1. Khái niệm tư pháp và hoạt động tư pháp

Tư pháp với nghĩa pháp lí chung nhất, tư pháp được quan niệm như là một ý tưởng về một nền công lí, đòi hỏi việc giải quyết những tranh chấp xảy ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng, bảo đảm lòng tin của nhân dân và xã hội vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lí cho cá nhân, sự ổn định và phát triển của xã hội.

Theo ngữ nghĩa Hán Việt thì tư pháp là trông coi, bảo vệ pháp luật.

Xét theo khía cạnh thể chế nhà nước, ở các nước thực hiện nguyên tắc phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước, thì tư pháp được hiểu là một trong ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó quyền tư pháp được hiểu đồng nghĩa với quyền xét xử chỉ do toà án thực hiện. Vì vậy, ở các nước này, nói đến cơ quan tư pháp tức là nói đến toà án.

Ở nước ta, quyền lực nhà nước thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, quyền tư pháp là một trong ba quyền hợp thành quyền lực nhà nước, được hiểu là hoạt động xét xử của các toà án và những hoạt động của cơ quan nhà nước khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của toà án như điều tra, truy tố, bổ trợ tư pháp nhằm bảo vệ chế độ, pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích hợp pháp của công dân, tôn trọng và duy trì công lí. Để thực hiện quyền tư pháp đó, hệ thống cơ quan tư pháp Việt Nam bao gồm: toà án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thì hành án và các tổ chức tư pháp bổ trợ (như Luật sư của LVN Group, công chứng, giám định tư pháp, tư vấn pháp luật…). Trong đó, toà án nhân dân là nơi biểu hiện tập trung quyền tư pháp, sử dụng công khai các kết quả của hoạt động điều tra, công tố, bào chữa, giám định tư pháp thông qua các thủ tục tố tụng do luật định để đưa ra phán quyết cuối

2. Các hoạt động tư pháp

Hoạt động tư pháp là hoạt động điều tra, tuy tố, xét xử, thi hành án do các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án thực hiện trong khuôn khổ pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân. Trong đó:

Điều tra là hoạt động tố tụng hình sự do người và cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự.

Truy tố là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm đưa bị cạn ra trước toà án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lí của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lí của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất; mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc.

Thi hành án là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được tiến hành theo thủ tục, trình tự được pháp luật quy định nhằm thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án

3. Đặc điểm của hoạt động tư pháp ở các thể chế khác nhau thời phong kiến

Thời phong kiến, khi các quốc gia đa phần theo thể chế Quân chủ, Tư pháp không đầy đủ như trên mà chỉ thể hiện dưới hai hoạt động chính là xét xử và thi hành án.

3.1. Sự phán xét

Chính thể càng gần với dân chủ thì cách phán xử càng cố định. Ở Rôma các quan chấp chính đầu tiên phán xử theo ý mình như các vị pháp quan ở Hy Lạp thời xưa. Vế sau người ta thấy thế là bất lợi, nên họ đặt ra các điều luật cụ thể để cứ theo từng điều mà phán xử.

Ở các nước chuyên chế thì chẳng có luật nào cả. Ông quan cai trị với các phép tắc cuả ông ta là một. Ở Các nước quân chủ thì có một luật, khi gặp cảnh ngọ ngang trái, không phù hợp với luật thì quan dùng đầu óc phán đoán của mình mà xử.

Ở các nước dân chủ, có Hiến pháp hẳn hoi, phán quan cứ theo đúng lời văn trong từng điều khoản của Hiến pháp mà xét xử. Không có một điều luật nào có thể vận dụng để làm hại đến tài sản, danh dự và sinh mạng của người công dân.

Ở nước Anh, quan toà xác định sự việc đang xét xử là có thật hay không. Nếu có thật thì toà tuyên án phạt theo đúng điều luật tương ứng. Nếu không có thật thì thôi. Như vậy chỉ cần mắt thấy tai nghe là xác định được hình phạt.

3.2. Hình phạt

– Sự cân bằng giữa hình phạt và tội phạm

Vua Charles II (vua của nước Anh thời phong kiến) thấy người bị treo lên cột, ông hỏi: Tại sao hắn ta bị phạt? phán quan trả lời: “Vì hắn làm thơ châm biếm các vị bộ trưởng”. Vua nói: “Hắn ta điên rồi, nếu hắn viết thư châm biếm gửi thẳng cho ta thì chẳng bị ai phạt cả đâu.”

Lại còn chuyện vua Basile (hoàng đế Đông La Mã) bị 70 người âm mưu làm phản, nhưng ông chỉ đánh roi và đốt trụi râu tóc họ. Trái lại, khi ông đánh bẫy được con nai, mà có người dùng gươm chặt đứt giây, giải thoát con nai thì vua ra lệnh chém đầu anh ta, với lý do anh ta đã dùng gươm xúc phạm đến bản thân nhà vua.

Ở Trung Hoa, bọn trộm cướp tàn ác bị xử tội tùng xẻo. Bọn khác thì không bị phạt nặng như thế.

Ở Nga, kẻ ăn trộm và kẻ giết người đều bị phạt ngang nhau, vì vậy luôn lụôn có tệ nạn giết người. Dân chúng nói: người chết không kể lại được tội gì cả.

Đã không phân biệt các loại hình phạt thì phải có cách khoan hồng để gây hy vọng. Ở nước Anh không ai giết người, vì kẻ trộm cắp còn hy vọng được đưa sang các nước thuộc địa, chứ kẻ giết người thì phải xử ở trong nước, không được đuổi ra thuộc địa.

– Tra tấn và hỏi cung người phạm tội

Vì có nhiều người tàn ác, nên luật pháp phải giả định như là người đời không đến nỗi tàn ác như thế. Có hai nhân chứng thì đủ cho kẻ phạm tội bị trừng phạt. Luật pháp tin vào nhân chứng, coi lời nói của họ là phát ngôn của sự thật. Người ta xác định mọi đứa con được thai nghén trong hôn thú là con hợp pháp, vì tin rằng người mẹ là hiện thân của sự trinh bạch, (coi người mẹ là nhân chứng đáng tin cậy). Nhưng việc tra khảo kẻ phạm tội không giống như vấn đề “nhân chứng” nói trên. Ngày nay ở một nước rất văn minh, đã huỷ bỏ việc tra khảo, vì về bản chất, việc tra khảo là không cần thiết.

Biết bao người khôn khéo, bao thiên tài giỏi dang đã viết để chống lại việc tra khảo. Tôi không dám nói gì thêm sau họ. Tôi sẽ nói rằng việc tra khảo có thể thích hợp trong chính thể chuyên chế, vì mọi thứ gây sợ hãi đều nằm trong động cơ của chính thể này. Tôi sẽ nói đến những người nô lệ ở Hy Lạp và Rôma từng bị đánh đập… Nhưng tôi đang nghe Thiên nhiên phán bảo tôi đừng nói nữa.

– Hình thức phạt tiền và hình phạt thân thể

Thời phong kiến xưa ở Đức chỉ chấp nhận phạt tiền. Những con người chinh chiến và tự do ấy chỉ thích được tuôn máu khi có vũ khí trong tay.

Người Nhật thì trái lại, không chấp nhận phat tiền, vì phạt tiền thì bọn giàu có sẽ luồn lọt, tránh được hình phạt.

Nhưng phải chăng người giàu không sợ mất của cải? Những món phạt tiền phải chăng không thể tương ứng một tỷ lệ nào đó với gia tài của họ? Và cuối cùng cũng có thể làm cho họ mất cả thanh danh nữa chứ?

Nhà lập pháp giỏi sẽ giữ đúng vị trí của mình: Không phải lúc nào cũng phạt tiền, và không phải lúc nào cũng dùng hình phạt thân thể.

– Luật “ăn miếng trả miếng”

Các nhà nước chuyên chế thích những luật giản đơn. Nhiều khi người ta vận dụng luật “miếng trả miếng”. Các Nhà nước Cộng hoà cũng thỉnh thoảng dùng đến luật này, nhưng có chỗ khác là không hà khắc như bọn chuyên chế, mà luôn luôn giữ mức vừa phải.

Bộ “Luật 12 bảng” thời Rôma cổ đại chấp nhận hình phạt “miếng trả miếng” trong trường hợp nếu không có cách gì làm dịu sự căm phẫn của phía bị thiệt hại. Ngoài ra sau khi tuyên phạt kẻ phạm tội một mức vừa phải, còn bắt y bồi thường quyền lại cho người bị thiệt; và đổi hình phạt thân thể “miếng trả miếng” ra thành phạt tiền.

– Phạt cha thay vì tội con

Ở Trung Hoa, người ta phạt cha vì tội của các con. Cách này ở Pérou (nay là Cộng hòa Peru) cũng thường áp dụng. Đây còn là cách thể hiện của tư tưởng chuyên chế.

Ở Trung Hoa người ta lý giải rằng sở dĩ người cha bị phạt như thế vì ông ta không thực hiện chức năng làm cha mà thiên nhiên đã trao cho và luật pháp cũng buộc người cha phải làm. Như vậy người ta luôn luôn giả định rằng ở Trung Hoa không có vấn đề danh diện. Ở Pháp (hay châu Âu) chúng ta, nếu ông cha có những người con phạm tội, hoặc con cái có người cha phạm tội thì bị phạt bằng cấch làm cho mất danh dự tương ứng; giá như ở Trung Hoa thì họ bị mất đầu.

4. Hoạt động tư pháp tại một số quốc gia thời phong kiến

4.1. Quy định về hình phạt tại Pháp thời phong kiến

Người ta thấy các luật xưa ở Pháp có tinh thần quân chủ. Khi phạt bằng tiền thì dân thường bị phạt nhẹ hơn quý tộc. Trái lại khi xử các tội thì nhà quý tộc phạm tội bị truất danh dự trong triều đình, còn người dân thường không có danh dự gì thì phải chịu hình phạt thân thể.

4.2. Quy định về hình phạt tại Nhật Bản thời phong kiến

Các hình phạt quá đáng có thể huỷ hoại ngay cả nền chuyên chế. Chúng ta hãy liếc nhìn qua Nhật Bản:

Ở Nhật Bản thời phong kiến dưới chế độ Thiên Hoàng pháp luật chỉ là ý chí của vua. Các hình phạt quy định trong pháp luật đều chịu sự chi phối bởi quyết định của Thiên Hoàng. Có thể nói, Thiên Hoàng không cần dựa vào pháp luật vẫn có thể xử lý một người bị coi là phạm tội.

Ở đây hầu như tất cả các tội trạng đều bị phạt tử hình, vì bất tuần lệnh nhà vua là tội phạm rất to; người ta không đặt vấn đề sửa chữa cho người phạm tội mà chỉ có vấn đề trả thù cho nhà vua. Mọi tư tưởng đều xuất phát từ lòng trung thành với Thiên Hoàng. Ông ta là chủ sở hữu của mọi thứ, nên hầu hết các tội phạm đều bị coi là trực tiếp chống lại lợi ích của Thiên hoàng.

4.3. Quy định về phán xét và hình phạt tại Rome thời phong kiến

Ớ Rôma xưa, pháp quan chỉ tuyên bố kẻ gây tội đã phạm vào điều luật nào và hình phạt được quy định luôn trong điều luật ấy. Do đó, pháp luật có uy lực lớn đới với việc điều chỉnh hành vi trong xã hội.

Ở Rome, người ta học theo Hy Lạp, vận dụng “công thức hành vi” để dẫn dắt sự việc đúng theo hành vi của bản thân người có liên quan. Trong cách phán xét phải xác định hình thức cấu hỏi để dân chúng dễ thấy được sự việc một cách hiển nhiên.

Các pháp quan Rôma chỉ chấp nhận lòi cung khai chính xác, không thêm, không bớt, không vặn vẹo. Nhưng những cung chứng còn nghĩ đến những công thức hành vi khác mà người ta gọi là “lòng thành”, mà cách trình bày của họ có thể tác động thêm vào sự cân nhắc của pháp quân. Điều này có phần phù hợp vái tinh thần của chính thể quân chủ. Ngày nay người Pháp thường nói:”Ở Pháp mọi hành vi đều có lòng thành”.

Ở Rome, có trường hợp chỉ bắt người phạm tội nộp một món tiền phạt (theo luật Acilia), rồi sau này anh ta không được cử vào Viện Nguyên lão hay là phập quan. Như vậy là để chấm dứt mọi thứ chạy chọt lộn xộn. Có thể nói, Viện Nguyên lão đưa ra luật này vì trước đó họ bảo dân quân đã thiết lập hình phạt ghê gớm khiến dân chúng phải chịu đựng nặng nề. Viện Nguyên lão nghĩ rằng hình phạt quá mức chỉ gieo rắc sợ hãi trong dân. Nhưng phạt nặng thì mới có hiệu quả, sau đó ít người bị tố cáo, ít người phạm tội. Trái lại phạt quá nhẹ thì lúc nào, cũng có người bị tố cáo, phải lập toà án luôn.

5. Quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp theo Hiến pháp Việt Nam 2013

Ở nước ta, quyền tư pháp cùng với quyền lập pháp và quyền hành pháp tạo thành quyền lực thống nhất của Nhà nước, mục đích thực hiện quyền tư pháp là xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh, bổ sung, thay đổi hoặc chấm dứt từ các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do Tòa án thực hiện bằng thủ tục tố tụng chặt chẽ, dân chủ, công khai và công bằng, nhằm khôi phục, duy trì trật tự pháp luật, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm, góp phần bảo đảm pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghiêm minh. Tại khoản 3 Điều 2 và khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định:“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”; “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.”. Trong phạm vi bài viết này, tác giả giới hạn việc nghiên cứu về quyền tư pháp và cơ quan thực thi quyền tư pháp theo tinh thần quy định của Hiến pháp năm 2013, mà theo đó, hiện vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về quyền tư pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp, bởi ngoài những quy định có liên quan tại Hiến pháp năm 2013, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung này.