Nếu chỉ nhìn vào những con số thì những ngày này có lẽ là khoảng thời gian khá êm ả đối với ngành công nghiệp ngân hàng còn non nớt của Việt Nam. Nền kinh tế nước này đang bùng nổ với tỉ lệ tăng trưởng GDP năm ngoái đạt tới 8,2% và lượng khách hàng tiềm năng của ngành ngân hàng còn vô cùng lớn: hiện mới chỉ có 8% trong tổng số 85 triệu người dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng. Tại một trong những tổ chức cho vay thương mại tư nhân của Việt Nam – Ngân hàng Sacombank – lợi nhuận đã tăng vọt đến 50% vào năm ngoái và lượng người gửi tiền đã tăng gấp đôi lên đến 350.000 người. Tuy nhiên những con số này lại không hề làm cho Ông Nguyễn Quang Trung – Phó Tổng Giám đốc của Sacombank – thỏa mãn chút nào. Ông nói: “Chúng tôi cần phải nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình ra khắp cả nước. Chúng tôi cần tích tụ thêm vốn. Toàn bộ lĩnh vực ngân hàng của chúng tôi cần phải phát triển thật nhanh”.

>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: 1900.0191

Lý do khiến cho Ông Trung có vẻ sốt ruột như vậy là do ngành công nghiệp các dịch vụ tài chính của Việt Nam hiện đang phải trải qua giai đoạn một năm biến đổi to lớn về chất. Để đáp ứng các cam kết đã đưa ra vào tháng một vừa qua khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tháng này Chính phủ Việt Nam đang phải thực hiện việc bãi bỏ những hạn chế áp dụng đối với các ngân hàng nước ngoài hoạt động trong nước mà từ trước đến nay đã cản trở khả năng cạnh tranh bình đẳng của các ngân hàng này với các tổ chức cho vay trong nước. Trước đây, hai trong số những hạn chế mà các ngân hàng nước ngoài phải chịu đựng đó là hạn chế về khả năng thu hút khách hàng gửi tiền và hạn chế về số lượng chi nhánh được phép thành lập tại một tỉnh/thành (chỉ một chi nhánh). Tuy nhiên hiện nay để gia nhập WTO, Hà Nội đã phải cam kết sẽ mở cửa lĩnh vực các dịch vụ tài chính của mình với thế giới với lộ trình nhanh hơn hầu như bất cứ một quốc gia thành viên nào khác. (Chẳng hạn như Trung Quốc tham gia WTO từ năm 2001, song nước này lại có một khoảng thời gian dài đến năm năm để mở cửa thị trường các dịch vụ ngân hàng của nước này với thế giới). Thêm vào đó, tám ngân hàng nước ngoài cũng đã đệ đơn xin được thành lập các chi nhánh 100% vốn nước ngoài của họ tại Việt Nam. Trong số đó có Ngân hàng HSBC có trụ sở tại Anh – một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới – và ANZ (Tập đoàn ngân hàng Úc và New Zealand). Cả hai ngân hàng này đều đang lập kế hoạch mở thêm 10 chi nhánh mới nữa mỗi ngân hàng trong vòng ba năm tới để có thể mở rộng hơn nữa các dịch vụ của họ, như dịch vụ thẻ tín dụng, cho vay thế chấp nhà và cho vay cá nhân. Bà Đàm Bích Thủy – Tổng Giám đốc của ANZ tại Việt Nam – nói: “Chắc chắn ngành ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới sẽ có tỉ lệ tăng trưởng cao”.

Về phía các ngân hàng nước ngoài, họ hiện tỏ ra lạc quan về triển vọng phát triển của mình tại Việt Nam vì thị trường các dịch vụ tài chính kém phát triển đến mức đáng thương ở đây đang còn rất nhiều “hoa thơm, quả ngọt” trong tầm tay với. Trong khi đang thực hiện chiến lược hiện đại hóa một số bộ phận của nền kinh tế cộng sản thông qua những cải cách hướng tới thị trường tự do theo kiểu của Trung Quốc, thì Việt Nam lại chưa hề có một cơ quan chuyên trách nào quản lý hoạt động tín dụng và chỉ có một hệ thống bảo hiểm tiền gửi rất sơ khai. Dịch vụ cho vay tiêu dùng thì gần như không tồn tại. Toàn bộ lĩnh vực ngân hàng bị thống trị bởi năm định chế tài chính thuộc sở hữu nhà nước – kể cả định chế lớn nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AgriBank) – mà trước nay chỉ chủ yếu tập trung tài trợ vốn cho các nhà máy và các doanh nghiệp lớn, thuộc sở hữu của chính phủ. Trong khi đó lại hầu như không để ý gì đến số lượng ngày càng tăng các doanh nghiệp tư nhân đang từng bước khẳng định chỗ đứng của mình. Chính vì những lý do đó nên theo Ông Patrick Winsbury – Phó Chủ tịch cấp cao của Hãng  Moody’s Investors Services – “Thị trường Việt Nam đang có một lượng nhu cầu rất lớn bị dồn nén bấy lâu nay về các dịch vụ ngân hàng rất cơ bản. Đây là một cơ hội cả đời người mới có một lần”.

