Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

1. Cơ sở pháp lý:

– Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển năm 1978

2. Thông báo về việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng

2.1. Quy định thông báo về mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng

Điều 19 Công ước Hamburg quy định về thông báo việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng như sau:

1. Trừ khi có thông báo về mất mát hoặc hư hỏng nói rõ tính chất chung của mất màt hoặc hư hỏng do người nhận hàng gửi cho người chuyên chở bằng văn bản không muộn hơn ngày làm việc sau ngày hàng được giao cho người nhận hàng, việc giao hàng hóa đó là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã giao hàng hóa đúng như được mô tả trong chứng từ vận tải, hoặc đã giao hàng trong trạng thái tốt, nếu không có chứng từ vận tải đó.

2. Trong trường hợp mất mát hoặc hư hỏng khó thấy, thì những quy định trong mục 1 điều này được áp dụng tương ứng nếu không có thông báo bằng văn bản trong vòng 15 ngày liên tục tính từ ngày hàng được chuyển giao cho người nhận.

3. Nếu tình trạng hàng hóa vào lúc chuyển giao cho người nhận đã được kiểm tra hoặc giám định đối tịch giữa các bên, thì không cần phải có thông báo bằng văn bản về mất mát hoặc hư hỏng đã được xác định trong quá trình kiểm tra hoặc giám định đó.

4. Trong trường hợp có mất mát hoặc hư hỏng thực sự hoặc suy đoán, người chuyên chở và người nhận hàng phải dành cho nhau mọi điều kiện thuận tiện hợp lý để kiểm tra và kiểm đếm hàng hóa.

5. Thiệt hại do chậm giao hàng gây nên sẽ không được bồi thường nếu không có một thông báo bằng văn bản cho người chuyên chở trong vòng 60 ngày liên tục sau ngày hàng hóa được chuyển giao cho người nhận hàng.

6. Nếu hàng hóa do một người chuyên chở thực sự giao, thì mọi thông báo gửi cho người chuyên chở thực sự theo quy định của điều này cũng có hiệu lực như gửi cho người chuyên chở và mọi thông báo gửi cho người chuyên chở cũng có hiệu lực như gửi cho người chuyên chở thực sự.

7. Nếu trong vòng 90 ngày liên tục, tính từ ngày xảy ra mất mát, hư hỏng hoặc ngày giao hàng nói trong Điều IV (2), tùy theo ngày nào xảy ra sau, mà người chuyên chở hoặc người chuyên chở thực tế không gửi cho người gửi hàng bằng văn bản, thông báo về mất mát hoặc hư hỏng, xác định tính chất chung của mất mát và hư hỏng đó thì đó là bằng chứng hiển nhiên về việc người chuyên chở hoặc người chuyên chở thực tế không hề bị mất mát hoặc hư hỏng nào do lỗi hoặc sơ suất của người gửi nhân viên hay đại lý của người này gây ra.

8. Nhằm mục đích của điều này, thông báo gửi cho một người thay mặt người chuyên chở hoặc người chuyên chở thực tế kể cả thuyền trưởng và sĩ quan phụ trách tàu, hoặc gửi cho một người thay mặt người gửi hàng thì cũng coi như đã trao cho người chuyên chở, người chuyên chở thực tế hoặc người gửi hàng.

2.2. Bình giải quy định về thông báo việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng

Điểm khác biệt là Điều 19 không chỉ liên quan đến thông báo của người nhận hàng gửi cho người chuyên chở về những tổn thất, tổn hại hoặc chậm giao hàng (Điều 19.1 đến 6) mà còn liên quan đến thông báo của người chuyên chở gửi cho người nhận hàng về tổn thất hay tổn hại của hàng hóa (Điều 19.7). Điều 19 quy định rằng, việc giao hàng là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã giao hàng trong trạng thái tốt trừ khi có một thông báo về tổn thất hay tổn hại của hàng hóa do người nhận hàng gửi trong thời gian không muộn hơn ngày làm việc sau ngày hàng hóa được giao cho người nhận hàng. Thông báo này phải ghi rõ tình trạng chung của tổn thất hay tổn hại của hàng hóa.

Điều 19.1 ghi rõ rằng, thông báo phải được gửi bởi người gửi hàng. Thông báo này có thể được gửi cho người chuyên chở (Khoản 1), người chuyên chở thực sự (Khoản 6) hoặc bất kỳ người nào hành động thay mặt họ, bao gồm cả thuyền trưởng và sỹ quan phụ trách tàu (Khoan 8).

Nếu tổn thất hay tổn hại của hàng hóa là khó thấy thì Khoản 2 mở rộng thời hạn gửi thông báo là 15 ngày liên tục sau ngày giao hàng. Khoản 5 cũng chỉ rõ rằng thời hạn gửi thông báo là 60 ngày liên tục sau ngày giao hàng. Khoản 3 chỉ rõ rằng thông báo phải được lập bằng văn bản trừ khi tình trạng đó của hàng hóa đã được kiểm tra hoặc giám định đối tịch giữa các bên. Theo quy định tại Khoản 4 thì cả hai bên đều phải dành cho nhau mọi điều kiện thuận lợi hợp lý để kiểm tra và kiểm đếm hàng hóa khi hàng hóa bị tổn thất.

Khoản 7 còn đòi hỏi người chuyên chở hoặc người chuyên chở thực tế, người phải chịu tổn thất hay tổn hại hàng hóa có thể quy cho là do người gửi hàng phải gửi một thông báo bằng văn bản về việc ấy cho người gửi hàng trong vòng 90 ngày liên tục kể từ ngày xảy ra tổn thất hoặc tổn hại đó hoặc kể từ giao hàng cho người nhận hàng tùy theo ngày nào xảy ra sau. Khiếm khuyết không gửi thông báo như vậy là bằng chứng hiển nhiên là người chuyên chở hoặc người chuyên chở thực tế đã không bị tổn thất hay tổn hại hàng hóa nào do lỗi hoặc sơ suất của người gửi hàng, nhân viên hoặc đại lý của người này gây ra. Nghĩa vụ này mà người chuyên chở phải gánh vác cân bằng với nghĩa vụ gửi thông báo mà người nhận hàng phải gánh vác theo quy định tại Khoản 1. Thuật ngữ “ngày liên tục” bao gồm cả ngày nghỉ và các ngày lễ quốc gia khác.

Khoản 8 quy định rõ rằng thông báo có thể được gửi cho người hành động thay mặt cho người chuyên chở, người chuyên chở thực tế hoặc người gửi hàng và thông báo được gửi cho những người đó được coi như là đã gửi cho chính người chuyên chở, người chuyên chở thực tế hoặc người gửi hàng.

Điều III.6 Quy tắc Hague quy định rằng, những thông báo như vậy phải được gửi cho người chuyên chở hoặc đại lý của họ tại cảng dỡ hàng trước khi hoặc vào lúc giao hàng cho người có quyền tiếp nhận hoặc nếu tổn thất hay tổn hại không hiển nhiên thì thông báo phải được gửi trong vòng ba ngày kể từ ngày giao hàng đó. Hậu quả của lỗi không gửi thông báo quy định tương tự như Quy tắc Hamburg: là bằng chứng hiển nhiên của việc hàng hóa được giao như là đã mô tả trong vận đơn. Giống như trong Quy tắc Hamburg, không cần phải gửi thông báo nếu tổn thất đã được kiểm tra hoặc giám định đối tịch giữa các bên.

Quy tắc Hague không có quy định nào có liên quan đến quyền của người chuyên chở gửi thông báo tổn thất cho người gửi hàng hay người nhận hàng. Quy tắc quy định trách nhiệm của người gửi hàng đối với tổn thất gây ra bởi hàng hóa nguy hiểm nhưng không giải quyết khi tổn thất gây ra bởi hàng hóa không nguy hiểm.

