nghị được bảo hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 3ter.

3) Văn phòng quốc tế sẽ chuyển ngay một bản của quyết định từ chối vừa được thông báo, cho Cơ quan của nước xuất xứ và chủ sở hữu của nhãn hiệu , hoặc cho người đại diện của chủ nhãn hiệu nếu người đại diện được Cơ quan đó thông báo cho Văn phòng quốc tế. Những người có liên quan cũng có cùng quyền lợi giống như trường hợp nhãn hiệu được họ nộp đơn trực tiếp vào nước đã có quyết định từ chối.

4) Lý do từ chối sẽ được Văn phòng quốc tế thông báo cho bất cứ người nàoquan tâm nếu họ có yêu cầu.

5) Cơ quan mà không thông báo cho Văn phòng quốc tế về quyết định từ chối tạm thời hoặc cuối cùng về việc đăng ký nhãn hiệu hoặc đề nghị được bảo hộ trong thời hạn tối đa là một năm nêu trên thì sẽ mất quyền được quy định tại khoản 1 của Điều này đối với nhãn hiệu có liên quan.

6) Cơ quan có thẩm quyền không được tuyên bố huỷ bỏ hiệu lực của nhãn hiệu quốc tế mà không cho phép chủ nhãn hiệu có điều kiện để bảo vệ quyền của mình, trong một thời hạn thích hợp. Việc huỷ bỏ này phải thông báo cho Văn phòng quốc tế.

Điều 5 bis

Tài liệu chứng minh về việc sử dụng hợp pháp một số dấu hiệu cụ thể của nhãn hiệu

Tài liệu chứng minh về việc sử dụng hợp pháp một số dấu hiệu cụ thể tạo thành nhãn hiệu, như là quốc huy, huy hiệu, chân dung, danh hiệu vinh dự, tên của người không phải là người nộp đơn, hoặc các chữ đề tặng khác như vậy có thể được yêu cầu bởi Cơ quan của các nước thành viên thì được miễn sự xác nhận hoặc chứng nhận của cơ quan nào khác ngoài Cơ quan của nước xuất xứ.

Điều 5 ter

Bản sao bản đăng bạ quốc tế. Tra cứu trước.

Trích lục đăng bạ quốc tế.

1) Văn phòng quốc tế sẽ cấp cho bất cứ người nào có nhu cầu mà đã nộp phí được đề ra trong Quy định, bản sao bản đăng bạ quốc tế có liên quan đến một nhãn hiệu riêng biệt.

2) Văn phòng quốc tế cũng có thể , theo phí đã được trả, thực hiện việc tra cứu trước đối với các nhãn hiệu đăng ký quốc tế.

3) Trích lục đăng bạ quốc tế được yêu cầu nhằm mục đích công bố tại một trong các nước thành viên thì được miễn khỏi mọi sự xác nhận.

Điều 6

Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký quốc tế. Tính độc lập của đăng ký quốc tế. Kết thúc việc bảo hộ tại nước xuất xứ .

1) Đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế có hiệu lực trong vòng 20 năm với khả năng gia hạn theo điều kiện quy định tại Điều 7.

2) Sau khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế , việc đăng ký này sẽ trở nên không phụ thuộc vào nhãn hiệu đăng ký quốc gia trước đó tại nước xuất xứ theo các điều kiện dưới đây.

3) Việc bảo hộ nảy sinh từ đăng ký quốc tế, dù có là đối tượng được chuyển giao hay không cũng không còn hiệu lực, một phần hoặc toàn bộ , nếu trong vòng 5 năm kể từ ngày đang ký quốc tế, nhãn hiệu quốc gia đăng ký trước đó tại nước xuất xứ không còn được bảo hộ pháp lý, một phần hoặc toàn bộ tại nước đó. Điều này còn áp dụng cả trong trường hợp việc bảo hộ pháp lý sau này bị kết thúc do kết quả của việc khiếu nại được bắt đầu trước khi hết thời hạn 5 năm.

4) Trong trường hợp đình chỉ hiệu lực do tự nguyện hoặc đương nhiên Cơ quan của nước xuất xứ sẽ yêu cầu đình chỉ nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế, và Văn phòng này sẽ thực hiện việc đình chỉ hiệu lực. Trong trường hợp việc huỷ bỏ là kết luận của Toà án, Cơ quan đó sẽ gửi cho Văn phòng quốc tế một cách đương nhiên hoặc theo yêu cầu của nguyên đơn gửi bản sao của đơn kiện hoặc bất cứ tài liệu nào khác chứng tỏ vụ kiện đã bắt đầu , và cả quyết định cuối cùng của Toà án; Văn phòng sẽ đưa thông báo về vấn đề đó vào đăng bạ.

Điều 7

Gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế

1) Bất cứ nhãn hiệu nào cũng có thể gia hạn thêm 20 năm kể từ khi hết hạn thời hạn trước đó, bằng cách trả phí cơ bản, và trong trường hợp cần thiết phụ phí và phí bổ sung theo quy định tại Điều 8(2).

2) Việc gia hạn không được bao gồm bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến đăng ký trước đó theo hình thức gần nhất.

3) Lần gia hạn đầu tiên theo quy định của Hiệp ước Nice 15.6.1957 hoặc theo hiệu lực của Điều này , phải bao gồm chỉ dẫn về phân loại hàng hoá theo phân loại hàng hoá quốc tế mà đăng ký nhãn hiệu có liên quan.

4) Sáu tháng trước khi hết thời hạn hiệu lực, Văn phòng quốc tế sẽ gửi một thông báo không chính thức để nhắc nhở chủ nhãn hiệu hoặc người đại diện của họ về ngày hết hạn hiệu lực.

Điều 8

Phí quốc gia, phí quốc tế. Phân chia số thu, Phụ phí, và Phí bổ sung

1) Cơ quan của nước xuất xứ có thể quy định, theo quan điểm của mình và thu , theo lợi ích của riêng mình phí quốc gia đối với chủ nhãn hiệu mà căn cứ vào nhãn hiệu đó việc đăng ký quốc tế hoặc gia hạn được thực hiện.

2) Để đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế thì sẽ phải trả trước phí quốc tế bao gồm:

a) Phí cơ bản;

b) Phụ phí cho mỗi các nhóm sản phẩm theo phân loại hàng hoá quốc tế mà theo đó có hàng hoá , dịch vụ sẽ áp dụng nhãn hiệu tính nhóm thứ trở đi;

c) Phí bổ sung đối với yêu cầu mở rộng phạm vi bảo hộ theo quy định tại Điều 3 ter.

