1. Thời hạn tố tụng
1.1 Khái niệm
Thời hạn tố tụng là khoảng thời gian được giới hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, trong khoảng thời gian này, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phải hoàn thành được việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng, các hoạt động tố tụng của họ.
1.2 Đặc điểm của thời hạn tố tụng
Thời hạn tố tụng được xác định là một tiêu chí để xác định trách nhiệm của các chủ thể tố tụng hình sự, qua đó bảo đảm cho hoạt động giải quyết vụ án được tiến hành một cách thuận lợi, đảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân, đồng thời cũng bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm của tố tụng hình sự. Thời hạn tố tụng hình sự được quy định dựa trên các tiêu chí:
– Tính cần thiết
Dựa trên tiêu chí này yêu cầu quy định một thời hạn phải nhằm một mục đích nhất định. Có những thời hạn mà không thể thiếu và nếu vi phạm thờ hạn đó, sẽ phải kéo theo những thủ tục pháp lý phức tạo đểgiải quyết.
Ví dụ như: Pháp luật tố tụng hình sự quy định về thời gian kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Nếu kháng cáo quá hạn thì sẽ phải lập hội đồng xét kháng cáo quá hạn,….
– Tiêu chí phù hợp (tính phù hợp)
Sự phù hợp giữa thời hạn tố tụng này với thời hạn tố tụng khác là một yêu cầu phải được tuân thủ. Có những thời hạn mang tính chi phối những thời hạn khác.
Ví dụ: Thời hạn tạm giam để điều tra có thể ngắn hơn hoặc bằng thời hạn điều tra nhưng không được dài hơn thời hạn điều tra, trong trường hợp này thời hạn điều tra là thời hạn chi phối thời hạn tạm giam để điều tra,…
– Tính khả thi của thời hạn
Tính khả thi của thời hạn là yêu cầu về sự phù hợp giữa quy định một thời hạn với thực tế hiện có, với tính chất phức tạp của hoạt động tố tụng được quy định thời hạn và yêu cầu giải quyết vụ án. Do vậy có thể coi đây là tính chất và yêu cầu khó nhất đối với việc quy định thời hạn trong Bộ luật tố tụng hình sự. Việc quy định về thời hạn tố tụng phải dựa trên năng lực thực tế hiện có là tất cả các yếu tố về trình độ và số lượng người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng tham gia vào quá trình gaiir quyết vụ án, các cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, điều kiện làm việc. Đồng thời cũng phải dựa vào cả tình trạng tồn đọng án, vi phạm thời hạn xét xử ở một số địa phương cũng như là tùy theo tính chất phức tạp của từng loại hoạt động tố tụng, giai đoạn tố tụng dẫn đến việc quy định thời hạn cũng có sự khác nhau giữa các giai đoạn tố tụng hình sự.
1.3 Phân loại thời hạn tố tụng hình sự
Căn cứ vào bản chất là hạn định về thời gian của thời hạn, có thể phân loại thời hạn theo đơn vị thời gian, cụ thể bao gồm những loại như sau:
– Thời hạn tính theo giờ đực quy định đẻ giải quyết những vấn đề cấp bách, đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm tính chất khẩn trương, kịp thời trong quá trình giải quyết hoạt động tố tụng hình sự.
Ví dụ: Trong thời gian 12 giờ kể từ khi thực hiện việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì phải ra quyết định tạm giữ hoặc quyết định trả tự do cho họ.
– Thời hạn tính theo ngày là loại thời hạn tương đối phổ biến trong tố tụng hình sự, để giải quyết những vấn đề cụ thể, cần kịp thời nhưng không cấp bách như thời hạn tính theo giờ.
Ví dụ: Thời hạn tạm giữ là 3 ngày
– Thời hạn tính theo tháng cũng là một loại thời hạn phổ biến trong Bộ luật tố tụng hình sự, thường để tính thời hạn cho các giai đoạn tố tụng, thời hạn tam giam. Căn cứ theo quy định tại Điều 134 Bộ luật tố tụng hình sự khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau, nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu trường hợp thời hạn hết vào ngày nghỉ thì thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.
“Điều 134. Tính thời hạn
1. Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày, tháng, năm. Đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn.
Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.
Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh, quyết định. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thì 01 tháng được tính là 30 ngày.
2. Trường hợp có đơn hoặc giấy tờ gửi qua dịch vụ bưu chính thì thời hạn được tính theo dấu bưu chính nơi gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ gửi qua cơ sở giam giữ thì thời hạn được tính từ ngày Trưởng Nhà tạm giữ, Trưởng Buồng tạm giữ thuộc Đồn biên phòng, Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam nhận đơn hoặc giấy tờ đó”.
– Thời hạn tính theo năm, loại thời hạn này ít phổ biến trong tố tụng hình sự để giải quyết những vấn đề phát sinh, giải quyết trong thời gian dài mà không thể tính bằng giờ, ngày, tháng.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 379 quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, cụ thể như sau:
“Điều 379. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật”.
– Ngoài ra có những thời hạn không được tính theo giờ, ngày, tháng, năm đó là các thời hạn phải tiến hành ngay một hoạt động nào đó, một sự kiện pháp lý nào đó
Ví dụ: Khoản 3 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự quy định như sau:
“3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.
2. Chi phí trong tố tụng
2.1 Khái niệm
Chi phí trong tố tụng là những khoản chi phí cho việc tiến hành tố tụng để giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan có thaame quyền tiến hành tố tụng hoặc những khoản chi mà người tham gia tố tụng có trách nhiệm phải chi trả khi thực hiện các yêu cầu của họ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về chi phí tố tụng như sau:
“Điều 135. Chi phí tố tụng
1. Chi phí trong tố tụng hình sự gồm án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng.
2. Án phí gồm án phí sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm, phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự.
3. Lệ phí gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, các giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật quy định.
4. Chi phí tố tụng gồm:
a) Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa;
b) Chi phí giám định, định giá tài sản;
c) Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy án phí bao gồm các loại sau: Án phí sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm, phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự đối với trường hợp Tòa án giải quyết cả phầ dân sự trong vụ án hình sự, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự có giá ngạch, án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần dân sự trong vụ án hình sự.
Lệ phí bao gồm Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án như lệ phí sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc do Tòa án thực hiện.
Chi phí tố tụng bao gồm các loại chi phí sau: Chi phí thù lao cho người làm chứn, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa; chi phí giám định, định giá tài sản; các khoản chi phí khac theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra người làm chứng còn được thanh toán chi phí đi lại, chi phí lưu trú và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
2.2 Trách nhiệm chi trả án phí, lệ phí, chi phí tố tụng
* Trách nhiệm chi trả án phí
– Án phí do người bị kết án hoặc Nhà nước chịu theo quy định của pháp luật. Người bị kết án phải trả phí theo quyết định của Tòa án. Mức án phí và căn cứ áp dụng được ghi rõ trong bản án, quyết định của Tòa án.
– Đối với trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ khi có các căn cứ được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự thì bị hại sẽ có trách nhiệm trả án phí.
– Án phí hình sự sơ thẩm do người bị kết án chịu trách nhiệm chi trả. Trường hợp Tòa án tuyên bị cáo không có tội thì Nhà nước chịu án phí.
– Án phí hình sự phúc thẩm do bị cáp, người đại diện hợp pháp của bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm phải chịu trách nhiệm chi trả. Nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm, bị cáo, người đại diện hợp pháp của bị cáo kháng cáo quyết định hình sự và phần dân sự của bản án sơ thẩm phải chịu án phí hình sự phúc thẩm và án phí dân sự phúc thẩm.
* Trách nhiệm chi trả lệ phí
– Đối với các hoạt động tố tụng do người tham gia tố tụng yêu cầu thì việc chi trả lệ phí, chi phí theo quy định của pháp luật.
– Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng: Các khoản chi phí được quy định tại Khoản 4 Điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 do các cơ quan, người đã tưng cầu, yêu cầu, chỉ định chi trả; trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bào chữa thì do Trung tâm này chi trả.
Luật LVN Group