Sự khác nhau cơ bản giữa hai Công ước, ngoài sự thẳng thắn hơn và rõ ràng hơn của Công ước Hamburg, là độ dài của kỳ hạn gửi thông báo tổn thất. Tại Hội nghị Hamburg, yêu cầu tại Điều 19.1 là thông báo tổn thất cần được gửi không muộn hơn một ngày làm việc sau ngày hàng hóa được giao đã gây ra sự tranh luận gay gắt. Nó đã được giải quyết là yêu cầu như vậy là phù hợp hơn so với Quy tắc Hague yêu cầu thông báo tổn thất phải được đưa ra ngay lập tức. Theo Quy tắc Hamburg, thời hạn gửi thông báo dài hơn là không quá phiền hà đối với người chuyên chở, từ khi thông báo được gửi đi, bản thân nó không tạo ra một sự suy đoán nào mà chỉ thuần tuý loại bỏ suy luận có lợi cho người chuyên chở là hàng hóa đã được giao trong điều kiện tốt.

Việc chế tài đối với một thông báo tổn thất chậm không phải là một điều quá khắt khe. Nó chắc chắn không làm thay đổi trách nhiệm chứng minh là tổn thất đó đã xảy ra trong quá trình chuyên chở, vì rằng Quy tắc Hamburg cũng giống như Quy tắc Hague, không giải quyết vấn đề này. Nó sẽ được tiếp tục giải quyết bằng luật quốc gia. Trong hầu hết các hệ thống pháp luật thì người gửi hàng phải chứng minh thực tế tổn thất. Trong một số Công ước khác có các chế tài khắt khe hơn (ví dụ: Điều 57, COTIF – phụ bản của CIM).

Cả hai Công ước đều có một điểm chung là nếu hàng hóa không được giao cho người nhận hàng thì không cần gửi đi một thông báo tổn thất, tổn hại hoặc chậm giao hàng. Trong trường hợp đó chỉ có thời hạn được tìm thấy tại Điều 20 của Quy tắc Hamburg và Điều IV bis của Quy tắc Hague, giới hạn khiếu nại của người nhận hàng.

3. Thời hiệu tố tụng liên quan đến chuyên chở hàng hóa theo Công ước Hamburg

3.1. Quy định về thời hiệu tố tụng

Điều 20 Công ước Hamburg quy định về thời hiệu tố tụng như sau:

1. Việc kiện tụng liên quan đến chuyên chở hàng hóa theo Công ước này đều hết hiệu lực nếu trong thời hạn hai năm không tiến hành các thủ tục đưa ra toà hoặc ra trọng tài.

2. Thời hiệu tố tụng bắt đầu tính từ ngày người chuyên chở đã giao toàn bộ hay một phần hàng hóa hoặc trong trường hợp không giao hàng thì tính từ ngày cuối cùng mà hàng hóa đáng lẽ ra phải được giao.

3. Ngày khởi đầu của kỳ hạn thời hiệu không tính vào thời hiệu tố tụng.

4. Người bị kiện có thể vào bất kỳ lúc nào của thời hiệu tố tụng, kéo dài kỳ hạn đó bằng một bản tuyên bố gửi cho người đi kiện. Kỳ hạn này có thể lại được kéo dài thêm bằng một hoặc nhiều bản tuyên bố khác.

5. Người chịu trách nhiệm bồi thường có thể kiện truy đòi bồi thường ngay cả sau khi hết kỳ hạn thời hiệu tố tụng quy định trong các mục trên, nếu đi kiện trong thời gian được phép theo luật của nước mà tại đó vụ kiện được tiến hành. Tuy nhiên, thời hạn được phép này không thể ít hon 90 ngày tĩnh tù ngày ngưài di kiện truy đòi bồi thường đã thanh toán tiền bồi thường hoặc đã nhận được thông báo về việc mình bị kiện.