3) Tuy vậy phụ phí theo quy định tại khoản 2(b) có thể được nộp trong thời hạn đề ra trong Quy chế mà không ảnh hưởng đến ngày đăng ký , nếu phân loại hàng hoá , dịch vụ được phân loại hoặc sửa lại bởi Văn phòng quốc tế.Nếu hết thời hạn nêu trên, người nộp đơn không nộp phụ phí hoặc không giảm danh mục hàng hoá, dịch vụ, thì đơn đăng ký quốc tế coi như bị rút bỏ.

4) Thu nhập hàng năm từ các nguồn thu khác nhau trong đăng ký nhãn hiệu hàng hoá quốc tế, không kể các khoản thu theo quy định tại các phần (b) và (c) khoản (2) sẽ được Văn phòng quốc tế chia đều cho các nước thành viên của Thoả ước này , sau khi đã trừ các khoản chi và trả cần thiết để áp dụng Thoả ước.Nếu vào thời điểm Thoả ước này có hiệu lực, nước nào chưa phê chuẩn hoặc tham gia vào Thoả ước này, thì nước đó trong thời gian cho đến khi phê chuẩn hoặc tham gia Thoả ước sẽ có quyền được chia phần từ nguồn thu có được trên cơ sở Thoả ước trước đây áp dụng cho nước đó.

5) Thu nhập có được từ phụ phí theo quy định tại khoản (2)(b) sẽ được chia cho các nước thành viên của Thoả ước này hoặc Thoả ước Nice ngày 15.6.1957 sau khi kết thúc năm, tỷ lệ với số lượng nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tại các nước đó trong năm, số lượng này sẽ được nhân lên với hệ số được quy định trong Quy định đối với các nước có xét nghiệm sơ bộ.Nếu vào thời điểm Thoả ước này có hiệu lực, nước nào chưa phê chuẩn hoăc tham gia Thoả ước này, thì nước đó trong thời điểm cho đến khi phê chuẩn hoặc tham gia Thoả ước sẽ có quyền được chia phần từ tổng số được tính trên cơ sở Thoả ước Nice.

6) Tổng số tiền có được từ phí bổ sung quy định tại khoản 2(c) sẽ được chia theo quy định tại khoản (5) cho các nước dành cho mình quyền quy định tại Điều 3bis. Nếu vào thời điểm Thoả ước này có hiệu lực, nước nào chưa phê chuẩn hoăc tham gia Thoả ước này , thì nước đó trong thời gian cho đến khi phê chuẩn hoặc tham gia Thoả ước sẽ có quyền được chia phần từ tổng số được tính trên cơ sở Thoả ước Nice.

Điều 9

Thay đổi trong đăng bạ quốc gia ảnh hưởng đến đăng ký quốc tế. Giảm danh mục hàng hoá, dịch vụ ghi trong đăng ký quốc tế. Bổ sung vào danh mục đó. Thay thế trong danh mục

1) Cơ quan của nước của người có tên trong đăng ký quốc tế phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về mọi việc huỷ bỏ, đình chỉ hiệu lực, chuyển nhượng và các thay đổi khác đối với nhãn hiệu tại đăng bạ quốc gia, nếu việc thay đổi đó có ảnh hưởng đến đăng ký quốc tế.

2) Văn phòng sẽ ghi nhận những thay đổi đó vào Đăng bạ quốc tế, và thông báo cho Cơ quan của nước thành viên, và công bố trên tạp chí của mình.

3) Quy trình như vậy cũng được áp dụng khi người người có tên trong đăng ký quốc tế đề nghị giảm danh mục hàng hoá , dịch vụ ghi trong đăng ký.

4) Tất cả các công việc này đều phải trả phí ,được ấn định tại Quy chế.

5) Việc bổ sung sau này các hàng hoá hoặc dịch vụ mới vào danh mục hàng hoá đó chỉ được thực hiện bằng cách nộp đơn đăng ký mới theo quy định tại Điều 3.

6) Việc thay thế hàng hoá, dịch vụ này bằng hàng hoá, dịch vụ khác cũng được coi như là bổ sung.

Điều 9 bis

Chuyển giao nhãn hiệu quốc tế, kế thừa thay đổi tại nước của chủ sở hữu

1) Trong trường hợp nhãn hiệu được đăng ký quốc tế được chuyển giao cho người tại một nước thành viên khác với nước của người có tên trong đăng ký quốc tế, thì việc chuyển giao này phải phải được Cơ quan của nước của người có tên trong đăng ký quốc tế thông báo cho Văn phòng quốc tế. Văn phòng sẽ ghi nhận việc chuyển giao đó vào Đăng bạ quốc tế, và thông báo cho Cơ quan của nước thành viên, và công bố trên tạp chí của mình.Nếu việc chuyển giao có hiệu lực trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế, Văn phòng quốc tế sẽ yêu cầu sự đồng ý của nước của người chủ mới và công bố, nếu có thể , ngày và số nhãn hiệu tại nước của người chủ mới.

2) Việc chuyển giao nhãn hiệu được đăng ký quốc tế vì lợi ích của những người không được hưởng quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ không được ghi nhận.

3) Trong trường hợp không có khả năng ghi nhận việc chuyển giao nhãn hiệu tại đăng bạ quốc tế, hoặc bởi vì nước của người chủ mới không đồng ý hoặc bởi vì việc chuyển giao đó được thực hiện vì lợi ích của những người không được hưởng quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế, thì Cơ quan của người chủ trước đây có quyền đề nghị Văn phòng quốc tế huỷ bỏ nhãn hiệu ghi trong đăng bạ.

Điều 9 ter

Chuyển giao nhãn hiệu đăng ký quốc tế đối với một phần hàng hoá, dịch vụ hoặc tại một số nước thành viên cụ thể

1) Nếu việc chuyển giao nhãn hiệu đăng ký quốc tế đối với một một phần hàng hoá, dịch vụ được thông báo cho Văn phòng quốc tế, , thì Văn phòng sẽ ghi nhận vào đăng bạ.Tất cả các nước thành viên có quyền từ chối công nhận hiệu lực của việc chuyển giao đó nếu như hàng hoá , dịch vụ được chuyển giao tương tự với hàng hoá, dịch vụ với hàng hoá, dịch vụ,vẫn còn được đăng ký cho người chuyển giao.

2) Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc ghi nhận như trên đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế trong trường hợp việc chuyển giao chỉ thực hiện trong một hoặc vài nước thành viên.

3) Trong trường hợp trên, nếu sự thay đổi xảy ra tại nước của chủ sở hữu, Cơ quan tại nước có chủ sở hữu mới có quyền, nếu việc chuyển giao nhãn hiệu được thực hiện trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế, đưa ra sự đồng ý như quy định tại Điều 9 bis.

