SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY ĐỊNH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP THỐNG NHẤT MỘT CƠ QUAN ĐĂNG KÝ KINH DOANH THỐNG NHẤT ÁP DỤNG CHO TẤT CẢ CHỦ THỂ KINH DOANH TẠI VIỆTNAM

I- Mở đầu:

ĐKKD là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, đồng thời là một công cụ để thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân. Thông qua cơ chế đăng ký công nhận quyềnkinh doanh của công dân, thực hiện một cơ chế quản lý mới của nhà nước, xoá bỏ cơ chế xin cho tôn trọng quyền tự do kinh doanh của công dân, dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Mặt khác theo lộ trình hôị nhập WTO, chúng ta phải thực hiện nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với mọi chủ thể kinh doanh, không phân biệt hình thức sở hữu. Theo kiểu con anh, con em, con chúng ta, con chúng nó.

Lộ trình hội nhập đã đến rất gần, đã đến lúc cần có một cơ quan đăng ký kinh doanh thống nhất trong toàn quốc, từ trung ương đến địa phương để đăng ký cho mọi loại hình doanh nghịêp, hoạt động theo luật DN thống nhất và các chủ thể kinh doanh khác trong xã hội.

Tất cả các loại hình tổ chức kinh doanh như công ty nhà nước, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể, các văn phòng Luật sư của LVN Group, công ty luật hợp danh, các công ty bảo hiểm, các chi nhánh công ty nước ngoài tại VN…. Tất cả đều phải được đăng ký kinh doanh tại một cơ quan thống nhất, theo một thủ tục đơn giản nhất để thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Luật doanh nghiệp thống nhất sẽ điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp trong đó có cả công ty nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được điều chỉnh chung một luật – Giờ G đã điểm .

Từ yêu cầu của cuộc sống đòi hỏi việc đăng ký các doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp thống nhất sẽ rất linh hoạt, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tìmkiếm cơ hội đầu tư một cách thuận lợi nhất, điều này đặt ra nội dung nâng cao trình độ cho cơ quan ĐKKD. Đòi hỏi phải kiện toàn về tổ chức nâng cao trình độ, trách nhiệm và phong cách phục vụ theo yêu cầu hội nhập.

>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp gọi số:1900.0191

II- Lịch sử cơ quan đăng ký kinh doanh ở Việt Nam

– Năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ Tướng Chính Phủ) đã cho phép thành lập Vụ Quản lý Đăng ký kinh doanh thuộc Trọng tài Kinh tế nhà nước để “ Giúp chủ tịch trọng tài Kinh tế nhà nước dự thảo các văn bản hướng dẫn và theo giõi việc thực hiện luật lệ nhà nước và các văn bản hướng dẫn việc ĐKKD ” ( thông báo số 3057 – TH ngày 16 / 09 / 1991 của hội đồng Bộ trưởng). Cũng theo thông báo này thì ở địa phương đã cho phép thành lập Phòng ĐKKD thuộc trọng tài Kinh tế để tiến hành ĐKKD cho các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước. Cũng ngay từ thời gian này vấn đề tin học hoá công tácĐKKD đã được đặt ra. Thông tư số 07/ TT- ĐKKD ngày 29/07/1991 của trọng tài kinh tế nhà nước đã quy định: “Trọng tài kinh tế nhà nước thực hiện việc quản lý ĐKKD bằng máy tính”.

Năm 1994, sau khi trọng tài kinh tế nhà nước bị giải thể thì nhiệm vụ quản lý nhà nước về ĐKKD chuyển sang hệ thống cơ quan kế hoạch và đầu tư ( quyết định số 355 – TTG ngày 11/7/1994 của Thủ Tướng Chính Phủ). Ở trung ương, Uỷ ban kế hoạch nhà nước giao nhiệm vụ này cho vụ kế hoạch hoá thực hiện. Ở địa phương , sở kế hoạch và đầu tư đựơc giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện vịêc ĐKKD cho các doanh nghiệp.

Do việc chuyển cơ quan quản lý ĐKKD từ trọng tài kinh tế nhà nước sang hệ thống kế hoạch nhà nước nên việc tổ chức hệ thống cơ quan ĐKKD cũng như việc tin học hoá hệ thống này tạm thời bị quên lãng.

Cuối năm 1999, để chuẩn bị cho việc triển khai thi hành luật doanh nghiệp, tại thông báo số 188/TB – VPCP ngày 29/09/1999 của văn phòng chính Phủ về một số vấn đề cấp bách trong việc hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp, phó Thủ Tướng Chính Phủ đã nêu rõ : “Tư tưởng chỉ đạo là hình thành hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh thống nhất trong cả nước có chức năng, nhiệm vụ và cán bộ đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ ĐKKD và quản lý sauĐKKD” . Đồng thời, lúc đó, một số bộ, ngành cũng đã nhận thức rõ hơn về sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống cơ quan ĐKKD thống nhất.Ví dụ, Bộ Tài Chính, tại văn bản số 5457 TC/TCDN ngày 29/10/1999 gửi Bộ Tư Pháp, ban đổi mới doanh nghiệp trung ương và ban nghiên cứu của thủ Tướng Chính Phủ đã đề nghị chính phủ tổ chức ĐKKD thành một cơ quan thống nhất từ trung ương tới địa phương. Tuy nhiên, vì nhận thức vai trò cơ quan ĐKKD trong nền kinh tế thị trường còn có nhiều điểmkhác nhau, nên tư tưởng chỉ đạo trên của chính phủ và đề nghị của một số Bộ, ngành vẫn chưa được thực hiện. Điều này được thể hiện thông qua nội dung của một số văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp.

Tại nghi định số 02/2000/NĐ – CP ngày 03/02/2000 về ĐKKD, Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư sáu nhiệm vụ liên quan đến việc quản lý nhà nước về ĐKKD và giao phòng ĐKKD cấp tỉnh và cấp huyện các nhiệm vụ ĐKKD trực tiếp cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Để hướng dẫn nghị dịnh số 02/2000/NĐ – CP về mặt tổ chức, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ban tổ chức, cán bộ của chính phủ ( nay là Bộ nội vụ) cũng đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2000/TTLT – BKH – BTCCBCP ngày 07/06/2000 hướng dẫn về việc ĐKKD ở cấp tỉnh và cấp huyện. Theo thông tư này, ở cấp tỉnh thành lập phòng ĐKKD trong sở kế hoạch và đầu tư; còn ở cấp huyện thì việc thành lập phòng ĐKKD chỉ được thưc hiện đối với những nơi có “số lượng lớn hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã”. Các huyện còn lại không được thành lập phòng ĐKKD nên nhiệm vụ ĐKKD được giao cho phòng chuyên môn đã tồn tại từ trước trong cơ cấu bộ máy của UBND cấp huyện thực hiện. Không có văn bản nào hướng dẫn việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ĐKKD ở cấp TW.