Quả thực, lượng tài khoản tiền gửi tại Việt Nam hiện đang tăng trưởng nhanh với tỉ lệ cao chưa từng thấy kể cả tại những nền kinh tế phát triển hơn. Trong tổng số 7 triệu tài khoản ngân hàng do người dân Việt Nam nắm giữ hiện nay, thì đã có đến 6 triệu tài khoản được mở trong vòng hai năm qua. Tính đến nay, những bên được hưởng lợi lớn nhất từ sự tăng trưởng đó lại chính là 34 ngân hàng tư nhân nhỏ của Việt Nam, chẳng hạn như Sacombank. Không giống như các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, các ngân hàng tư nhân này ít phải gánh chịu những tác động mang tính chỉ đạo của Chính phủ nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Với những nỗ lực to lớn nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của các cá nhân và nhu cầu vay tiền của các doanh nghiệp nhỏ, các tổ chức cho vay tư nhân đã đóng góp nhiều công sức vào sự tăng trưởng gần đây của ngành ngân hàng. Trường hợp chị Nguyễn Thị Tuyết là một trong những ví dụ về khách hàng mục tiêu của các tổ chức đó. Bốn năm trước đây, nhân viên đại lý du lịch 30 tuổi tại Hà Nội này đã trở thành người đầu tiên trong gia đình chị mở một tài khoản ngân hàng khi chị gửi tiền vào Agribank. Gần đây, chị đã mở thêm một tài khoản thứ hai tại Techcombank – một ngân hàng tư nhân của Việt Nam, và cũng đã nộp tờ khai đề nghị được cấp thẻ Visa debit đầu tiên của mình tại ngân hàng này. Chị cho biết: “Tôi thích sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng Techcombank hơn vì chúng nhanh hơn và hiện đại hơn”.

Tuy nhiên, sân chơi thông thoáng mà các ngân hàng tư nhân của Việt Nam đã được hưởng trong thời gian qua sẽ nhanh chóng biến mất cùng với sự xuất hiện của những hãng tài chính nước ngoài khổng lồ tại Việt Nam với kinh nghiệm cho vay dày dạn và khả năng vốn lớn mà những đối thủ trong nước của họ sẽ không thể sánh được. Ngân hàng tư nhân lớn nhất của Việt Nam hiện nay – Ngân hàng Thương mại Châu Á – có tổng giá trị tài sản chỉ là 2,8 tỉ USD so với mức 14,6 tỉ USD của Agribank. Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh trên thị trường, các ngân hàng tư nhân đang tích cực huy động thêm vốn cổ phần bằng cách bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Chẳng hạn như theo Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc điều hành của Ngân hàng Đông Á có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: ngân hàng này đã lập được một quỹ riêng trị giá 1,35 tỉ USD để phục vụ cho các chiến lược cạnh tranh. Ngân hàng này hiện cũng đang lập kế hoạch tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện thoại và mở thêm ít nhất 100 chi nhánh nữa. Nhiều ngân hàng tư nhân khác cũng đang mở rộng phạm vi hoạt động đến các vùng nông thôn – nơi mà các ngân hàng nước ngoài khó có thể với tới được. Techcombank hiện đã có 80 chi nhánh trên khắp cả nước, song cũng dự định sẽ nâng con số đó lên 300 chi nhánh trong vòng ba năm tới.

Một chiến lược sống còn khác để có thể cạnh tranh: đó là bán những phần vốn góp của ngân hàng cho các đối tác nước ngoài, nhờ đó ngân hàng có thể tranh thủ được vốn và kinh nghiệm của họ. Ông Trung nói: “Với các đối tác nước ngoài, chúng ta có thể nghĩ rằng: OK, anh là đối thủ cạnh tranh của tôi, nhưng chúng ta cũng là bạn, vì thế hãy chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau”. Sacombank hiện có ba đối tác nước ngoài, bao gồm cả ANZ, mỗi bên nắm giữ 10% cổ phần của ngân hàng này. (Việt NamNam – cho biết: ANZ hiện đang điều hành một ngân hàng liên doanh với Sacombank để tung ra thị trường nội địa các loại sản phẩm thẻ tín dụng. Bà nói: “Để tiếp cận với thị trường rộng lớn này, tôi nghĩ cách thức khôn ngoan là hợp tác với một đối tác trong nước. Tại sao chúng ta lại phải cố gắng để tự làm mọi việc một mình?”.