4) Các quy định của các khoản trên sẽ được áp dụng theo quy định của Điều 6 quater của Công ước Pari về Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp.

Điều 9 quarter

Cơ quan chung cho một số nước thành viên.Yêu cầu của một số nước thành viên đề nghị được đối xử như một nước thống nhất

1) Nếu một số nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt đồng ý thực hiện việc việc đồng nhất luật về nhãn hiệu , họ có thể thông báo cho Tổng giám đốc:

(a) Một Cơ quan chung sẽ thay thế cho tất cả các Cơ quan của các nước đó, và

(b) Toàn bộ lãnh thổ của họ sẽ được coi như là một nước để áp dụng một phần hoặc toàn bộ các quy định trước Điều này.

2) Thông báo trên không có hiệu lực trong vòng sáu tháng sau ngày Tổng giám đốc thông báo về điều đó cho các nước thành viên.

Điều 10

Hội đồng của Liên hiệp đặc biệt

1)(a) Liên hiệp đặc biệt sẽ có Hội đồng bao gồm các nước đã phê chuẩn hoặc tán thành Văn bản này.

(b) Chính phủ của tất cả các nước sẽ được đại diện bởi một đại biểu, người đó có thể được sự giúp đỡ của các đại biểu không thường trực, cố vấn, chuyên gia.

(c) Các Chính phủ sẽ chịu mọi chi phí của đoàn đại biểu do họ cử ra, trừ chi chi phí về đi lại và chi tiêu cho một đại biểu của mỗi nước thành viên sẽ được trích từ quỹ của Liên hiệp đặc biệt.

2) (a) Hội đồng sẽ:

(i) Giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến việc duy trì và phát triển Liên hiệp đặc biệt và áp dụng Thoả ước này;

(ii) Hướng dẫn Văn phòng quốc tế về việc chuẩn bị cho các hội nghị sửa đổi, có tính đến các ý kiến của các nước chưa phê chuẩn hoặc tán thành Văn bản này;

(iii) Sửa đổi Quy định, bao gồm phí quy định tại Điều 8(2) và các phí khác liên quan đến đăng ký quốc tế.

(iv) Duyệt và chấp nhận báo cáo và hoạt động của Tổng giám đốc liên quan đến hoạt động của Hiệp hội đặc biệt và kiến nghị với Tổng giám đốc các chỉ dẫn cần thiết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Liên hiệp đặc biệt;

(v) Xác định chương trình và thông qua ngân sách 2 năm của Liên hiệp đặc biệt, và phê chuẩn bản kê khai tài chính của ngân sách;

(vi) Thông qua quy định về tài chính của Liên hiệp đặc biệt;

(vii) Thành lâp các ban của các chuyên gia và các nhóm làm việc nếu điều đó là cần thiết để đạt được mục tiêu của Liên hiệp đặc biệt;

(viii) Xác định các nước không phải là thành viên của Liên hiệp đặc biệt và các Tổ chức quốc tế phi chính phủ có thể chấp nhận tham gia Hội nghị như là quan sát viên;

(ix) Chấp thuận sự thay đổi từ Điều 10 đến Điều 13;

(x) Thực hiện các hành động thoả đáng để xác định mục đích tiếp theo của Liên hiệp đặc biệt;

(xi) Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp theo quy định của Thoả thuận này;

(b) Đối với các vấn đề còn là lợi ich của Hiệp hội khác được chỉ đạo bởi Tổ chức, Hội đồng sẽ ra quyết định sau khi nghe hướng dẫn của Hội đồng phối hợp của Tổ chức;

(3)(a) Mỗi nước thành viên của Hội đồng có một phiếu bầu;

(b) Một nửa các nước thành viên của Hội đồng là đủ để tạo thành phiên họp.

(c) Dù có quy định tại phần (b), nếu như tại bất kỳ khoá hợp nào, số lượng các nước tham dự ít hơn một nửa nhưng bằng hoặc nhiều hơn một phần ba các nước thành viên của Hội đồng thì Hội đồng cũng có thể đưa ra quyết định, nhưng trừ quyết định liên quan đến trình tự, tất cả các quyết định chỉ có hiệu lực nếu các điều kiện đề ra

dưới đây được đáp ứng.Văn phòng quốc tế sẽ thông báo về các quyết định đó cho các nước thành viên không tham dự và đề nghị họ trong vòng ba tháng kể từ ngày thông báo trình bày ý kiến bằng văn bản về việc bỏ phiếu hoặc không tham gia bỏ phiếu.Nếu vào lúc kết thúc thời hạn đó, các nước thành viên đã trình bày ý kiến của họ về việc bỏ phiếu hoặc không tham gia bỏ phiếu đạt bằng số nước còn thiếu để tạo thành phiên họp tại chính khoá họp đó , thì các quyết định đó sẽ có hiệu lực nếu đạt được đa số cần thiết vào thời điểm đó .

(d) Theo quy định tại Điều 13(2), quyết định của Hội đồng cần phải có hai phần

ba số phiếu được kiểm.

(e) Việc không tham gia bỏ phiếu không được tính là bỏ phiếu.

(g) Các nước thuộc Liên hiệp đặc biệt không phải là thành viên của Hội đồng sẽ

được chấp nhận tham dự kỳ họp như là quan sát viên.

(4)(a) Hội đồng họp hai năm một kỳ họp thông thường theo triệu tập của Tổng giám đốc , nếu không có các trường hợp ngoại lệ, tại cùng một địa điểm và cùng thời gian như là Đại Hội đồng của Tổ chức.

(b) Hội đồng cũng có thể có kỳ họp bất thường theo triệu tập của Tổng giám

đốc, nếu có yêu cầu của một phần tư các nước thành viên của Hội đồng.

(c) Chương trình nghị sự của tất cả các kỳ họp do Tổng giám đốc chuẩn bị. (5) Hội đồng sẽ chấp nhận quy định về thủ tục.

Điều 11

Văn phòng quốc tế

(1)(a) Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện việc đăng ký quốc tế và các trách nhiệm có liên quan , cũng như là các nhiệm vụ hành chính khác liên quan đến công việc của Liên hiệp đặc biệt.

(b) Đặc biệt, Văn phòng quốc tế sẽ chuẩn bị các cuộc họp và đảm bảo nhiệm vụ thư ký của Hội đồng và của các ban chuyên gia và các nhóm làm việc được thiết lập bởi Hội đồng.

(c) Tổng giám đốc là người phụ trách điều hành của Liên hiệp đặc biệt và đại diện cho Liên hiệp đặc biệt.

