1. Người vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

– Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 147 Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015 quy định về người vận chuyển như sau:

“Điều 147. Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

1. Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.

2. Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

3. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

4. Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

5. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật này.”

Theo quy định tại điều luật, người vận chuyển là người, họ có thể tự mình vận chuyển hàng hóa hoặc người này ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

Như vậy, Người vận chuyển họ có thể tự mình vận chuyển hoặc ủy quyền cho người khác, mặc dù vậy nhưng họ phải có nghĩa vụ mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa.

Khi người vận chuyển ủy quyền cho bên thứ ba, lúc này bên thứ ba sẽ là Người vận chuyển thực tế , và người Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Trân trọng!

 

2. Thời hạn ba ngày phải thông báo cho người vận chuyển khi phát hiện hàng bị mất mát, hư hỏng

– Cơ sở pháp lý: khoản 2 điều 174 Bộ luật hàng hải Việt nam năm 2015 quy định như sau:

“Điều 174. Giám định và thông báo về mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc chậm trả hàng

1. Người nhận hàng trước khi nhận hàng tại cảng trả hàng hoặc người vận chuyển trước khi giao hàng tại cảng trả hàng có thể yêu cầu cơ quan giám định tiến hành giám định hàng hóa. Bên yêu cầu giám định có nghĩa vụ thanh toán chi phí giám định nhưng có quyền truy đòi chi phí đó từ bên gây ra thiệt hại.

2. Hàng hóa được coi là đã trả đủ và đúng như ghi trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển về mất mát, hư hỏng hàng hóa chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày nhận hàng, nếu không thể phát hiện thiệt hại từ bên ngoài; đối với hàng hóa đã giám định quy định tại khoản 1 Điều này thì không cần thông báo bằng văn bản.

Mọi thỏa thuận trái với quy định tại khoản này đều không có giá trị.

3. Người nhận hàng có quyền thông báo mất hàng, nếu không nhận được hàng trong vòng 60 ngày kể từ ngày hàng hóa lẽ ra phải được giao theo thỏa thuận trong hợp đồng.

4. Người vận chuyển không phải bồi thường đối với tổn thất phát sinh do việc chậm trả hàng, trừ trường hợp thông báo về việc chậm trả hàng bằng văn bản được gửi tới người vận chuyển trong vòng 60 ngày kể từ ngày hàng hóa lẽ ra được giao theo thỏa thuận trong hợp đồng.”

 

3. Sự khác nhau về thời hạn ba ngày và thời hiệu một năm khi khởi kiện người vận chuyển

Tình huống: Kính thưa Luật sư, hãy cho tôi biết sự khác nhau giữa “Thời hạn ba ngày phải thông báo cho người vận chuyển khi phát hiện hàng hóa có dấu hiệu hư hỏng, mất mát” và “thời hiệu một năm khi khởi kiện người vận chuyển về hư hỏng mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển”?

Cảm ơn!

Trả lời:

Theo thông lệ hàng hải quốc tế cũng như quy định tại Điều 174, khoản 2 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 “Hàng hóa được coi là đã trả đủ và đúng như ghi trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển về mất mát, hư hỏng hàng hóa chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày nhận hàng, nếu không thể phát hiện thiệt hại từ bên ngoài; đối với hàng hóa đã giám định quy định tại khoản 1 Điều này thì không cần thông báo bằng văn bản. Mọi thỏa thuận trái với quy định tại khoản này đều không có giá trị….”.

Theo công ước quốc tế điều chỉnh việc chuyên chở hàng hóa bằng vận đơn (Hague Visby Rules) cũng như quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam, nguyên tắc xác định trách nhiệm của người chuyên chở là nguyên tác suy đoán lỗi (Presumed Fault), nghĩa là cứ có hư hỏng tổn thất hàng hóa xảy ra thì người ta coi đó là do lỗi của người chuyên chở gây ra.

Trường hợp này, nếu muốn được miễn trách nhiệm thì người chuyên chở có nghĩa vụ phải tự mình chứng minh rằng mình không có lỗi gây ra tổn thất đó. Nguyên tắc chứng minh lỗi này cũng được áp dụng kể cả khi người nhận hàng khiếu kiện người vận chuyển trước tòa án hay trọng tài trong phạm vi thời hiệu khởi kiện một năm tính từ ngày giao hàng. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian ba ngày nói trên nếu người nhận hàng không thông báo gì thì coi như hàng hóa đã được giao đúng và đủ như đã ghi trong vận đơn.

