Theo Luật Quản lý thuế năm 2019 số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019; Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Quy định cụ thể như sau:
Theo Điều 119 Luật Quản lý thuế:
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, người ra quyết định thanh tra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế. Kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
b) Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình ra văn bản kết luận, quyết định xử lý, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận, quyết định xử lý.
Luật LVN Group phân tích chi tiết hơn quy định pháp lý về vấn đề này như sau:
1. Nội dung kết luận thanh tra thuế.
Kết luận thanh tra thuế là văn bản do người ra quyết định thanh tra thuế ban hành, trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra thuế và kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có) và các tài liệu liên quan. Kết luận thanh tra thuế được coi là văn bản đánh dấu kết thúc quy trình thanh tra thuế về cơ bản nếu không phát sinh các vấn đề khác. kết luận thanh tra được ra đời trong thời hạn là chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Khoản 1, Điều 119 Luật quản lý thuế năm 2019).
Thông thường để ra kết luận thanh tra, thì người ra quyết định thanh tra thuế sẽ chỉ đạo trưởng đoàn thanh tra dự thảo kết luận thanh tra. Để đảm bảo thêm tính chắc chắn, rõ ràng, hay nói đúng hơn là trong trường hợp cần thiết người ra quyết định thanh tra có thể yêu cầu đối tượng thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thanh viên đoàn thanh tra giải trình, báo cáo để làm rõ nội dung thanh tra.
Theo hướng dẫn tại Điều 30, Điều 31 Nghị định 86/2011/NĐ-CP:
“Trước khi kết luận chính thức, nếu xét thấy cần thiết thì người ra quyết định thanh tra gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Việc giải trình những vấn đề chưa nhất trí (nếu có) của đối tượng thanh tra với nội dung của dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện bằng văn bản và có các bằng chứng kèm theo.”
Nội dung kết luận thanh tra phải đảm bảo (khoản 1, Điều 119 Luật Quản lý thuế):
– Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
– Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;
– Xác định về nội dung được thanh tra thuế;
– Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;
– Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Nội dung về kết luận thanh tra thuế nêu trên không có sự thay đổi so với quy định tại Luật Quản lý thuế năm 2006.
Về cơ bản, các nội dung này cũng được xây dựng dựa trên quy định về nội dung kết luận thanh tra được quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Thanh tra, theo đó, tại điều luật cũng quy định rằng:
“2. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
b) Kết luận về nội dung thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
d) Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý.”
Như vậy, với các nội dung này, kết luận thanh tra thuế thực sự là văn bản quan trọng, đúc kết quá trình thanh tra và kết quả thanh tra, kết luận thanh tra có giá trị áp dụng triệt để và người nộp thuế phải thực hiện theo kết luận đó.
Xem xét đến tính đồng thuận của người nộp thuế đối với kết luận thanh tra thuế, ta thấy rằng:
– Sự nhận thức đúng đắn về công bằng trong kết quả phụ thuộc vào sự hiểu biết của đối tượng thanh tra và khi người nộp thuế càng hiểu biết pháp luật, người nộp thuế dễ dàng đồng thuận với kết luận thanh tra thuế, miễn là kết luận đó chính xác, đúng quy định của pháp luật.
– Xác định quy trình, thủ tục thanh tra chuẩn và mạnh dạn mở rộng sự tham gia của các bên hữu quan (biện pháp mở rộng các nguồn thông tin, tạo sức mạnh tác động tập thể) có tác động tích cực đối với sự đồng thuận với kết quả thanh tra và đồng thời nâng cao uy tín của đơn vị tiến hành thanh tra.
– Theo lý thuyết nhận thức về sự công bằng, năng lực và thái độ của chủ thể là yếu tố thứ ba ảnh hưởng tới nhận thức về sự công bằng của đối tượng và các bên hữu quan. Đối với hoạt động thanh tra thuế và xét ở góc độ người nộp thuế, năng lực và phẩm chất của cán bộ thanh tra – những người trực tiếp trao đổi và tương tác với người nộp thuế sẽ có tác động lớn đến sự nhận thức sự công bằng trong thái độ quan hệ và tác động đến sự đồng thuận của người nộp thuế với kết luận thanh tra. Theo nghiên cứu, những phẩm chất tốt về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, kỹ năng… của cán bộ thanh tra sẽ tạo lập được niềm tin của đối tượng vào quy trình và kết quả công việc và qua đó khiến người nộp thuế dễ dàng chấp thuận kết luận thanh tra.
Nói tóm lại, kết quả thanh tra, sự đồng thuận của đối tượng thanh tra về kết luận thanh tra có tác động đến nhận thức của đối tượng thanh tra về hình ảnh, vị thế của cơ quan tiến hành thanh tra nhưng đối với xã hội, mặt tích cực cơ bản của hoạt động thanh tra chưa được ghi nhận tương xứng.
2. Thời hạn ký biên bản thanh tra thuế
Trước khi đi vào phân tích thời hạn ký biên bản thanh tra thuế, tác giả muốn điểm qua một số vấn đề về biên bản thanh tra thuế. Các nội dung mà tác giả cung cấp dưới đây vừa mang tính lý luận vừa mang tính pháp lý, trong đó biên bản thanh tra thuế được ghi nhận chủ yếu tại Quyết định 1404/QĐ-TCT:
– Biên bản thanh tra phải được ký giữa Trưởng đoàn thanh tha và người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế để chứng minh cho tính chính xác, đúng đắn trong nội dung và chứng minh sự tham gia của các chủ thể trong hoạt động thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra và người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (bao gồm cả dấu giáp lai và dấu cuối biên bản của người nộp thuế) nếu người nộp thuế là tổ chức có con đâu riêng.
– Biên bản thanh tra phải lập cho mỗi cuộc thanh tra vào tính chất, nội dung cuộc thanh tra, nhưng ít nhất phải được thành lập thành 03 bản: Người nộp thuế 01 bản, đoàn thanh tra 01 bản. cơ quan quản lý thuế trực tiếp người nộp thuế 01 (một) bản. Quy định này đúng với bản chất của biên bản, đó là ghi nhận sự kiện thực tế, và việc lập biên bản thành nhiều bản là đòi hỏi cần thiết để đảm bảo đủ giá trị chứng minh và ai cũng có thể chứng minh.
Thời hạn ký biên bản thanh tra thuế:
Trước đây, trong Luật Quản lý thuế năm 2006, có quy định về thời hạn ký biên bản thanh tra thuế rằng: “Người nộp thuế có các nghĩa vụ sau đây:…c) Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.” Tuy nhiên, Luật quản lý thuế hiện hành lại không còn quy định về thời hạn ký biên bản thanh tra thuế, điều này có nghĩa là, nếu theo Luật Quản lý thuế năm 2019 thì sẽ không có bất cứ một thời hạn nào được đặt ra đối với hoạt động ký biên bản thanh tra thuế. Phải chăng, điều này vừa tạo ra sự linh hoạt nhưng đâu đó những hạn chế trong việc người nộp thuế sẽ cố gắng chây ỳ trong việc ký biên bản và làm kéo dài thời gian thực hiện thanh tra so với quy định.
Việc không ký biên bản thanh tra thuế được xử lý theo quy định tại Quyết định 1404/QĐ-TCT, cụ thể: “Khi kết thúc thanh tra, trường hợp người nộp thuế không ký biên bản thanh tra thì chậm nhất trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày công bố công khai biên bản thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra để trình lãnh đạo cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính, đồng thời thông báo yêu cầu người nộp thuế ký biên bản thanh tra. Nếu người nộp thuế vẫn không ký biên bản thanh tra thì trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố công khai biên bản thanh tra, Lãnh đạo cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế và kết luận thanh tra thuế theo nội dung trong biên bản thanh tra.”
Như vậy, ở một khía cạnh nào đó, việc bỏ đi thời hạn ký biên bản thanh tra đang làm cho quá trình thanh tra có phần có khó khăn hơn, nhất là giai đoạn kết thúc thanh tra, đảm bảo thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật, mặc dù có dự trù về quy định xử phạt trong trường hợp không ký.
3. Kết luận thanh tra được ký ban hành
Theo Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2023:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Thanh tra 2022, kết luận thanh tra bao gồm những nội dung sau:
– Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn, được giao của đối tượng than tra đối với cuộc thanh tra hành chính; đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của đối tượng thanh tra đối với cuộc thanh tra chuyên ngành;
– kết luận về nội dung thanh tra;
– Xác định rõ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);
– Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả (nếu có) để bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
– Hạn chế, bất cập của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật có liên quan và kiến nghị khắc phục.
Trong đó, những nội dung này cần phải được đảm bảo chính xác, khách quan và khả thi.
Khi nào kết luận thanh tra được ký ban hành?
Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 78 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Ban hành kết luận thanh tra
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được sự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định.
Đối với dự thảo kết luận thanh tra về vụ việc liên quan đến an ninh, quốc phòng, vụ việc quan trọng, phức tạp thuộc diện chỉ đạo, theo dõi của Ban chỉ đạo Trưng ương về phòng chống, tham nhũng, tiêu cực, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh hoặc có yêu cầu của Thủ tướng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp thì người ra quyết định thanh tra phải có văn bản báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản cáo cáo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo; trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không trả lời hoặc không có ý kiến khác với dự thảo kết luận thanh tra thì người ra quyết định thanh tra ban hành ngay kết luận thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản yêu cầu bổ sung, làm rõ về nội dung dự thảo kết luận thanh tra thì chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đó, người ra quyết định thanh tra phải hoàn thiện, ban hành kết luận thanh tra.
Theo đó, Thủ trưởng cơ quan thanh tra có trách nhiệm ký ban hành kết luận thanh tra khi:
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra;
– Trong trường hợp phải thực hiện văn bản báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;
Sau khi Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo, thời gian ban hành kết luận thanh tra được xác định:
+ Ban hành ngay kết luận thanh tra nếu Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không trả lười hoặc không có ý kiến khác với dự thảo kết luận thanh tra;
+ Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp yêu cầu bổ sung, làm rõ về nội dung dự thảo kết luận thanh tra.
Như vậy, từ những phân tích ở trên, theo Luật Quản lý thuế năm 2019 số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019;
Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Quy định cụ thể như sau
Theo Điều 119 Luật Quản lý thuế:
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, người ra quyết định thanh tra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế. Kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá về thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
b) Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình ra văn bản kết luận, quyết định xử lý, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận quyết định xử lý.
Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật LVN Group muốn cung cấp đến bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tời tổng đài tư vấn pháp luật thuế trực tuyến hotline 1900.0191 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!