Trong lúc các ngân hàng nước ngoài đã ở tư thế sẵn sàng và các ngân hàng tư nhân trong nước nỗ lực tìm kiếm các đối tác làm ăn, thì các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước cũng đang cố gắng thay đổi để có thể thích nghi với hoàn cảnh mới. Ông Lê Đức Thúy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Ngân hàng trung ương của nước này, cho biết: Bốn ngân hàng thương mại nhà nước đã được lên kế hoạch tư nhân hóa một phần trong năm nay và sẽ tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán, đầu tiên là Ngân hàng Vietcombank trong vài tháng tới. Những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước này vẫn đang tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ: tháng 4 vừa rồi, Chính phủ đã dự định sẽ nâng mức vốn điều lệ bắt buộc đối với các ngân hàng tại Việt Nam từ 5 triệu USD lên 70 triệu USD. Biện pháp này được đưa ra nhằm đảm bảo cho các ngân hàng có đủ khả năng thanh toán, tuy nhiên nếu trở thành hiện thực, nó sẽ khiến cho các ngân hàng mới thành lập khó gia nhập thị trường hơn, đồng thời thách thức năng lực của các nhà quản lý ngân hàng.

Tuy vậy, những ngân hàng lớn nhất của Việt Nam có thể vẫn cần được hỗ trợ. Theo ước tính của một số nhà quan sát, các ngân hàng này có thể phải mang gánh nặng nợ xấu lên tới 7 tỉ USD. Mặc dù theo Ông Lê Đức Thúy thì các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đang ở trong tình trạng tài chính tốt hơn mọi người tưởng. Ông nói rằng tỉ lệ nợ khó đòi của các ngân hàng này đã được cắt giảm từ 20% xuống mức rất thấp, chỉ còn khoảng 3%. Còn các chuyên gia trong ngành thì lại cho rằng tỉ lệ này trong thực tế nhiều gấp ba lần con số đó, nhưng họ cũng phải thừa nhận rằng Việt Nam đã có những tiến bộ trong việc cắt giảm tỉ lệ nợ xấu. Theo Ông Alain Cany – Tổng giám đốc điều hành của Ngân hàng HSBC tại Việt Nam: “Tình trạng nợ xấu ở Việt Nam

Trong bối cảnh các ngân hàng nước ngoài bắt đầu gia nhập thị trường trong nước và các ngân hàng lớn nhất của Việt Nam đang cải tổ hoạt động, các ngân hàng tư nhân nhỏ nhất của Việt Nam có lẽ sẽ cảm thấy sức ép rất lớn. Các định chế tài chính nước ngoài sẽ lấy đi phần tốt nhất của thị trường là những khách hàng giàu có nhất và những khoản cho vay ít rủi ro nhất, trong khi các ngân hàng nhà nước được tái cơ cấu lại sẽ nỗ lực tìm kiếm những tài khoản nhỏ hơn, phát hành các loại thẻ tín dụng và cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Ông Cany dự báo rằng số lượng các ngân hàng tư nhân ở Việt Nam sẽ giảm ít nhất là một nửa, xuống chỉ còn dưới 20 ngân hàng trong vòng năm năm do làm ăn thất bại hoặc bị thâu tóm. Hy vọng duy nhất mà họ có thể theo đuổi đó là mở rộng được phạm vi và chất lượng hoạt động của họ trước khi ngọn lửa cạnh tranh lan đến. Ông Winsbury nói: “Họ không thể để lỡ mất cơ hội. Họ sẽ phải tăng trưởng thật nhanh”. Song xét cho cùng thì những cơ hội cả đời người mới có một lần như thế không phải là quá lý tưởng đối với những ngân hàng non kém, không đủ khả năng nắm bắt. hiện vẫn giới hạn tỉ lệ cổ phần tối đa của các ngân hàng trong nước mà nước ngoài có thể sở hữu là 30%). Hình thức liên doanh, liên kết với các ngân hàng trong nước như thế chính là một chiến lược gia nhập thị trường đang phát triển tiêu biểu dành cho những tổ chức tài chính nước ngoài luôn mong muốn chia sẻ trình độ công nghệ cao và bí quyết đánh giá rủi ro tín dụng của họ với các đối tác trong nước và đổi lại họ có được sự am hiểu về thị trường nội địa và mạng lưới chi nhánh rộng khắp hiện có trên cả nước của các đối tác này. Theo Bà Thủy – Tổng Giám đốc ANZ tại Việt hiện nay không giống như trường hợp của Trung Quốc trước đây”. (Theo số liệu của Standard&Poor’s, vào thời điểm Trung Quốc gia nhập WTO, có đến 50% danh mục các khoản cho vay của các ngân hàng nhà nước lớn của Trung Quốc không mang lại thu nhập).

KAY JOHNSON/HANOI

(LUATMINHKHUE.VN: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)