Ngược lại nếu sau ba ngày mới thông báo thì bản thân người nhận hàng hoặc người được thế quyền sau này (ví dụ người bảo hiểm hàng hóa) vẫn không mất quyền khiếu kiện người vận chuyển. Tuy nhiên khi đi kiện người vân chuyển thì phải tự mình tìm bằng chứng để chứng minh rằng người vận chuyển đã có lỗi gây ra hư hỏng tổn thất mất mát hàng hóa. Đây là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp, tốn kém thời gian và tiền bạc cho chủ hàng hoặc người thế quyền, bởi vì các hồ sơ giấy tờ liên quan tới con tàu, tới hành trình hoàn toàn do người vận chuyển cung cấp khống chế. Việc kiểm tra tính xác thực của các hồ sơ giấy tờ này cũng không đơn giản chút nào.

Thời hạn ba ngày thông báo tổn thất nói trên không ảnh hưởng gì tới thời hiệu một năm để người nhận hàng khỏi kiện người vận chuyển.

Trân trọng!

 

Tình huống: Kính thưa Luật sư, hãy cho tôi biết về những khoảng thời gian sẽ được loại trừ ra khỏi thời hiệu khiếu kiện một năm khi khiếu kiện người vận chuyển tại Tòa án hay trọng tài?

Cảm ơn!

Trả lời:

4. Thời hiệu là gì? Áp dụng thời hiệu khởi kiện

Theo thông lệ quốc tế và quy định tại điều 149 Bộ luật dân sự Việt Nam về thời hiệu khởi kiện là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể đuợc hưởng quyền dân sự mất quyền khởi kiện. Cũng theo Bộ luật hàng hải Việt Nam hiện hành quy định về thời hiệu khởi kiện về hư hỏng mát mát hàng hóa vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là một năm; với hợp đồng thuê vận chuyển theo chuyến là hai năm. Điều cần lưu ý là theo tuyệt đại bộ phận Luật hàng hải của các nước trên thế giới cũng như trong tất cả các vận đơn của các hãng tàu nước ngoài thời hiệu này là một năm kể cả trong vận đơn tàu chở container hay vận đơn cấp theo hợp đồng thuê vận chuyển theo chuyến. Riêng việc tranh chấp về tiền cước và tiền thưởng phạt theo luật Anh thời hiệu là sáu năm.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Hiện nay, pháp luật có nhiều quy định mới về thời hiệu khởi kiện nhưng thực tiễn chưa có sự cập nhật kịp thời và nhận thức đúng cũng như áp dụng thống nhất về thời hiệu khởi kiện dẫn đến việc giải quyết các vụ án không chính xác. Để việc áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện được chính xác, phù hợp với từng loại tranh chấp và thời điểm phát sinh tranh chấp. Căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội và căn cứ hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, việc áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện cần phân biệt theo thời gian khởi kiện, thụ lý giải quyết vụ án.

Tại khoản 1 và Điểm a khoản 4 Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải quy định Thẩm phán phổ biên cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật và các quy định của pháp luật liên quan đến giải quyết vụ án. Như vậy, các đương sự khi tham gia tố tụng là hoàn toàn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và đương sự phải được Tòa án giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Vì vậy, Thẩm phán phải giải thích cho đương sự biết quyền được yêu cầu Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu.

Trân trọng!

 

5. Các khoảng thời gian được trừ ra khởi thời hiệu khởi kiện một năm

Thời hiệu khởi kiện như chúng ta vừa phân tích ở trên, thời hiệu khởi kiện về hư hỏng mất mát hàng hóa sẽ được tính liên tục từ khi giao hàng hoặc từ ngày mà lẽ ra hàng đã được giao. Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay, thời hiệu này bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:

  • Có sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đới với quyền và nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thòi hiệu đó:
  • Ọuyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thòi hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp.

Hoặc những khoảng thời gian sau đây không tính vào thời hiệu khởi kiện sau:

  • Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Sự kiện bất khả kháng là sư kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường truớc được và không thể khác phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lọi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình;
  • Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.

Trân trọng!