(2) Tổng giám đốc và bất cứ nhân viên nào được Ông chỉ định, cũng có thể tham dự mà không được quyền bỏ phiếu vào các buổi họp của Hội đồng và của các ban chuyên gia hoặc các nhóm làm việc được Hội đồng thành lập. Tổng giám đốc hoặc nhân viên nào được Ông chỉ định đương nhiên là thư ký của các tổ chức đó.

(3)(a) Văn phòng quốc tế theo hướng dẫn của Hội đồng , sẽ thực hiện việc chuẩn bị cho các Hội nghị sửa đổi các Điều khoản của Thoả ước ngoài các Điều từ 10 đến Điều 13.

(b) Văn phòng quốc tế cũng có thể thảo luận với các tổ chức liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế phi chính phủ liên quan đến việc chuẩn bị cho các hội nghị sửa đổi.

(c) Tổng giám đốc và bất cứ người nào được Tổng giám đốc chỉ định sẽ tham dự mà không được quyền bỏ phiếu vào các buổi thảo luận trong các phiên họp đó. (4) Văn phòng quốc tế sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác được chỉ định.

Tài chính

(1)(a) Liên hiệp đặc biệt có ngân sách.

(b) Ngân sách của Liên hiệp đặc biệt bao gồm các khoản thu và khoản chi của chính Liên hiệp đặc biệt, những khoản đóng góp vào các khoản chi chung của các Hội, và trong các trường hợp có thể thì cả khoản đóng vào ngân sách Đại hội của Tổ chức.

(c) Những khoản chi không chỉ quy riêng cho Liên hiệp đặc biệt mà còn cho cả một hoặc nhiều hiệp hội khác dưới sự điều hành của Tổ chức được coi là khoản chi chung của các Hội.Phần đóng góp của Liên hiệp đặc biệt trong khoản chi chung đó sẽ tỷ lệ với lợi ích của Liên hiệp đặc biệt trong đó.

(2) Ngân sách của Liên hiệp đặc biệt được thiết lập trên cơ sở xem xét các yêu cầu phối hợp với ngân sách của các Liên hiệp khác dưới sự điều hành của Tổ chức . (3) Ngân sách của Liên hiệp đặc biệt có vốn từ các nguồn sau:

(i) Phí đăng ký quốc tế , các khoản phí và các khoản tiền khác từ các dịch vụ được thực hiện bởi Văn phòng quốc tế có liên quan đến Liên hiệp đặc biệt;

(ii) Tiền thu được do việc bán hoặc chuyển giao quyền đối với các ấn phẩm của Văn phòng quốc tế liên quan đến Liên hiệp đặc biệt;

(iii) Quà tặng, tiền để lại theo chúc thư, tiền trợ cấp;

(iv) Tiền cho thuê, lợi tức;

(4 (a) Mức phí theo quy định tại Điều 8(2) và các phí khác liên quan đến việc đăng ký quốc tế sẽ được ấn định bởi Hội đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc;

(b) Mức phí được ấn định như vậy với tính toán rằng các nguồn thu hàng năm của Liên hiệp đặc biệt từ phí khác với phụ phí và phí bổ sung ít nhất cũng phải trang trải được chi phí của Văn phòng quốc tế liên quan đến Liên hiệp đặc biệt;

(c) Nếu ngân sách không được chấp nhận trước khi bắt đầu giai đoạn tài chính mới, thì cũng có mức như ngân sách năm trước , như đã được định ra tại các quy định tài chính;

(5) Tuân theo các quy định tại Điều 4(a), số tiền từ các khoản phí và các khoản tiền khác từ các dịch vụ được thực hiện bởi Văn phòng quốc tế có liên quan đến Hiệp hội đặc biệt sẽ được Tổng giám đốc thông kê và báo cáo cho Hội đồng;

(6)(a) Hiệp hội đặc biệt có quỹ hoạt động tài chính được thành lập bởi đóng góp không định kỳ của tất cả các nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt, trong trường hợp quỹ trở nên không đầy đủ, Hội đồng sẽ quyết định mở rộng quỹ.

(b) Số tiền đóng góp ban đầu của tất cả các nước cho quỹ này, hoặc sự đóng góp của họ trong trường hợp mở rộng tỷ lệ với phần đóng góp của nước đó như là thành viên của Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho ngân sách của tổ chức này trong năm khi thiết lập quỹ hoặc khi có quyết định mở rộng;

(c) Phần đóng góp và điều kiện sẽ được ấn định bởi Hội đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc và sau khi nghe ý kiến của Uỷ ban phối hợp của Tổ chức;

(d) Cho đến khi mà Hội đồng còn cho phép sử dụng quỹ dự trữ của Liên hiệp đặc biệt như là quỹ hoạt động tài chính, Hội đồng có thể hoãn việc áp dụng các quy định tại các khoản (a), (b), (c).

(7)(a) Trong thoả thuận về trụ sở chính giữa nước mà trên lãnh thổ nước đó Tổ chức đóng trụ sở và Tổ chức có trụ sở, quy định rằng, trong trường hợp mà quỹ hoạt động tài chính bị thiếu, thì các nước đó sẽ phải ứng trước.Tổng số tiền ứng trước và điều kiện là nội dung của các thoả thuận riêng trong từng trường hợp, giữa nước đó và Tổ chức.

(b) Các nước được nhắc tới tại phần (a) và tổ chức đều có quyền tuyên bố bãi bỏ trách nhiệm trả trước bằng văn bản. Việc bãi bỏ này có hiệu lực sau ba năm kể từ kết thúc năm mà việc bãi bỏ đó được thông báo.

(8) Việc kiểm tra tài chính được thực hiện theo các quy định về tài chính bởi một hoặc nhiều nước của Hiệp hội đặc biệt hoặc do người kiểm tra từ bên ngoài .Họ được chỉ định bởi Hội đồng với sự chấp nhận của họ.

Thay đổi từ Điều 10 đến 13

(1) Đề nghị sửa đổi các Điều 10, 11, 12 và Điều này có thể được khởi xướng bởi bất cứ nước thành viên nào của Hội đồng, hoặc bởi Tổng giám đốc. Những đề nghị này sẽ được Tổng giám đốc thông báo cho các nước thành viên của Hội đông ít nhất là sáu tháng trước khi được Hội đồng xem xét.

(2) Sự thay đổi đối với các Điều được quy định tại khoản (1) phải được sự chấp nhận của Hội đồng. Sự chấp nhận này phải được thể hiện bằng ba phần tư số phiếu được kiểm, nếu sự thay đổi liên quan đến Điều 10 và Điều này thì cần phải có bốn phần năm số phiếu được kiểm.

(3) Bất cứ sự thay đổi nào đối với các Điều được nhắc tới tại khoản (1) sẽ có hiệu lực sau một tháng, kể từ khi Tổng giám đốc nhận được từ ba phần tư các nước thành viên của Hội đồng vào thời điểm chấp nhận các thông báo chấp nhận bằng văn bản được thực hiện theo đúng thủ tục luật pháp của nước họ. Bất cứ sự thay đổi nào được chấp nhận như trên sẽ là trách nhiệm cho các nước thành viên của Hội đông vào thời điểm sự thay đổi đó có hiệu lực, hoặc trở thành thành viên của Hội đồng sau thời điểm đó.

Điều 14

Phê chuẩn và tán thành. Có hiệu lực. Tán thành các văn bản trước đó. áp dụng Điều

24 của Công ước Paris

(1) Bất cứ nước thành viên nào của Hiệp hội đã ký vào văn bản này cũng có thể phê chuẩn văn bản,và nếu không ký, thì cũng có thể tán thành văn bản.

(2)(a) Bất cứ nước nào không phải là thành viên của Hiệp hội đặc biệt mà tham gia Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng có thể tán thành văn bản này và do đó trở thành thành viên của Liên hiệp đặc biệt.

(b) Ngay sau khi Văn phòng quốc tế được thông báo rằng các nước đó tán thành văn bản , thì Văn phòng sẽ gửi cho Cơ quan của nước đó , theo quy định của Điều 3, các thông báo về các nhãn hiệu đang được bảo hộ quốc tế.

(c) Việc thông báo này , về thực chất đã đảm bảo cho các nhãn hiệu đó các lợi ích đã được quy định tại các Điều trước trên lãnh thổ nước đó , và sẽ xác định sự bắt đầu thời hạn một năm mà theo đó Cơ quan có liên quan có thể đưa ra ý kiến theo quy định tại Điều 5.

(d) Tuy vậy, bất cứ nước nào trong các nước trên, khi chấp nhận Văn bản này, cũng có thể tuyên bố rằng, trừ trường hợp các nhãn hiệu đăng ký quốc tế là đối tượng tại nước này vì giống với nhãn hiệu đã đăng ký quốc gia đang có hiệu lực tại nước đó và sẽ được công nhận ngay nếu có yêu cầu của các bên có liên quan ,việc áp dụng Văn bản này chỉ giới hạn cho các nhãn hiệu được đăng ký kể từ ngày việc chấp nhận Văn bản có hiệu lực .

(e) Việc tuyên bố này sẽ làm cho Văn phòng quốc tế không còn trách nhiệm phải thông báo như đã nêu trên.Văn phòng quốc tế chỉ thông báo, trong thời hạn một năm kể từ ngày chấp nhận nước thành viên mới, các nhãn hiệu với các chi tiết cần thiết có yêu cầu được hưởng sự ngoại lệ đã được quy định tại phần (d).

(f) Văn phòng quốc tế sẽ không thực hiện việc thông báo cho các nước tuyên bố dành cho mình quyền được quy định tại Điều 3 bis, khi tán thành văn bản này. Các nước này còn có quyền tuyên bố vào thời điểm đó rằng, việc áp dụng Văn bản này chỉ giới hạn cho các nhãn hiệu được đăng ký kể từ ngày việc chấp nhận Văn bản có hiệu lực; Tuy vậy việc hạn chế này không ảnh hưởng tới các nhãn hiệu ký quốc tế là đối tượng giống với nhãn hiệu đã đăng ký quốc gia trước đó tại nước này, và điều đó là cơ sở để đưa ra và thông báo yêu cầu dành sự bảo hộ theo quy định tại Điều 3 ter và 8(2)(c).

(g) Đăng ký nhãn hiệu là đối tượng của một trong các thông báo được quy định tại khoản này sẽ được coi là thay thế việc đăng ký trực tiếp tại nước thành viên mới đó, trước khi việc tán thành văn bản có hiệu lực.

(3) Văn bản về việc phê chuẩn và tán thành sẽ do Tổng giám đốc lưu trữ.

(4)(a) Đối với năm nước đầu tiên nộp văn bản phê chuẩn hoặc tán thành , Văn bản này có hiệu lực sau ba tháng kể từ khi nước thứ năm nộp văn bản.

(b) Đối với bất cứ nước nào khác Văn bản này có hiệu lực sau ba tháng kể từ khi việc phê chuẩn hoặc tán thành được thông báo cho Tổng giám đốc, trừ khi thời điểm muộn hơn được chỉ ra trong Văn bản về việc phê chuẩn và tán thành .Trong trường hợp này, Văn bản này có hiệu lực tại nước đó vào thời điểm đã được chỉ ra.

(5) Việc phê chuẩn hoặc tán thành sẽ dẫn đến việc công nhận toàn bộ hiệu lực và chấp nhận toàn bộ quyền lợi tại Văn bản này.

(6) Sau khi văn bản này có hiệu lực, các nước chỉ có thể tán thành Thoả ước Nice 15.6.1957 cùng với việc phê duyệt hoặc tán thành Văn bản này. Tán thành các văn bản trước Thoả ước Nice không được phép dù có phê duyệt hoặc tán thành Văn bản này.

(7) Các quy định tại Điều 24 của Công ước Pari về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sẽ được áp dụng cho Thoả ước này.

Điều 15

Bãi ước

(1) Thoả ước này sẽ duy trì hiệu lực mà không bị hạn chế về thời gian.

(2) Bất cứ nước nào cũng có thể bãi ước Văn bản này bằng thông báo gởi cho Tổng giám đốc.Việc bãi ước này sẽ tạo thành việc bãi ước cả các Văn bản trước đó và sẽ có hiệu lực tại nước bãi ước, Văn bản này vẫn duy trì toàn bộ hiệu lực và được thi hành tại các nước khác của Liên hiệp đặc biệt. (3) Việc bãi ước có hiệu lực sau một năm kể từ ngày Tổng giám đốc nhận được thông báo.

(4) Quyền bãi ước được quy định bởi Điều này không được thực hiện bởi bất cứ nước thành viên nào trước khi hết 5 năm kể từ ngày nước đó trở thành thành viên của Liên hiệp đặc biệt.

(5) Nhãn hiệu đăng ký quốc tế đã được đăng ký cho đến ngày việc bãi ước trở nên có hiệu lực và không bị từ chối trong thời hạn một năm theo quy định tại Điều 5, vẫn tiếp tục trong thời hạn được bảo hộ quốc tế, được hưởng sự bảo hộ như được nộp đơn trực tiếp tại nước đã bãi ước.