3.2. Bình luận quy định về thời hiệu tố tụng

Khoản 1 và 2 Điều 20 quy định rằng, việc khiếu kiện liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển theo Quy tắc Hamburg sẽ bị hết hiệu lực nếu không tiến hành các thủ tục đưa ra toà hoặc trọng tài trong vòng hai năm tính từ ngày hàng hóa được giao hoặc đáng lẽ ra phải được giao. Khoản 3 loại trừ ra khỏi thời hạn ngày khỏi đầu của kỳ hạn.

Khoản 4 cho phép người bị kiện có thể kéo dài kỳ hạn vào bất cứ lúc nào của kỳ hạn bằng cách gửi một thông báo bằng văn bản cho người đi kiện, trong khi theo quy định tại Điều 7.1 thời hạn này được áp dụng cho mọi khiếu nại của tất cả các bên cho dù vụ kiện đó là trong hợp đồng, ngoài hợp đồng hoặc bất kỳ cơ sở nào khác. Theo Khoản 5 thì người chịu trách nhiệm bồi thường theo Quy tắc Hamburg có thêm một thời hạn nữa sau khi kết thúc thời hạn hai năm để tiến hành khiếu kiện truy đòi bồi thường những người khác có thể phải chịu trách nhiệm với anh ta, nếu việc khiếu kiện đó được tiến hành trong thời hạn cho phép của luật quôc gia mà tại đó vụ kiện được tiến hành.

Điều HI.6 của Quy tắc Hague có quy định thời hiệu khiếu kiện là một năm kể từ ngày hàng hóa được giao hoặc đáng lẽ ra phải được giao. Theo Quy tắc Hague – Visby Điều VI bis cho phép việc khiếu kiện đòi bồi thường đốì vối người thứ ba vẫn có thể thực hiện được sau thồĩ hạn một năm miễn là việc kiện ấy nằm trong thời hạn do tòa án xử lý vụ ấy cho phép, thời hạn đó không được ít hơn ba tháng.

Thời hạn hai năm được thông qua tại Hội nghị Hamburg đã bảo vệ tốt quyền lợi của người gửi hàng, bởi vì thời hạn một năm theo Quy tắc Hague thường xuyên bị hết và đã trở nên quá ngắn trong thực tế. Hội nghị Hamburg đã đưa ra thồi hạn theo cách của một số các Công ứớc khác cùng thời về vận tải như-Công ước Athens (Điều 16), Công ước Vácsava (Điều 29) nhằm mục tiêu thống nhất hoá các quy định và bảo vệ tốt quyền lợi của người gửi hàng.

Quy tắc Hamburg còn cung cấp những quy định có liên quan khác.

Thứ nhất, thời hạn được nói rõ ràng là áp dụng đối với cả hai hình thức giải quyết tại Tòa án và Trọng tài. Đây là điều gây nhiều tranh cãi trong Quy tắc Hague là có áp dụng hay không thời hạn luật định đốì với thủ tục trọng tài.

Thứ hai, Điều 20 ghi rõ rằng, thời hạn này không phải là một kỳ hạn luật định mà là giới hạn thời gian và vì thế nó phụ thuộc vào sự đình chỉ hoặc sự gián đoạn. Theo Quy tắc Hague, luật quốc gia không phù hợp trong việc giải quyết vấn đề kỳ hạn có phụ thuộc vào sự đình chỉ hoặc sự gián đoạn hay không.

Mặc dù vậy, Hội nghị Hamburg đã không nhất trí về một quy định rõ ràng liên quan đến sự đình chỉ hoặc sự gián đoạn trong kỳ hạn nhưng điều đó cũng không nhất thiêt phải lo lắng. Trong thực tế, hầu hết các cơ sở chung để mỏ rộng kỳ hạn là sự thỏa thuận của người bị kiện, và điều này đã được quy định rõ ràng ở Điều 20.4.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập