Căn cứ vào khoản 1 Điều 61 Bộ luật Lao động năm 2019, học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc, về thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Như vậy, so với Điều 61, Bộ luật Lao động năm 2012 (Đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại, chỉ có giá trị nghiên cứu, tham khảo), thì Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung quy định về thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Việc bổ sung quy định mới này nhằm phù hợp với quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2017, bảo đảm chất lượng của người lao động sau khi học nghề.

Luật LVN Group phân tích chi tiết như sau:

 

1. Học nghề là gì? Quy định của pháp luật về học nghề

Theo quy định của pháp luật thì Học nghề là để làm việc cho người sử dụng lao động là việc mà người sử dụng lao động tuyển người lao động vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Theo đó thì đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để tìm được việc làm hoặc tự có thể tạo được việc làm sau khi hoàn thành khóa học để nâng cao trình độ nghề nghiệp. 

Căn cứ tại khoản 3 Điều 61 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu phí và phải ký kết hợp đồng đào tạo theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó thì hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên như: Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học, chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; Chương trình đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề hay tập nghề; chương trình chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo khác theo như quy định có thời hạn đào tạo dưới 03 tháng. Và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp. 

Theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động năm 2019 thì có quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề. Theo đó thì hợp đồng đào tạo nghề sẽ bao gồm các nội dung như sau: 

– Nghề đào tạo;

– Địa điểm, thời gian và tiền lương cho người lao động trong thời gian đào tạo;

– Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

– Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

– Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

– Trách nhiệm của người lao động. 

Trường hợp doanh nghiệp tuyển người lao động vào đào tạo để cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài các nội dung theo quy định của pháp luật thì sẽ có thêm nội dung thỏa thuận khác nhưng các nội dung đó không được trái với quy định pháp luật và đạo đức xã hội; cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp; Cam kết của doanh nghiệp về việc dử dụng lao động sau khi học xong và thỏa thuận về thời gian, mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo. 

Bên cạnh đó thì trong suốt thời gian học nghề nếu như người học nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức hai bên thỏa thuận. Sau khi hết thời hạn học nghề thì người sử dụng lao động và người học nghề phải ký kết hợp đồng lao động đủ các điều kiện theo đúng quy định của pháp luật. 

 

2. Điều kiện để người học nghề làm việc cho người sử dụng lao động

Người học nghề theo quy định phải đáp ứng được điều kiện về độ tuổi:

– Người học nghề phải đủ từ 14 tuổi trở lên và phải có sức khỏe phù hợp với yêu cầu của học nghề;

– Người học nghề phải là người đủ 18 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của học nghề, tập nghề với trường hợp học nghề thuộc vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên trừ các lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao. 

 

3. Quy định về thời gian học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thời gian học nghề thì thời gian học nghề sẽ theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định cụ thể của từng lĩnh vực. Cụ thể thì tại Điều 33 của Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 thì quy định về thời gian đào tạo.

– Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm học nhưng phải đảm bảo thời gian học thực tế tối thiểu là 300 giờ học đối với người học có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học;

– Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 năm – 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo. Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô – đun hoặc là theo phương thứuc tích lũy tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô – đun hoặc số lượng tín chỉ theo quy định cho từng chương trình đào tạo. Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông;

– Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế sẽ từ 02 năm – 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế từ 01 năm – 02 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

– Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô – đun hoặc là theo phương thức tích lúy tín chỉ là thời gian tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông. 

Và cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 61 của Bộ luật lao động năm 2019 thì thời hạn tập nghề sẽ không được quá 03 tháng. Nếu như so với Bộ luật lao động năm 2012 thì Bộ luật lao động năm 2019 đã được bổ sung thêm các quy định về thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật giao dục nghề nghiệp năm 2014. Việc bổ sung thêm các quy định này thực chất nhằm phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật với nhau để bảo đảm chất lượng của người lao động sau khi học nghề. 

 

4. Trong thời gian học nghề thì người lao động có được trả lương không?

Căn cứ tại Điều 61 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về việc học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì trong thời gian học nghề nếu như người học nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận. Như vậy thì theo quy định sẽ không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong thời gian học nghề. Tuy nhiên trong thời gian học nghề mà người học nghề trực tiếp tham gia lao động thì doanh nghiệp sẽ phải trả lương cho họ và mức lương sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau.

Cũng theo căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm đến quy định đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thì: Sẽ bị phạt tiền đối với người sử dụng lao động nếu như người sử dụng lao động có hành vi: không đào tạo người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác cho mình; hợp đồng đào tạo nghề không có các nội dung chủ yếu theo quy định; hay người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền nếu thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình; không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề để làm việc cho mình đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải đăng ký hoạt động giao dục nghề nghiệp theo quy định. Ngoài ra người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền nếu như người sử dụng lao động không trả lương cho người học nghề trong thời gian họ học nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động; không ký hợp đồng lao động đối với người học nghề khi hết thời hạn học nghề và đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 quy định thì sẽ bị phạt tiền ở các mức cụ thể sau đây:

– Từ 500.000 đồng – 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 01 người – 10 người lao động;

– Từ 2 triệu đồng – 5 triệu đồng nếu như người sử dụng lao động có hành vi vi phạm các quy định trên với 11 người – 50 người lao động;

– Từ 5 triệu đồng – 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

– Từ 10 triệu đồng – 15 triệu đồng đối với những hành vi người sử dụng lao động vi phạm từ 101 người – 300 người lao động;

– Từ 15 triệu đồng – 20 triệu đồng nếu có hành vi vi phạm từ 301 người trở lên. 

Đây là quy định đối với mức phạt dành cho cá nhân; nếu là tổ chức thì mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy thì trong quá trình học nghề mà người lao động tham gia trực tiếp mà công ty không trả lương thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 1 triệu đồng – 40 triệu đồng đối với tổ chức. Và mức phạt cụ thể sẽ tùy theo số lượng người lao động mà công ty vi phạm theo quy định trên. Đồng thời thì người sử dụng lao động sẽ phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải trả lương cho người học nghề khi có các hành vi vi phạm.

Trên đây là nội dung tư vấn mà công ty Luật LVN Group muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật lao động trực tuyến 24/7 qua số hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!