Điều 16

áp dụng các văn bản sớm hơn

(1)(a) Đối với các nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt đã phê chuẩn hoặc tán thành Văn bản , thì kể từ ngày có hiệu lực đối với các nước đó, văn bản này sẽ thay thế Thoả ước Madrid 1891 với tất cả các văn bản trước văn bản này.

(b) Tuy vậy, bất cứ nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt đã phê chuẩn hoặc tán thành văn bản , thì trong quan hệ đối với các nước không phê chuẩn hoặc tán thành văn bản này vẫn còn trách nhiệm tuân thủ các văn bản trước đây mà chưa bị bãi bỏ bởi Điều 12(4) của thoả ước Nice 15.5.1957.

(2) Các nước ngoài Liên hiệp đặc biệt mà là thành viên của Văn bản này có thể áp dụng Văn bản này đối với các đơn đăng ký quốc tế được thực hiện tại văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan của các nước thành viên của Liên hiệp đặc biệt không chấp nhận Văn bản , nếu việc đăng ký đối với nước đó đáp ứng các yêu cầu của Văn bản này.Còn đối với các đơn đăng ký quốc tế được thực hiện tại Văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan của các nước ngoài Liên hiệp là thành viên của Văn bản này như đã nêu trên, các nước đó phải đồng ý rằng các nước thành viên của Liên hiệp không chấp nhận Văn bản có quyền đề nghị đáp ứng yêu cầu của Văn bản gần nhất mà nước đó là thành viên.

Điều 17

Chữ ký, Ngôn ngữ, Nhiệm vụ lưu giữ

(1)(a) Văn bản này được ký một bản bằng tiếng Pháp và gửi lưu giữ cho Chính phủ Thuỵ điển.

(b) Các bản chính thức do Tổng giám đốc soạn thảo sau khi thảo luận với các Chính phủ có liên quan, bằng các ngôn ngữ do Hội đồng chỉ định.

(2) Việc ký kết văn bản này được cho phép tại Thuỵ điển cho đến ngày 13.1.1968. (3) Tổng giám đốc gửi hai bản đã ký của Văn bản này, được Chính phủ Thuỵ điển chứng nhận cho Chính phủ các nước là thành viên của Hiệp hội đặc biệt và các Chính phủ của nước khác , nếu đươc yêu cầu.

(4) Tổng giám đốc phải đăng ký Văn bản này với ban thư ký của Liên hợp quốc.

(5) Tổng giám đốc phải thông báo cho Chính phủ các nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt về chữ ký, gửi lưu giữ các văn bản phê chuẩn hoặc tán thành và bất cứ các tuyên bố nào trong các văn bản đó, việc có hiệu lực của bất cứ quy định nào của Văn bản này, thông báo về việc bãi ước hoặc các thông báo khác theo quy định Điều 3 bis, 9 quater, 13, 14(7), 15(2).

Điều 18

Điều khoản chuyển tiếp

(1) Cho đến khi Tổng giám đốc đầu tiên nhận chức, Văn phòng quốc tế của tổ chức hoặc Tổng giám đốc được nhắc tới tại Văn bản này sẽ coi như là nhắc tới Văn phòng của Hội được thiết lập bởi Công ước Pari về bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp và giám đốc của Văn phòng đó.

(2) Nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt không phê chuẩn hoặc tán thành Văn bản này , có thể trong vòng 5 năm sau khi Công ước thành lập Tổ chức có hiệu lực, thực hiện quyền các quy định từ Điều 10 đến 13 như là họ bị ràng buộc bởi các quy định đó, nếu họ muốn.Bất cứ nước nào muốn thực hiện các quyền đó phải thông báo bằng văn bản về hiệu lực đó cho Tổng giám đốc; Việc thông báo này có hiệu lực kể từ ngày nhận được.Các nước này sẽ được coi là thành viên của Hội đồng cho đến khi hết thời hạn trên.

SOURCE: CÔNG TY LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ WINCO (http://www.winco.com.vn)

(LUATMINHKHUE.VN: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

3. Nhóm hàng hóa đăng ký nhãn hiệu

Trả lời

Các sản phẩm, dịch vụ này được liệt kê cụ thể trong 45 nhóm theo Thỏa ước Nice 10.

Nhóm Hàng hoá

Nhóm 1. Sản phẩm hoá học dùng cho công nghiệp, khoa học, nhiếp ảnh, cũng như nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp; Các loại nhựa nhân tạo dạng thô, chất dẻo dạng thô; Phân bón; Hợp chất chữa cháy; Chế phẩm dùng để tôi, ram và hàn kim loại; Chế phẩm để bảo quản thực phẩm; Chất để thuộc da; Chất dính dùng trong công nghiệp.

Nhóm 2. Thuốc màu, sơn, vecni; Chất chống rỉ và chất bảo quản gỗ; Thuốc nhuộm; Thuốc cắn màu; Nhựa tự nhiên dạng thô; Kim loại dạng lá và dạng bột dùng cho hoạ sĩ, người làm nghề trang trí, nghề in và nghệ sĩ.

Nhóm 3. Chất để tẩy trắng và các chất khác dùng để giặt; Chất để tẩy rửa, đánh bóng, tẩy dầu mỡ và mài mòn; Xà phòng; Nước hoa, tinh dầu, mỹ phẩm, nước xức tóc; Thuốc đánh răng.

Nhóm 4. Dầu và mỡ công nghiệp; Chất bôi trơn; Chất để thấm hút, làm ướt và làm dính bụi; Nhiên liệu (kể cả xăng dùng cho động cơ) và vật liệu cháy sáng; Nến, bấc dùng để thắp sáng.

Nhóm 5. Các chế phẩm dược, thú y; Chế phẩm vệ sinh dùng cho mục đích y tế; Chất ăn kiêng dùng trong ngành y, thực phẩm cho em bé; Cao dán, vật liệu dùng để băng bó; Vật liệu để hàn răng và sáp nha khoa; Chất tẩy uế; Chất diệt động vật có hại; Chất diệt nấm, diệt cỏ.

Nhóm 6. Kim loại thường và hợp kim của chúng; Vật liệu xây dựng bằng kim loại; Cấu kiện bằng kim loại vận chuyển được; Vật liệu bằng kim loại dùng cho đường sắt; Cáp và dây kim loại thường không dùng để dẫn điện; Hàng ngũ kim và các vật dụng nhỏ làm bằng sắt; Ống dẫn và ống bằng kim loại; Két sắt an toàn; Sản phẩm kim loại thường không xếp trong các nhóm khác; Quặng kim loại.

Nhóm 7. Máy và máy công cụ ; Ðộng cơ và đầu máy (trừ loại động cơ dùng cho các phương tiện giao thông trên bộ); Các bộ phận ghép nối và truyền động (không dùng cho các phương tiện giao thông trên bộ); Nông cụ (không thao tác thủ công); Máy ấp trứng.

Nhóm 8. Công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công; Dao, kéo, thìa và dĩa; Vũ khí lạnh; Dao cạo.

Nhóm 9. Thiết bị và dụng cụ khoa học, hàng hải, trắc địa, nhiếp ảnh, điện ảnh, quang học, cân, đo, báo hiệu, kiểm tra, kiểm soát, giám sát, cấp cứu và giảng dạy, thiết bị và dụng cụ dùng để truyền dẫn, chuyển mạch, biến đổi, tích, điều chỉnh hoặc điều khiển năng lượng điện; Thiết bị ghi, truyền và tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh; Vật mang dữ liệu từ tính, đĩa ghi; Máy bán hàng tự động và các cơ cấu dùng cho các thiết bị làm việc khi bỏ vào đó xu hay thẻ; Máy tính tiền, máy tính, thiết bị xử lý dữ liệu và máy điện toán; Thiết bị dập lửa.

Nhóm 10. Thiết bị và dụng cụ phẫu thuật, y tế, nha khoa và thú y, chân, tay giả, mắt và răng giả; Dụng cụ chỉnh hình; Vật liệu khâu vết thương.

Nhóm 11. Thiết bị để chiếu sáng, sưởi nóng, sinh hơi nước, nấu nướng, làm lạnh, sấy khô, thông gió, cấp nước và mục đích vệ sinh.

Nhóm 12. Xe cộ; Phương tiện giao thông trên bộ, trên không hoặc dưới nước.

Nhóm 13. Vũ khí cháy nổ; Đạn dược và đầu đạn; Chất nổ; Pháo hoa.

Nhóm 14. Kim loại quý và các hợp kim của chúng, các hàng hoá làm từ các kim loại này hoặc bọc bằng kim loại này mà không được xếp ở các nhóm khác; Ðồ trang sức, đồ kim hoàn, đá quý; Ðồng hồ và dụng cụ đo thời gian.

Nhóm 15. Dụng cụ âm nhạc.

Nhóm 16. Giấy, các tông và hàng hoá làm bằng các vật liệu này không được xếp trong các nhóm khác; Ấn phẩm; Vật liệu để đóng sách; Ảnh chụp; Văn phòng phẩm; Keo dán dùng cho văn phòng hoặc dùng cho gia đình; Vật liệu dùng cho các nghệ sĩ; Bút lông ; Máy chữ và đồ dùng văn phòng (không kể đồ đạc bằng gỗ); Ðồ dùng để hướng dẫn và giảng dạy (không kể máy móc dùng cho mục đích này); Vật liệu bằng chất dẻo để bao gói (không được xếp ở các nhóm khác); Chữ in; Bản in đúc (clisê).

Nhóm 17. Cao su, nhựa pec-ca, gôm, amiang, mi-ca và các sản phẩm làm từ các loại vật liệu này và không được xếp ở các nhóm khác; Bán thành phẩm bằng chất dẻo sử dụng trong sản xuất; Vật liệu để bao gói, bịt kín, cách ly; Ống mềm phi kim loại.

Nhóm 18. Da và giả da, sản phẩm bằng các vật liệu kể trên và không được xếp ở các nhóm khác; Da động vật; da sống; Rương, hòm, va li và túi du lịch; Ô, lọng và gậy chống; Roi ngựa và yên cương.

Nhóm 19. Vật liệu xây dựng phi kim loại; Ống cứng phi kim loại dùng cho xây dựng; Asphan, hắc ín, bitum; Các công trình, cấu kiện phi kim loại vận chuyển được; Ðài kỷ niệm phi kim loại.

Nhóm 20. Ðồ đạc (bàn, ghế, giường, tủ, giá, kệ,v.v…), gương, khung ảnh; Sản phẩm (chưa xếp vào các nhóm khác) bằng gỗ, li-e, lau, sậy, cói, liễu, sừng, xương, ngà voi, râu cá voi, vẩy, hổ phách, xà cừ, bọt biển, thế phẩm của các vật liệu này, hoặc làm bằng chất dẻo.

Nhóm 21. Dụng cụ và đồ chứa dùng cho gia đình hoặc bếp núc ; Lược và bọt biển; Bàn chải (không kể bút lông); Vật liệu dùng làm bàn chải; Ðồ lau dọn; Sợi thép rối; Thuỷ tinh thô hoặc bán thành phẩm (trừ kính dùng trong xây dựng); Ðồ thuỷ tinh, sành, sứ không xếp vào các nhóm khác.

Nhóm 22. Dây, dây thừng, lưới, lều (trại), vải bạt, vải nhựa (vải dầu), buồm, bao đựng, và túi (không xếp vào các nhóm khác); Vật liệu để đệm (lót) và nhồi (trừ cao su hoặc chất dẻo); Vật liệu sợi dệt dạng thô.

Nhóm 23. Các loại sợi dùng để dệt.

Nhóm 24. Vải và hàng dệt không xếp vào các nhóm khác; Khăn trải bàn và trải giường.

Nhóm 25. Quần áo, đồ đi chân, đồ đội đầu.

Nhóm 26. Ðăng ten và đồ thêu, ruy băng và dải; Khuy, khuy bấm, khuy móc, kim khâu và kim băng; Hoa nhân tạo.

Nhóm 27. Thảm, chiếu, thảm chùi chân, vải sơn và các vật liệu trải sàn khác, giấy dán tường (trừ loại làm bằng hàng dệt).

Nhóm 28. Trò chơi, đồ chơi; Dụng cụ thể dục thể thao không xếp trong các nhóm khác; Ðồ trang hoàng cây noel.

Nhóm 29. Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả; Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa; Dầu thực vật và mỡ ăn.

Nhóm 30. Cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê; Bột và sản phẩm làm từ bột ngũ cốc, bánh mì, bánh, kẹo, kem ăn; Mật ong, nước mật đường; Men, bột nở; Muối, tương hạt cải; Dấm và nước xốt (gia vị); Gia vị; Kem lạnh.

Nhóm 31.Sản phẩm và hạt của nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp không xếp vào các nhóm khác; Ðộng vật sống; Rau và quả tươi; Hạt giống, cây và hoa tươi; Thức ăn cho động vật, mạch nha.

Nhóm 32. Bia; Nước khoáng, nước ga và các loại đồ uống không có cồn; Ðồ uống hoa quả và nước ép hoa quả; Xi-rô và các chế phẩm khác để làm đồ uống

Nhóm 33. Ðồ uống có cồn (trừ bia).

Nhóm 34. Thuốc lá; Vật dụng cho người hút thuốc; Diêm.

Nhóm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Nhóm 35. Quảng cáo; Quản lý kinh doanh; Quản lý giao dịch; Hoạt động văn phòng.

Nhóm 36. Bảo hiểm; Tài chính;Tiền tệ; Bất động sản.

Nhóm 37. Xây dựng; Sửa chữa; Lắp đặt.

Nhóm 38.Viễn thông.

Nhóm 39. Vận tải; Ðóng gói và lưu giữ hàng hoá; Du lịch.

Nhóm 40. Xử lý vật liệu.

Nhóm 41.Giáo dục; Ðào tạo; Giải trí; Tổ chức các hoạt động thể thao và văn hoá.

Nhóm 42.Các dịch vụ khoa học và công nghệ và nghiên cứu, thiết kế có liên quan đến chúng; Các dịch vụ nghiên cứu và phân tích công nghiệp; Thiết kế và phát triển phần cứng và phần mềm máy tính;

Nhóm 43. Dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống; Chỗ ở tạm thời.

Nhóm 44. Dịch vụ y tế;Dịch vụ thú y; Chăm sóc vệ sinh và sắc đẹp cho người hoặc động vật; Dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ làm vườn và dịch vụ lâm nghiệp.

Nhóm 45. Dịch vụ pháp lý; Dịch vụ an ninh nhằm bảo vệ người và tài sản; Các dịch vụ cá nhân và xã hội được cung cấp bởi người khác phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của cá nhân;

4. Thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu

Trả lời

Thương hiệu chính là hình tượng của doanh nghiệp, có thể được cấu thành bởi các dấu hiệu, tên, một từ ngữ, một hình vẽ hoặc bao gồm tất cả các yếu tố đó để xác định một sản phẩm, dịch vụ và phân biệt các sản phẩm, dịch vụ đó với các đối thủ cạnh tranh những quy định liên quan đến thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu như sau:

Hồ sơ đăng ký

– Mẫu logo/nhãn hiệu độc quyền: Đăng ký logo hình ảnh, đăng ký logo chữ;

– Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo/ nhãn hiệu độc quyền (theo mẫu);

– Phần danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trong tờ khai phải được liệt kê rõ ràng các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu (logo) và phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice;

– Quy chế sử dụng độc quyền logo nếu logo thương hiệu độc quyền yêu cầu bảo hộ là – logo độc quyền tập thể;

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…);

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;

– Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu logo thương hiệu độc quyền chứa đựng các thông tin đó;

– Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên độc quyền logo có sử dụng các biểu tượng, tên riêng…

Trình tự, thủ tục đăng ký

Bước 1: Tra cứu trước đăng ký

Trước khi tiến hành đăng ký logo thương hiệu độc quyền, doanh nghiệp nên tiến hành tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu nhằm xác định được khả năng cũng như có điều chỉnh phù hợp nhằm tăng khả năng đăng ký của nhãn hiệu độc quyền.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Soạn tờ khai đăng ký, mô tả nhãn hiệu, phân nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký.

Nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.

Theo dõi quá trình thẩm định đơn và giải quyết, trả lời công văn theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ (nếu có).

Thông báo, cập nhật cho Khách hàng về tiến trình thẩm định đơn nhãn hiệu.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ và theo dõi đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thực hiện

Thời gian thẩm định về mặt hình thức: 01- 02 tháng

– Thời gian công bố đơn: 02 – 03 tháng

– Thời gian thẩm định nội dung: 08 -12 tháng

– Thời gian để cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng.

Theo luật định, thời gian kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền (logo) là khoảng 12 đến 18 tháng (với điều kiện là logo đáp ứng các điều kiện bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu không bị sửa đổi, bổ sung hoặc bị phản đối).

Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục với thời gian đăng ký nhanh khoảng: 10 -11 tháng kể từ ngày có chấp nhận đơn hợp lệ thì chi phí đăng ký nhanh tăng gấp đôi phí đăng ký bình thường.

5. Thủ tục đăng ký Logo 2020

Trả lời:

Các bước đăng ký logo sẽ được tiến hành như sau:

Trước khi tiến hành thủ tục đăng ký logo, chủ đơn đăng ký cần thiết kế logo cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Khi thiết kế, để tránh trường hợp logo có thể trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các logo đã đăng ký cho cùng sản phẩm/dịch vụ trước đó, khách hàng nên thiết kế theo ý tưởng của mình và không nên tham khảo hoặc sao chép ý tưởng logo của bên khác.

Sau khi thiết kế logo xong, khách hàng sẽ tiến hành lựa chọn nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ mà logo sẽ đăng ký để được độc quyền.

Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký logo trước khi đăng ký

Để đánh giá khả năng đăng ký logo, khách hàng có thể tiến hành tra cứu logo trước khi chính thức nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Kết quả tra cứu sẽ cho thấy logo của bên Quý Công ty có trùng hay tương tự với logo của người khác đã được bảo hộ hay nộp đơn trước đó hay không, từ đó có thể sửa đổi logo nếu bị trùng hoặc tương tự hoặc có thể yên tâm nộp đơn đăng ký luôn.

Tài liệu cần thiết cho việc tra cứu logo:

– Mẫu logo (File mềm );

– Nhóm sản phẩm/dịch vụ cần tra cứu: Là sản phẩm/dịch vụ mà Quý Công ty dự định gắn logo lên

Lưu ý: Việc tra cứu khả năng đăng ký của logo là không bắt buộc. Tuy nhiên, để đánh giá được khả năng đăng ký, tiết kiệm thời gian và chi phí nộp đơn đăng ký, khách hàng cần tiến hành thủ tục tra cứu chính thức (có hai hình thức tra cứu 1 là tra cứu sơ bộ và 2 là tra cứu chính thức).

Bước 3: Nộp đơn Đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi kết quả tra cứu cho thấy Logo của khách hàng có khả năng đăng ký, Quý khách hàng cần tiến hành nộp đơn luôn để được hưởng ngày ưu tiên sớm (theo quy định của pháp luật Việt Nam, ai nộp đơn trước sẽ được hưởng ngày ưu tiên trước)

Đơn đăng ký Logo sau khi được nộp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định khác nhau, sau quá trình thẩm định cơ quan đăng ký sẽ tiến hành thủ tục cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký logo (trường hợp từ chối Cục SHTT sẽ nêu rõ lý do từ chối).