Nếu hành vi sa thải của công ty đối với anh H là trái quy định của pháp luật thì đâu là thời điểm xác định thời hạn khởi kiện hành vi vi phạm của công ty?

Xin cảm ơn!

Người gửi: Soạn

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật lao độngcủa Công ty luật LVN Group.

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty chúng tôi! Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:

Nếu anh H nhận thấy việc công ty sa thải mình là trái pháp luật thì có quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Lúc này tranh chấp giữa anh H và công ty là tranh chấp lao động cá nhân. Theo quy định tại điều 202 Bộ luật lao động 2012 

“1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm

thì thời điểm xác định thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là lúc mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.

Căn cứ khoản 1 điều 123 BLLĐ 

“1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư của LVN Group hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

thì người lao động phải tham gia phiên họp xử lí kỷ luật. Như vậy, tại phiên họp anh H đã biết quyền và lợi ích của mình bi xâm phạm có nghĩa là thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp được tính từ ngày 8/5/2014.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT