1. Thời hạn giải quyết để đưa ra quyết định khởi tố

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Thưa Luật sư của LVN Group, cháu tôi có bị người ta tố giác là đua xe trái phép cách đây 2 ngày, tôi muốn hỏi là sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được tố giác thì các cơ quan có thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi, câu hỏi của bạn được chúng tôi biên soạn và trả lời bạn như sau

Căn cứ theo điều 147 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :

Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:

a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;

b) Khám nghiệm hiện trường;

c) Khám nghiệm tử thi;

d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.

4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Như vậy, nếu không có các tình tiết phức tạp phải kiểm tra thêm thì sau 20 ngày cơ quan điều tra cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

2. Gỉai quyết đơn tố giác, tin báo trong trường hợp phức tạp và nhiều địa điểm

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.0191

Thưa Luật sư của LVN Group, trong tường hợp trong đơn tố giác có nhiều tình tiết phức tạp thì thời han giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật ?

Luật sư trả lời :

Căn cứ theo khoản 2 đièu 147 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thời gian giải quyết đối với lá đơn có tình tiết phức tạp như sau :

2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

3.Trình tự, thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

>> Xem thêm: Bảo vệ quyền lợi của cá nhân khi bị công an đánh ? Phải làm gì khi bị đe đọa đánh đập ?

1. Trường hợp cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì cán bộ tiếp nhận phải lập Biên bản tiếp nhận theo mẫu số 09, ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự (sau đây viết tắt là Thông tư số 61/2017), có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin và hướng dẫn họ viết đơn trình báo (có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận khi thấy cần thiết).

Trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì vẫn phải tiến hành tiếp nhận theo trình tự, thủ tục và ghi rõ lý do từ chối vào biên bản.

2. Trường hợp cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến gửi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bằng văn bản thì cán bộ tiếp nhận phải viết Giấy biên nhận (02 bản) theo mẫu số 196 (ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017), một bản kèm theo tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, một bản giao cho người gửi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

3. Trường hợp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm qua điện thoại thì cán bộ tiếp nhận phải ghi chép vào sổ tiếp nhận đầy đủ các thông tin sau:

a) Thời gian tiếp nhận thông tin, họ tên cán bộ tiếp nhận; họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân), ngày, tháng, năm, đơn vị cấp của người tố giác, báo tin;

b) Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc;

c) Tóm tắt nội dung, diễn biến vụ việc;

d) Các thông tin khác có liên quan (nếu có) như: họ tên, địa chỉ, đặc điểm nhận dạng của đối tượng, người làm chứng, bị hại, hướng bỏ trốn của đối tượng, công cụ, phương tiện phạm tội, hậu quả thiệt hại, những việc đã làm tại hiện trường khi phát hiện vụ việc …;

e) Lý do người tố giác, báo tin biết được vụ việc đó, những ai cùng biết vụ việc đó;

Trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì cán bộ tiếp nhận vẫn phải tiến hành tiếp nhận và ghi rõ lý do từ chối;

Sau đó cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.

4. Trường hợp tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh qua phương tiện thông tin đại chúng, qua hòm thư điện tử, báo nói, báo hình

a) Đối với thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng thì cán bộ được phân công phải tiếp nhận bằng cách sao chụp, ghi chép hoặc in bài viết ra giấy báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý; đối với tin báo về tội phạm đã xác định được dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó ghi nhận và giải quyết. Trường hợp chưa xác định được nơi xảy ra sự việc hoặc liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà tin báo về tội phạm phản ánh thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi có trụ sở chính của phương tiện thông tin đại chúng (nơi có địa chỉ rõ ràng) đã đăng tải tin báo trên có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý ban đầu;

b) Đối với thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên báo nói, báo hình thì cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý;

c) Tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm qua hòm thư điện tử thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm in thư ra giấy hoặc viết nội dung đó thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.

5. Trường hợp tiếp nhận đơn, thư có nội dung liên quan đến tội phạm được gửi qua đường bưu điện, giao liên, thì ngay sau khi tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận phải tiến hành phân loại và báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý hoặc chuyển đến bộ phận, đơn vị có chức năng tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố để tiến hành phân loại, xử lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này.

6. Trường hợp người dưới 18 tuổi, người nước ngoài, người dân tộc ít người trực tiếp đến tố giác, báo tin về tội phạm

a) Đối với trường hợp người dưới 18 tuổi trực tiếp đến tố giác, báo tin về tội phạm thì cán bộ tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 điều này, trong quá trình làm việc cán bộ tiếp nhận cần chú ý khai thác thông tin về nhân thân, lai lịch, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi và liên lạc mời họ nhanh chóng đến trụ sở làm việc để giám hộ. Trong trường hợp người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp không đến kịp thì mời người chứng kiến hoặc ghi âm, ghi hình có âm thanh (việc ghi âm, ghi hình được ghi rõ vào biên bản và bảo quản theo quy định). Đồng thời khi lấy lời khai cần chú ý đến thái độ, biểu hiện tâm lý của họ để kịp thời có những tác động tích cực nhằm đảm bảo hiệu quả, sau đó báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý;

b) Đối với người nước ngoài, người dân tộc ít người trực tiếp đến tố giác, báo tin về tội phạm không nói, viết được ngôn ngữ tiếng Việt thì cán bộ tiếp nhận, căn cứ vào khả năng ngôn ngữ của mình để tiếp nhận hoặc kịp thời báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để ra phương án xử lý.

7. Đối với đơn, thư hoặc các hình thức văn bản khác, không ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin hoặc của người gửi đơn, thư nhưng có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để kiểm tra, xác minh, thì cán bộ tiếp nhận vẫn tiến hành tiếp nhận, phân loại, xử lý theo quy định.

8. Tất cả các trường hợp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cán bộ tiếp nhận phải ghi vào sổ tiếp nhận nguồn tin về tội phạm theo mẫu số 278 (ban hành theo Thông tư số 61/2017), và phải có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ đồ vật, tài liệu có liên quan không để hư hỏng thất lạc, không làm thay đổi hình thức, nội dung văn bản tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; đóng dấu đến, ghi rõ số, ngày, tháng, năm tiếp nhận và nhập vào phần mềm cơ sở dữ liệu (nếu có) để quản lý, theo dõi. Sau khi hoàn thiện thủ tục tiếp nhận thì đơn vị tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận tiến hành phân loại, xử lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục 2 Chương này.

4.Trình tự, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của CAND

>> Luật sư tư vấn hình sự trực tuyến, Gọi: 1900.0191

Mới đây, Thông tư số 28/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân chính thức có hiệu lực; Thông tư gồm 03 chương 23 điều.

Theo đó, Thông tư này quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân. Đối tượng áp dụng, gồm: Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Cấp trưởng, Cấp phó, Cán bộ điều tra thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân; Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; các cơ quan, đơn vị khác của Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Chương II của Thông tư chia thành 03 mục lớn, quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; trình tự, thủ tục phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cũng như trình tự, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Tổ chức việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 4 Thông tư này, trong đó, cơ quan điều tra của Công an nhân dân phải tổ chức trực ban hình sự 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt trong trường hợp đang có quyết định truy nã, các trường hợp phạm tội quả tang; tiếp nhận hồ sơ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, hồ sơ vụ án hình sự do các cơ quan, đơn vị khác chuyển đến; tiếp nhận hồ sơ đăng ký bào chữa cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố…

Cán bộ làm công tác trực ban hình sự hoặc được phân công tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm chỉ tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, không tiếp nhận các thông tin do cá nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến phản ánh, đến gửi đơn hoặc các hình thức văn bản khác có nội dung liên quan đến lĩnh vực hành chính, dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của lực lượng Công an nhân dân, mà tiến hành lập biên bản hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết (trừ trường hợp đơn, thư được gửi qua đường bưu điện, giao liên).

Ngoài ra, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cục An ninh điều tra Bộ Công an; Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, Phòng An ninh điều tra Công an cấp tỉnh; Đội Điều tra tổng hợp Công an cấp huyện là đầu mối trong việc theo dõi, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trường hợp các cơ quan khác của Công an nhân dân phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng thì tiếp nhận để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý, giải quyết.

Thông tư này thay thế những quy định trước đây của Bộ Công an. Các trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã được phân công giải quyết nguồn tin về tội phạm trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được áp dụng Thông tư này để giải quyết tiếp kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

5.Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

>> Xem thêm: Cố ý gây thương tích là gì ? Quy định về tội cố ý gây thương tích theo luật hình sự

Trường hợp phát hiện Cơ quan có thẩm quyền điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện có văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra khắc phục vi phạm. Trường hợp Viện kiểm sát đã yêu cầu nhưng Cơ quan có thẩm quyền điều tra không khắc phục, Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra chuyển hồ sơ vụ việc cho Viện kiểm sát để giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Khi trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Kiểm sát viên được phân công phải thực hiện các hoạt động sau đây:

– Trước khi tiến hành một số hoạt động kiểm tra, xác minh, Kiểm sát viên phải xây dựng kế hoạch báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, phê duyệt;

– Trong quá trình kiểm tra, xác minh, Kiểm sát viên tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh. Đối với vụ việc phức tạp, Kiểm sát viên có thể phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra để tiến hành một số hoạt động kiểm tra, xác minh;

– Kết thúc việc kiểm tra, xác minh, Kiểm sát viên nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, tài liệu, đồ vật, báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện kết quả kiểm tra, xác minh và đề xuất hướng giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chứng cứ, tài liệu, đồ vật Kiểm sát viên thu thập được trong quá trình kiểm tra, xác minh phải được đưa vào hồ sơ vụ việc, lưu hồ sơ kiểm sát theo quy định của pháp luật.

Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ việc phải kịp thời phát hiện, theo dõi, tổng hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan có thẩm quyền điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra để yêu cầu khắc phục; báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu Thủ trưởng, Cấp trưởng Cơ quan có thẩm quyền điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group