Những thành tựu thu được sau gần 5 năm thi hành luật DN đã được Đảng, nhà nước và xã hội đánh giá cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luật DN cũng đã xuất hiện một số vấn đề bức xúc liên quan đến hoạt động ĐKKD mà đến nay hầu như chưa tìm được giải pháp để giải quyết. Trong số các vấn đề đó có một vấn đề phức tạp nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ĐKKD là vấn đề kiện toàn tổ chức cơ quan ĐKKD. Tháng 02/2001, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư đã có quyết định số 75/2001/QĐ-BKH thành lập trung tâm thông tin doanh nghiệp thuộc vụ doanh nghiệp với ba nhóm công việc chính: Chuẩn bị văn bản quy phạm về ĐKKD, xử lý vướng mắc về ĐKKD và tin học hoá công tác ĐKKD.

Từ 29/07/2003, nhiệm vụ quản lý nhà nước về ĐKKD được giao cho Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới hình thức một đơn vị cấp phòng với 4 biên chế và một cán bộ hợp đồng. Công tác tin học hoá ĐKKD được giao cho trung tâm thông tin doanh nghiệp, một đơn vị cấp phòng của cục này với 3 biên chế, 4 hợp đồng.

Ở địa phương, mặc dù đã được pháp luật quy định nhưng trên thực tế, chưa có quận, huyện nào trong phạm vi toàn quốc thành lập được phòng ĐKKD, kể cả ở những nơi có số lượng hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã lên tới hàng vạn. Nhiệm vụ ĐKKD ở cấpquận, huyện được giao cho 1 hoặc 1/2 cán bộ nằm rải rác trong các phòng chuyên môn đảm nhận. Thậmchí có nơi như quận Tân Bình – TP HCM, lại chia việc ĐKKD cho 3 phòng khác nhau đảm nhận, dẫn đến tình trạng một hộ kinh doanh 3 lĩnh vực phải có tới 3 giấy chứng nhận ĐKKD (!).

Nếu đánh giá một cách khái quát nhất thì có thể nhận định rằng, cơ quan ĐKKD hiện nay của chúng ta là manh mún về mặt tổ chức, kém về mặt năng lực chuyên môn, và thiếu về lực lượng, nhất là ở cấp TW và cấp quận, huyện. Một bộ máy ĐKKD như vậy rõ ràng là chưa đủ sức để đóng vai trò là đội quân chủ lực trong việc thực thi luật doanh nghiệp thống nhất, đăng ký cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.

III- Kiện toàn cơ quan ĐKKD-Một nhiệm vụ cấp bách trong việc thực hiện Luật doanh nghiệp thống nhất.

Trên thực tế và theo quy định của pháp luật hiện hành thì tất cả công tác ĐKKD cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đều được thực hiện ở cấp địa phương (cấp tỉnh và huyện). Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ thực hiện một phần nhiệm vụ quản lý nhà nước về ĐKKD. Tuy nhiên, thực tế 5 năm thi hành luật doanh nghiệp đang đặt ra yêu cầu phải kiện toàn cơ quan ĐKKD hiện nay. Sự cần thiết phải tổ chức lại hệ thống này xuất phát từ những nhu cầu thực tế sau đây :

Một là : Công tác ĐKKD phải là một phương tiện để các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.

Trước hết, thông qua ĐKKD để xác định địa vị pháp lý của các nhà đầu tư, làmcăn cứ pháp lý để xử lý các tranh chấp nội bộ và phán xử của cơ quan tài phán bảo đảm sự cân bằng các lợi ích của các bên. Thông qua cơ quan ĐKKD, nhà đầu tư có thể thu nhập được các thông tin cần thiết để làm căn cứ cho các quyết định kinh doanh của mình

– Thông qua các hoạt động chuyên môn của cơ quan ĐKKD mà các quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp mới có cơ sở pháp lý được đảm bảo một cách chắc chắn: bảo vệ quyền sở hữu tên doanh nghiệp, tránh việc trùng tên, nhầm lẫn tên doanh nghiệp trên toàn quốc.

– ĐKKD là một hoạt động có nhiều tác dụng, không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với nhà nước. Việc ĐKKD là việc nhà nước thừa nhận địa vị pháp lý cho một nhà đầu tư, nên ĐKKD được coi như là một bộ lọc giúp nhà nước gạt khỏi thương trường những doanh nhân không đủ tư cách, không đủ điều kiện, góp phần làm chothương trường trở thành là nơi hội tụ của các nhà kinhn doanh chân chính và đích thực. Nói cách khác, cái lợi thứ nhất của ĐKKD là giúp nhà nước lành mạnh hoá được môi trường kinh doanh. Thông qua việc ĐKKD, nhà nước nắm bắt được một cách đầy đủ và có hệ thống các thông tin về số lượng doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp, về ngành nghề kinh doanh, về số vốn đầu tư, về tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, biết được địa bàn nào, ngành nghề nào được đầu tư nhiều, địa bàn nào, ngành nghề nào được đầu tư ít … những thông tin này là những căn cứ rất cần thiết giúp cho cơ quan nhà nước có thêmcơ sở thực tiễn để đề ra các chính sách quản lý kinh tế cho phù hợp. Cái lợi thứ hai của ĐKKD là giúp nhà nước trong việc hoạch định các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Nhờ có ĐKKD mà nhà nước có đủ thông tin chính xác để cung cấp kịp thời cho bất cứ ai muốn khởi sự doanh nghiệp, giúp họ giảm chi phí khi gia nhập thị trường tạo điều kiện cho việc xã hội hoá đầu tư và ra các quyết định đúng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Tóm lại, một hệ thống cơ quan ĐKKD thì sẽ không đủ sức để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp cũng như không đảm bảo được lợi ích của nhà nước do đó, việc tăng cường sức mạnh của cơ quan này là điều hết sức cần thiết, nhất là trong điều kiện thực thi luật DN thống nhất.

2) Do đòi hỏi của chính yêu cầu của nghịêp vụ ĐKKD và tính thống nhất của thị trường.

Thực tế, việc quản lý nhà nước về ĐKKD không thể chỉ dừng ở việc ban hành quy phạm mà còn là việc tác động trực tiếp vào những hoạt động nghiệp vụ ĐKKD để định hướng, điều tiết, phối hợp trên phạm vi cả nước trước hết là các nội dung: Đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp trong cả nước đối với các loại hình doanh nghiệp theo Luật DN thống nhất. Đăng ký nhân thân của người thành lập và quản lý doanh nghiệp; đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện trong quan hệ với doanh nghiệp mẹ … Xét về bản chất, các loại nghiệp vụ này thường được xemxét, xử lý ở tầm quốc gia. Song, với các quy định pháp luật và cách tổ chức cơ quan ĐKKD phân tán như hiện nay thì chỉ có thể xử lý một phầnở phạm vi cấp tỉnh. Và ngày bản thân phòng ĐKKD cấp tỉnh cũng đủ thông tin để bảm đảo tính chính xác của các nội dung ĐKKD. Ví dụ: phát hiện của Tổng cục thuế tại công văn số 2935 TC/MT ngày 12/08/2003 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ở thành phố HCM, có một cá nhân đã thành lập và ĐKKD tới 06 doanh nghiệp tư nhân tại thành phố HCM, Đồng Nai và Bình Dương, một cá nhân đăng ký thành lập một hộ kinh doanh cá thể và một DNTN. Báo Tuổi Trẻ ngày 12/9/2003 cũng nêu hiện tượng một đối tượng có lệnh truy nã về tội lạm dụng tín nhiệm ở tỉnh Hải Dương đã thành lập được doanh nghiệp tư nhân ở Gia Lai. Hoặc hiện tượng tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn hoặc trùng hoàn toàn ngày càng nhiều trên phạmvi cả nước. Toàn quốc có tám doanh nghiệp có tên “ Công ty TNHH Phương Đông”, sáu doanh nghiệp có tên “ DNTN Phương Đông”, mười hai doanh nghiệp có tên “ công ty TNHH Bình Minh” và tới 38 doanh nghiệp có từ “ Bình Minh” trong tên đã đăng ký v v… những tồn tại này đã và đang tạo nên những tranh chấp, khiếu nại giữa doanh nghiệp và cơ quan ĐKKD giữa các doanh nghiệp với nhau mà không có cơ quan thẩmquyền và cơ sở pháp lý để giải quyết. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì số lượng tranh chấpsẽ ngày càng nhiều, môi trường kinh doanh bị rối loạn gây tốn kém về thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Nếu việc quản lý nhà nước về ĐKKD không đủ thẩm quyền để tác động nghiệp vụ thì hoạt động đó chỉ mang tính chất tư vấn, không phải là hoạt động quản lý nhà nước về ĐKKD .Nếu ở cấp TW không được chuyên nghiệp hoá, không đủ thẩm quyền, không đủ sức người, không đủ trình độ chuyên nghiệp,không đủ cơ sở vật chất để can thiệp, định hướng, điều tiết, phối hợp một số nhiệm vụ cơ bản ĐKKD trên phạm vi quốc gia thì việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này không thực hiện được đầy đủ quyền quản lý và bảo hộ nhà nước đối với doanh nghiệp ở tầm vĩ mô. Đáng tiếc là việc triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về ĐKKD hiện nay đang rơi vào tình trạng đó.

Tại sao một cá nhân lại có thể thành lập được nhiều doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh cá thể, một người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, một người không đủ năng lực hành vi lại có thể thành lập được doanh nghiệp ? Tại sao có tình trạng các doanh nghiệp trùng tên nhau quá nhiều ? vv.. Nếu nhìn về hình thức thì các cơ quan ĐKKD là người có lỗi. Song, xét về nguyên nhân sâu sắc thì họ lại không có lỗi bởi vì làm sao có thể đòi hỏi một phòng ĐKKD nằm trong một sở với ba đến bốn cán bộ có thể nắm được đầy đủ các thông tin về nhân thân về người thành lập và quản lý doanh nghiệp trong cả nước vốn dĩ thuộc về nhiệm vụ quản lý nhà nước của hàng loạt cơ quan ở TW và địa phương, và làm sao có thể cập nhật việc đặt tên doanh nghiệp của 64 tỉnh và hơn 600 huyện, quận trong điều kiện cơ quan ĐKKD tổ chức phân tán như hiện nay …. Tất cả những vướng mắc đó đã được bàn và phê phán nhiều nhưng chưa quýêt tâm, chưa nhận thức đúng vai trò của cơ quan ĐKKD trong cơ chế thị trường thống nhất. Thử nêu một ví dụ về nhân thân, để có thể nắm bắt về đối tượng bị toà tước quỳên kinh doanhhoặc không đủ năng lực hành vi dân sự thì đòi hỏi phải có sự phối hợp của hàng loạt cơ quan ở TW và địa phương như toà án như toà án, công an, tư pháp, y tế trong đó phải có một đơn vị chủ trì đứng ra điều phối chung. Và tất cả những đìêu này đã vượt khỏi tầm kiểmsoát của một phòng ĐKKD trong Sở Kế hoạch và Đầu tư hiện nay,hay một cán bộ không chuyên làmnhiệm vụ ĐKKD ở cấp quận ,huyện. Nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề đó khó có thể thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ quản lý Nhà nước về ĐKKD và những tồn tại, sai phạm về ĐKKD mà ta đã đề cập trong hàng chục năm qua không thể khắc phục được, tình trạng cơ quan ĐKKD luôn bị đổ lỗi oan uổng trong thực tế là khó tránh khỏi – ĐKKD vẫn là đau khổ kéo dài.

3) Do khối lượng nghiệp vụ ĐKKD ngày càng tăng.

Qua gần 5 nămthi hành luật doanh nghiệp, cơ quan ĐKKD cấp tỉnh đã ĐKKD cho hơn 120.000 doanh nghiệp mới với số vốn đăng ký gần 200.000 tỷ đồng, cộng với hơn 40.000 doanh nghiệp đăng ký trong 9 năm trước đó, nâng tổng số doanh nghiệp hiện có của cả nước nên tới hơn 160.000 doanh nghiệp. Các cơ quan ĐKKD cũng đã đăng ký thay đổi, bổ sung về tên, ngành nghề, vốn, địa chỉ, nhân thân, chi nhánh, văn phòng đại diện … Cho hàng trăm ngàn lượt doanh nghiệp mỗi năm. Số hồ sơ đăng ký thay đổi các nội dung ĐKKD còn lớn hơn nhìêu số hồ sơ ĐKKD thành lập doanh nghiệp mới. Trung bình mỗi năm cơ quan ĐKKD Hà Nội cấp ĐKKD cho 3.400 doanh nghiệp mới, 14.000 hộ kinh doanh cá thể – mỗi ngày làm việc xử lý khoảng 64 hồ sơ ĐKKD. Tương tự, các con số của phòng ĐKKD thành phố HCM trung bình mỗi năm cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho 7000 doanh nghiệp thành lập mới, 31.276 hộ kinh doanh cá thể, mỗi ngày làm việc và xử lý khoảng 141 hồ sơ ĐKKD.

Các cán bộ ĐKKD ở cấp tỉnh và cấp huyện cũng đã đăng ký mới và đăng ký thay đổi cho hơn 5.000 doanh nghiệp nhà nước, 15.000 hợp tác xã và hơn 2 triệu rưỡi hộ kinh doanh cá thể, chưa kể hàng chục ngàn trang trại đang có nhu cầu ĐKKD nhưng chưa có quy định pháp lý để thực hiện. Từ năm 2000 đến nay, mỗi nămcó khoảng 20 ngàn doanh nghiệp mới, bình quân 660 người dân có một doanh nghiệp, 200 ngàn hộ kinh doanh cá thể ra đời. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể đăng ký mới, đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh, giải thể, phá sản, … Đều liên quan đến ĐKKD.

Ngoài ra, còn một số nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật mà cơ quan ĐKKD hiện chưa làmtốt như việc tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính hàng nămcủa doanh nghiệp, hướng dẫn người thành lập doanh nghiệp về ngành nghề kinh doanh có đìêu kiện, … để có thể hướng dẫn được ngừơi thành lập doanh nghiệp về điều kiện kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cán bộ làm công tác ĐKKD phải am tường hàng chục luật, pháp lệnh, nghị định từ Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự cho đến các luật, pháp lệnh nghị định chuyên ngành, hàng trăm chỉ thị , quyết định và thông tư hướng dẫn cụ thể về ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong khi điều kiện luôn luôn biến động.

Trong khi đó, số lượng cán bộ làm công tác ĐKKD ở 64 tỉnh, thành phố hiện có trên 300 người kể cả 27 phó giám đốc sở kế hoạch và đầu tư kiêm trưởng phòng ĐKKD, bình quân một phòng ĐKKD cấp tỉnh có 5 cán bộ, kể cả lãnh đạo trung bình một cán bộ ĐKKD phải theo dõi 600 hồ sơ doanh nghiệp. Ngoài ra, để đăng ký hơn 2,5 triệu hộ kinh doanh cá thể và các hợp tác xã thuộc thẩmquyền đăng ký của UBND cấp huyện, cả nước có gần 600 cán bộ không chuyên làm nhiệm vụ ĐKKD ở cấp huyện, trung bình một cán bộ ĐKKD phải theo dõi 4000 hồ sơ hộ kinh doanh cá thể. Ở TW , có 4 biên chế và một cán bộ hợp đồng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nứơc về ĐKKD và 3 biên chế 4 cán bộ hợp đồng làm nhiêm vụ tin học hoá công tác ĐKKD được bố trí trong hai đơn vị cấp phòng ( trước đây thuộc vụ doanh nghiệp , nay thuộc cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ). Với cách tổ chức như hiện nay thì không đủ thẩmquyền và năng lực trình độ và nhân lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước mà luật, nghị định đã giao, không theo kịp sự phát triển của thị trường, của yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện hội nhập thực hiện Luật DN thống nhất, khi đó số DN có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được ĐKKD như DN trong nước, và tất cả các chủ thể kinh doanh trên đất nước VN sẽ phải tiến hành đăng ký tại một hệ thống cơ quan ĐKKD thống nhất.

4) Do yêu cầu của việc tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước, tin học hoá công tác ĐKKD.

Trong những năm qua, việc tin học hoá công tác ĐKKD thông qua mạng thông tin doanh nghiệp toàn quốc được thiết lập tại trung tâm Thông tin Doanh nghiệp những mới chỉ kết nối được với 10 tỉnh. Riêng thành phố HCM, công tác tin học hoá ĐKKD được triển khai khá sớm và thu được những thành tựu quan trọng, làm tăng hiệu suất công tác. Việc tin học hoá đã xác lập được ưu thế vai trò của mình, tạo điều kiên cho cơ quan ĐKKD phục vụ dân được tốt hơn, phong cách và thái độ làm việc của công chức đã thay đổi tích cực, bảo đảmyêu cầu về minh bạch hoá, nhất là ở thành phố HCM. Mặc dù còn rất nhiều việc phải làm, nhưng cũng đã bước đầu hình thành được một cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp. Trang Web Doanh nghiệp Việt Nambước đầu đã cung cấp được những thông tin cơ bản về địa vị pháp lý của doanh nghiệp,văn bản quy phạm pháp luật, là diễn đàn để các doanh nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước trao đổi, đề đạt các ý tưởng kinh doanh… Để đáp ứng được nhu cầu về ĐKKD ngày càng tăng, góp phần tạo nên bộ dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, minh bạch hoá các quy định pháp luật về doanh nghiệp và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư thì yêu cầu bức thiết là phải đẩy nhanh quá trình tin học hoá công tác ĐKKD. Để tin học hoá được công tác ĐKKD thì điều kiện tiên quyết là phải tổ chức lại các đầu mối về ĐKKD đang rất phân tán hiện nay thành một hệ thống thống nhất, có tính chuyên nghiệp cao từ Trung ương đến tỉnh,huyện.

5) Yêu cầu về nội nhập và từng bước phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về ĐKKD.

Trình tự, thủ tục và thời gian ĐKKD theo quy định của Luật Doanh nghiệp tuy đã có nhiều tiến bộ vượt bậc so với trước đây, nhưng so với yêu cầu của các chuẩn mực quốc tế thì chúng vẫn xếp vào nhómcác nước yếu xét về cả tính đồng bộ của hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác ĐKKD. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, về thủ tục, thời hạn và chi phí của việc ĐKKD thì trong 168 nước được xếp loại, ta chỉ xếp vào loại trung bình. Để có thể hội nhập và từng bước phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về ĐKKD thì cần phải khắc phục tính tản mạn, manh mún, mang tính chất địa phương, mỗi nơi một cách hành xử với doanh nghiệp, mỗi nơi một cách tổ chức sắp xếp cán bộ… của cơ quan ĐKKD hiện nay.

IV) Về phương kiện toàn hệ thống cơ quan ĐKKD.

1. Nguyên tắc kiện toàn.

Năm năm thi hành Luật Doanh nghiệp là thực tiễn sinh động không những giúp ta loại bỏ tâm lý phân vân, do dự thường gặp trong những nămtrước mà còn cung cấp cho chúng ta nhiều bài học và kinh nghiệmquý để suy nghĩ về cách thức kiện toàn cơ quan ĐKKD, đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thực tế cuộc sống và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc kiện toàn hệ thống cơ quan ĐKKD cần được dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:

– Hệ thống cơ quan ĐKKD phải đủ khả năng đảm nhận đăng ký được mọi loại hình doanh nghiệp theo mọi hình thức sở hữu hoạt động trên đất VN.

– Phải đảmbảo được tính hệ thống của tổ chức, tính hợp lý của các quy trình nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác ĐKKD.

2. Mô hình cơ quan ĐKKD:

2.1 Cơ sở pháp lý :

– Phải đưa vào Luật DN thống nhất mô hình hệ thống, thống nhất của cơ quan ĐKKD quốc gia. Vìnếu quy định như luật DN 1999 giao cho chính phủ quy định, trên thực tế đã không đủ sức mạnh để phát huy hiệu lực, Bộ KH&ĐT trong nhiều nămqua đã thiếu sự chỉ đạo, quan tâm đúng mức tới hệ thống ĐKKD, mặc dù Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo bằng nhìêu chỉ thị.

Đặt cơ quan ĐKKD trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước theo hệ thống cải cách hành chính quốc gia, phân định rõ chức năng nhiệm vụ và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước,để tránh tình trạng các cơ quan nội chính can thiệp, chỉ đạo vào hoạt động chuyên môn của cơ quan ĐKKD. đảm bảo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Dân được làm những gì mà pháp luật không cấm, cơ quan nhà nước chỉ được hành xử theo quy định của pháp luật. Xây dựng cơ quan ĐKKD trở thành một cơ quan hành chính công trong hệ thống cơ quan hành chính của nhà nước chịu trách nhiệm về chuyên môn ĐKKD trước pháp luật.

2.2 Về năng lực trình độ cán bộ:

Cơ quan ĐKKD các cấp phải được đào tạo chuyên nghiệp về nghiệp vụ ĐKKD để trở thành các đăng ký viên chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về các hoạt động chuyên môn của mình.

Muốn vậy phải ban hành trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận ĐKKD thật rõ ràng để hệ thống các bên ĐKKD thực hiện và xem xét sự vi phạm của họ, tránh việc lệnh miệng chỉ đạo tạmngừng ĐKKDnhư hiện nay.

Một cơ chê đăng ký hoàn toàn khác một cơ chế cấp giấy phép về mọi phương diện.

a) Ý nghĩa pháp lý:

+ Giấy chứng nhận ĐKKD là sự chứng thực của cơ quan hành chính công, là nghĩa vụ của nhà nước thực hiện đăng ký quyền kinh doanh của công dân.

+ Cấp giấy phép là sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước là cơ chế xin – cho – cấp phép.

b) Thủ tục:

+ Cấp giấy chứng nhận ĐKKD: đơn giản hồ sơ hợp lệ là đăng ký, không phải xin.

+ Cấp phép đòi hỏi phải có đơn xin phép cộng hồ sơ hợp pháp công với phải qua quá trình thẩm định kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.

c) Thời hạn có hiệu lực:

+ Giấy chứng nhận ĐKKD: do nhà đầu tư quyết định, không ghi vào giấy chứng nhận ĐKKD.

+ Giấy phép: do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định có thời hạn của pháp luật, hết hạn lại kiểm tra, thẩm định lại các tiêu chuẩn để cấp tiếp.

d) Giới hạn quyết định:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh phải cấp và xuất hiện ngay nghĩa vụ bảo vệ quyền sở hữu tên DN.

+ Trong 1 số trường hợp nhất định, cơ quan nhà nước có thể từ chối cấp giấy phép để bảo vệ lợi ích cộng đồng, có thể hạn chế về số lượng ( giấy phép khai thác khoáng sản).

Xuất phát từ một nhà nước của dân, do dân, vì dân, cần xây dựng cho đội ngũ cán bộ ĐKKD một tinh thần chủ động phục vụ doanh nghiệp, tránh tình trạng cửa quyền như kiểu cấp giấy phép hiện nay.

2.3 Về trình độ lượng cán bộ.

Để chuẩn bị đăng ký cho toàn bộ các loại hình doanh nghiệp theo luật DN thống nhất và thực hiện những nhiệm vụ quản lý sau đăng ký cơ quan, ĐKKD phải đựơc tăng cường về số lượng và chất lượng cán bộ theo hướng chuyên nghiệp hoá cao độ cán bộ đăng ký ĐKKD: nâng cao trình độ nghiệp vụ ĐKKD và hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện đúng pháp luật bao gồm:

+ Trình độ pháp lý chuyên sâu, tránh thuyên chuyển cán bộ ĐKKD làmcông việc khác một cách tuỳ tiện.

+ Trình độ am hiểu các luật chuyên ngành liên quan đến ĐKKD để chỉ dẫn nhà đầu tư.

+ Trình độ xử lý tin học, khai thác các thông tin trên mạng, truy cập và cung cấp các thông tin vào hệ thống dữ liệu thông tin doanh nghiệp quốc gia.

2.4 Số lượng cán bộ bao nhiêu là đủ?

– Cả nước hiện có 4 vạn cán bộ thuế nhưng mới có 300 cán bộ ĐKKD cấp tỉnh và 600 cán bộ ĐKKD ở cấp huyện.

– Với tốc độ đăng ký trong 1 nămnhư hiện nay khoảng 30 ngàn DN chia cho 300 cán bộ thì 1 người 1 năm đang ký cho 100 doanh nghiệp, chia cho 250 ngày làm việc 1 năm thì trung bình cả nước 1 người 1 ngày đăng ký 0,4 doanh nghiệp.

– Số đăng ký thay đổi gấp 4 lần số đăng ký mới, số đăng ký thay đổi sẽ tăng theo tỷ lệ thuận số DN đăng ký mới vì DN càng hoạt động lâu, càng có nhiều nhu cầu thay đổi đăng ký kinh doanh cần công bố với thị trường, tuy nhiên thời gian đăng ký thay đổi là không lâu như đăng ký mới.

Tạm tính chỉ riêng khối lượng công việc đăng ký 1 ngày 1 người đăng ký cho 1 doanh nghiệp kể cả đăng ký thay đổi thì 1 năm với 250 ngày làm việc chúng ta đã có thể đăng ký cho 300 x 250 = 75.000 lần đăng ký. Nếu có một cơ chế đăng ký viên đủ năng lực không phải chờ trưởng phòng ký giấy chứng nhận đăng ký thì với số lượng cán bộ ĐKKD hiện nay hoàn toàn đáp ứng công việc đăng ký cho các doanh nghiệp. Chi phí thời gian cho việc chờ đợi di chuyển hồ sơ từ nơi tiếp nhận đến người xử lý, từ người xử lý đến người ký đã làm tăng số thời gian cấp giấy CN ĐKKD lên ít nhất là hai lần.

Khi tính số lượng cán bộ ĐKKD bao nhiêu là đủ phải phân tính đến số lượng công việc đăng ký thực tế xảy ra trong tương lai. Qua 5 năm thực hiện luật DN 1999 cho thấy nguyên nhân làm giảm tốc độ cấp giấy chứng nhận ĐKKD không phải là do khối lượng DN quá lớn, mà do các quy định của địa phương đã làm chậm tốc độ cấp giấy chứng nhận ĐKKD, việc các địa phương quy định thêm các thủ tục đã làm cho các phòng ĐKKD phải chờ hỏi cấp trên và các cơ quan liên quan, không được độc lập thực hiện công việc ĐKKD vì họ sợ bị các cơ quan nội chính soi xét quy kết trách nhiệm, không có một cơ quan cấp trên bênh vực họ nên có tâm lý ỷ lại chờ đợi trả lời để tránh sự phiền hà phải giải trình trước thanh tra, VKS, công an. Có thể nói sự thiếu hiểu biết Luật DN của các cơ quan nội chính vàcả hệ thống công quyền của ta đang là rào cản cho việc thực thi ĐKKD theo luật DN. Nhiều cán bộ ĐKKD chấp hành đúng luật đã phải trả giá, bị cách chức, chuyển công tác, nên đã tác động đến kết quả đăng ký vì họ còn bị quy kết trách nhiệmtheo K1 ,K2 theo Điều29 nghị định 109/2004 /NĐ – CP .

Chính nguyên nhân về trình độ không chuyên nghiệp của cả hệ thống công quyền đã gây nên tâm lý hoang mang cho cán bộ ĐKKD.

– Xem hộp Đau khổ kéo dài:

ĐAU KHỔ KÉO DÀI

ĐKKD là gì? Là đăng ký kinh doanh hay bất kỳ một cụm từ nào có 4 chữ cái đứng đầu là ĐKKD. Hiện nay các cán bộ Phòng ĐKKD các tỉnh đã tự xác định cho mình là “đau khổ kéo dài”. Quả thật lơi tự thán đó có cái nguyên cớ của nó. Là người trong cuộc, làm cái nghề này từ khi nó bắt đầu có nên tôi rất đồng cảm với các đồng nghiệp.

Áp lực tứ phía ép lên cán bộ ĐKKD từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, đó là:

Nếu có sự chậm trễ về mặt thời gian thì dễ bị DN khiếu kiện ra Toà Hành chính và kêu ĐKKD là đăng ký không dễ. Nếu làm nhanh có thể bị nghi ngờ:”Ăn gì mà làm nhanh thế?” Nếu thực hiện đúng quy định của pháp luật thì dễ bị các cơ quan nội chính quan tâm thăm hỏi:”Cấp phép tràn lan gây nên tội phạm”, báo chí hiểu lầm. Nếu không thực hiện lệnh miệng của cấp trên thì coi chừng thuyên chuyển, mất chức.

Gần 300 cán bộ ĐKKD, không ít người đã bị vạ lây. May mắn lắm, trong hơn 10 năm qua mới có 2 vị được lên chức, làm mở mày mở mặt cho nhưng người làm ĐKKD. Quả là hiếm hoi!

Vì sao lại có cơ sự này! Số là cái Luật DN có những quy định mới quá, mới đếnnỗi sau 5 năm thực hiện mà người ta chưa quen nổi. Điển hình là cái Giấy chứng nhận ĐKKD vẫn bị gọi là Giấy phép ĐKKD, ngay cả các phóng viên, các vị chức sắc vẫn cứ thản nhiên nhầm lẫn (Báo Tuổi trẻ số 48/2005 đã có bài Nông dân thợ hồ làm “Giám đốc” của tác giả Võ Hồng Quỳnh-vẫn có đoạn viết “ DN khi đã có giấy phép ĐKKD thì…”). Thế mới hiểu, chuyển một Nhà nước hành chính cai trị sang một Nhà nước hành chính dịch vụ khó đến chừng nào! Cơ chế “xin-cho” đã ngự trị trong đầu ta bao năm nay, thay nó đi sao khó thế. Động tới việc gì là cấp phép, là thẩm định là xác minh, là hàng đống giấy tờ với các con dấu xác nhận nhưng cuối cùng không ai chịu trách nhiệmcá nhân.

Có lẽ cái quyền tự do kinh doanh của dân đã được Điều 57 Hiến pháp 1992 quy định hình như đã bị mọi người quên. Cái nguyên tắc dân được làm những gì pháp luật không cấm, các cơ quan Nhà nước chỉ được hành xử theo các quy định của pháp luật là nguyên tắc cốt lõi của một Nhà nước pháp quyền XHCN xem ra vẫn khó tìm được con đường thấm vào mỗi người dân, kể cả các công dân ưu tú đang cầm cân nảy mực. Luật DN đã được ví như Khoán 10 trước đây thì nỗi oan của ông Kim Ngọc ắt sẽ phải có người gánh chịu! Thế mới biết đi đầu trong cuộc chiến súng đạn thì được tuyên dương, đi đầu trong thời kỳ Đổi mới tư duy thì ngược lại! Chẳng lẽ điều đó đã trở thành quy luật hay sao? Oan nghiệt thay!

Quả thật, ĐKKD là đau khổ kéo dài, những tưởng sự hiểu lầm chỉ tồn tại trong một vài năm, nhưng không, đến nay chúng vẫn tồn tại.

Khoản 02 Điều 12 Luật DN đã quy định rất rõ trách nhiệm của cơ quan ĐKKD:

“Cơ quan ĐKKD không có quyền yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ, hồ sơ khác ngoài hồ sơ quy định tại Luật này đối với các loại hình doanh nghiệp. Cơ quan ĐKKD chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của của hồ sơ ĐKKD”.

Khoản 3 Điều 3 Luật DN đã giải thích hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ theo quy định của Luật này và có nội dung khai đúng và đủ theo quy định của pháp luật. Mặt khác, Khoản 01 Điều 12 Luật DN quy định người thành lập doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ ĐKKD.

Những tưởng các quy định trên là sự bảo về vững chắc cho cơ quan ĐKKD, vì họ chỉ là người thực hiện nghĩa vụ đăng ký, ghi chép lại quyền của công dân giống như cấp giấy khai sinh cho một đứa trẻ, cấp chứng minh nhân dân cho một công dân. Nhưng thực tế là các quy định trên không đủ để bảo vệ những cán bộ ĐKKD. Thử hỏi khi một công dân phạm tội có lẽ nào lại kết tội người đã cấp giấy khai sinh, đã cấp chứng minh thư nhân dân cho người đó. Khổ thay, do không thấu hiểu cái nguyên lý này, nên khi DN có vấn đề gì thì ngay lập tức các cơ quan công quyền lại đổ lỗi cho người đã cấp Giấy chứng nhận ĐKKD. Cái quy kết này vẫn đang tồn tại ở bất kỳ một nơi nào và sẽ đổ xuống đầu cơ quan ĐKKD như những cơn mưa bất chợt.

Sự kiện xảy ra ở Hà Tây ngày 25/10/2004, khi Thanh tra Chính phủ báo cáo kết quả thanh tra công tác quản lý sử dụng đất tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc, đã có đoạn quy trách nhiệm cho Phòng ĐKKD-Sở Kế hoạch&Đầu tư Hà Tây:” Cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho chi nhánh của công ty CP Thiên Đức và Doanh nghiệp tư nhân Lợi Lộc được đặt trụ sở trong khu quy hoạch xây dựng Khu công nghệ cao Hoà Lạc, đã vi phạm Khoản 1 Điều 4 Nghị định 02/2000/NĐ-CP và Điều 02 Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 02/06/1997”.

Quả thật, những kết luận trên quả là oan uổng cho cơ quan ĐKKD. Khoản 01 Điều 04 Nghị định số 02/2000/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Phòng ĐKKD cấp tỉnh làtiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ ĐKD và cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho DN. Theo quy định này thì cơ quan ĐKKD chỉ xem xét hồ sơ có hợp lệ hay không mà khái niệm hợp lệ đã được định nghĩa tại Khoản 03 Điều 03 Luật DN. Có quan chức còn viện dẫn: “đã xem phải xét”. Họ đã cưa đôi cụm từ “xem xét”. Thôi thì cứ cho là phải xét thì cũng chỉ xét trên hồ sơ vì Luật DN đã xây dựng một cơ chế đăng ký, ghi chép cái quyền kinh doanh của người dân, người thành lập doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ ĐKKD, có nghĩa là trụ sở có hợp pháp hay không thuộc về trách nhiệm của người thành lập doanh nghiệp.

Cơ chế này đã đã giúp cho người dân có thể tận dụng lợi thế để thâm nhập thị trường, để chớp cơ hội kinh doanh! Tất nhiên mở cửa thì “ruồi muỗi” có thể vào! Một số người xấu đã lợi dụng, nhưng chúng ta có cơ chế xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ĐKKD. Hiện đã có trên 12 vạn DN đăng ký theo Luật DN, thử xem số vi phạm là bao nhiêu có lẽ chỉ chiếm một vài phần trăm là cùng! Không lẽ vì một số người ốm mà bắt cả làng uống thuốc!

Còn việc quy hoạch đất đai quả là cái sự mênh mông vô bờ bến, nhiều khái niệm nào là quy hoạch định hướng, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết thậm chí trước đây còn bí mật cả quy hoạch chi tiết để tạo cơ hội trục lợi trên quy hoạch và cả quy hoạch treo nữa. QĐ số 372/TTg ngày 02/06/1997 là quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng quy hoạch các đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hoà Lạc – Sơn Tây, Tỉnh Hà Tây, cũng chỉ là một sự định hướng, một ý tưởng chứ chưa phải là quy hoạch. Từ ý tưởng đến thực tiễn còn là một con đường dài. Điều 2 Quyết định này quy định Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Tây có trách nhiệm quản lý chặt chẽ đất đai, chống lấn chiếm và mua bán đất đai trái phép trong khu vực quy hoạch các đô thị này. Tuyệt nhiên không cấm dân ở, không cấm dân kinh doanh mà không cấm thì đương nhiên dân được làm. Thực tế 8 năm đã trôi qua, đến nay hình như vẫn chưa có quy hoạch chi tiết. Vậy cứ bắt dân chờ, không ở, không kinh doanh hay sao? Việc lập DN cần có trụ sở giao dịch, nhất là trong các khu đô thị phải có DN. Nếu trụ sở DN đúng vào địa điểm phải di dời thì đương nhiên DN phải di dời ngay cả đến nhà ở lâu đời, mả tổ còn phải dời nữa là trụ sở DN.

Khổ thay cho sự kê khai của người dân về địa điểm trụ sở được phòng ĐKKD ghi lại trong Giấy chứng nhận ĐKKD đã bị thanh tra Chính phủ hiểu là một sự cấp phép để lấn chiếm đất nên ông Trưởng phòng ĐKKD Hà Tây đã bi quy kết trách nhiệm!

Oan trái thay, cái Giấy chứng nhận ĐKKD đã bị coi là một loại Giấy phép có giá trị giống như Giấy chứng nhận Quyền sở hữu đất tại trụ sở DN. Thương thay cho sự hiểu lầm kiểu này, vì đã gây tai vạ cho nhiều cán bộ ĐKKD. Hình thức xử lý nhẹ nhất cũng là chuyển sang công tác khác (có lẽ ở Hà Tây cũng không ngoại lệ). Nhiều cán bộ ĐKKD đã không còn đủ can đảm để yên tâm công tác đã xin chuyển sang làm công tác khác. Vì vậy, tính chuyên nghiệp của cơ quan ĐKKD đang bị mai một, có thể nói là hụt hẫng, không được quan tâm bồi dưỡng. Dường như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang quên công việc này. Nhiều chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhắc nhở phải kiện toàn cơ quan ĐKKD từ Trung ương đến địa phương, nhưng thực tế Chỉ thị vẫn là Chỉ thị, đọc lên lúc nào cũng thấy mới.

Cơ quan ĐKKD đang bị lãng quên! Chính vì vậy Luật DN thống nhất sắp tới phải đưa quy định thật rõ ràng về tổ chức cơ quan ĐKKD vào Luật chứ không nên để Chính phủ quy định như Luật DN 1999. Sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống cơ quan ĐKKD thống nhất từ trung ương đến địa phương đang trở nên hết sức cấp thiết bở nhiều lẽ, nhất là trong thời kỳ hội nhập. Bộ Tư pháp đã nhận xét cơ quan ĐKKD hiện nay của ta là manh mún về mặt tổ chức, kém về năng lực chuyên môn và yếu về quyền lực Nhà nước nhất là ở cấp Trung ương và cấp Huyện. Một bộ máy ĐKKD như vậy rõ ràng là chưa đủ sức để đóng vai trò là đội quân chủ lực tiên phong thực thi Luật DN thống nhất, đăng ký kinh doanh cho mọi loại hình doanh nghiệp theo trong Luật DN thống nhất.

Nhìn lại thực tế tổ chức ĐKKD hiện nay thực ra còn kém xa tổ chức ĐKKD năm 1991 khi Trọng tài Kinh tế (TTKT) Nhà nước quản lý việc ĐKKD về sự thống nhất và đồng bộ. Tại thông tư số 07/TT-ĐKKD ngày 29/07/1991 của TTKT Nhà nước Về xây dựng hệ thống cơ quan ĐKKD đã quy định TTKT Nhà nước thực hiện việc quản lý ĐKKD bằng máy tính. Hoá ra cái tư duy tin học hoá công việc ĐKKD đã hình thành từ 14 năm nay nhưng tiếc thay đến nay vẫn chưa thực hiện được, chưa có 1 hệ thống cơ sở dữ liệu về DN thống nhất trong toàn quốc. Vì vậy chưa có cơ sở để bảo vệ quyền sở hữu tên DN trên toàn quốc, nguy cơ trùng tên DN sẽ xảy ra, sẽ thành nạn ùn tắc tên DN như ùn tắc giao thông là không tránh khỏi.

Có lẽ đúng như một lãnh đạo Bộ Tư pháp đã nói:” Hệ thống ĐKKD của Việt Nam chẳng giống ai cả!”

Nếu không có sự quy định cụ thể trong Luật DN thống nhất thì ĐKKD vẫn là “đau khổ kéo dài”. Ai bảo vệ cán bộ ĐKKD? Nếu không có một cơ chế pháp lý hữu hiệu, một cơ quan ĐKKD cấp Trung ương đủ năng lực để bảo vệ hệ thống cơ quan ĐKKD thì buộc lòng các cán bộ ĐKKD phải lui về thế phòng ngự. Nếu vậy chẳng phải là cái hoạ cho DN, cái hoạ cho quốc gia hay sao!

———————————————————————————–

Với sự cải cách toàn bộ công nghệ đăng ký, đưa tin học và công tác đăng ký, đăng ký qua mạng, với tốc độ số lượng DN đăng ký như hiện nay thì số cán bộ ĐKKD ở các tỉnh là đủ, chỉ thiếu ở cấp TW – thiếu cả người và trình độ tháo gỡ vướng mắc và sự lý các tình huống do phòng ĐKKD các tỉnh gửi về, nhiều khi cán bộ ĐKKD các tỉnh gửi về Bộ chỉ để làm bình phong bảo vệ cho phòng ĐKKD, che chắn sự chung chung của các cơ quan hành chính và nội chính địa phương. Rõ ràng “sợ ta đánh ta” đang là rào cảncho việc thực thi pháp luật trong ĐKKD. Phải có sự học tập luật DN thống nhất một cách sâu rộng trong hệ thống cán bộ nội chính, tư pháp thì mới giảm thiểu nguy cơ này.

Nếu đặt vấn đề đăng ký cho toàn bộ các DN kể cả đầu tư nước ngoài, các trang trại trong những năm tới. Nếu các DN có vốn đầu tư nước ngoài được đăng ký như các DN trong nước thì mỗi nămcó thể có thêm một vài ngàn DN, trong 15 nămthực hiện đầu tư nước ngoài mới có 5.000 DN được cấp giấy phép đầu tư.

Nếu với tốc độ 300 DN có vốn đầu tư nước ngoài / 1 năm như hiện nay thì trong tương lai gần với cơ chế mở cửa thì tối đa một năm sẽ có 1000 DN có vốn đầu tư nước ngoài ( gấp 3 lần hiện nay ) con số đăng ký này không thấm tháp gì với con số DN trong nước đăng ký. Như vậy nếu đăng ký đúng với tinh thần đăng ký thì lực lượng cán bộ đăng ký hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng được việc đăng ký cho DN có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên sự phân bố cán bộ trong ngành ĐKKD cần được hết sức linh hoạt từ cơ quan ĐKKD TW có thể điều động tăng cường từ nơi thừa đến nơi thiếu, điều chuyển cán bộ trong ngành dọc phục vụ cho công tác đăng ký.

– Vấn đề cần quan tâm khi tính đến số lượng cán bộ ĐKKD là nhiệm vụ mà Luật Doanh nghiệp thống nhất giao chocơ quan ĐKKD các cấp.

+ Nếu giao cả việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước thì phải tính riêngcông việc này cần bao nhiêu người .

+ Nếu giao cả việc hậu kiểmthì phải tính cụ thể công việc hậu kiểmmột cán bộ hậu kiểmcó thể hậu kiểmbao nhiêu DN, khi nào thì hậu kiểm,khi nào thì thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD, khi nào xử phạt vi phạmhành chính.

+ Khối lượng công việc cung cấp thông tin cho thị trường, xử lý báo cáo tài chính DN hàng năm, quản lý tờ báo cáo DN …Những công việc này nâu nay chưa được triển khai.Cán bộ ĐKKD thường được giao các công việc báo cáo tình hình DN và liên quan đến kinh tế xã hội làm tham mưu cho sở kế hoạch các tỉnh.

+ Công việc hỗ trợ khởi nghiệp cho dân chúng và DN mới được cục phát triển DN nhỏ và vừa triển khai.

+ Do đó nếu tính biên chế thì cần phải tính đầy đủ các công việc liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan ĐKKD phải xem xét tính chất cụ thể từng công việc để định biênví dụ một cán bộ có thể hậu kiểm bao nhiêu DN / 1 ngày có nên chuyển trách theo địa bàn như cán bộ thuế hay không ?có nên phối hợp hay giao việc hậu kiểm cho cán bộ thuế cơ sở không? Nếu giao việc hậu kiểm cho thuế thì khối lượng công việc ĐKKD sẽ giảm và tránh chồng chéo. Việc xử phạt sau ĐKKD đã được thực thi trong hai năm nhưng xem ra kết quả chưa đáng là bao. UBND cấp huyện quận được giao nhiệm vụ kiểmtra lập biên bản xử phạt nhưng làm gì có cán bộ huyện chuyên quản việc xử phạt.

Năm 2004 lập thêm hệ thống thanh tra kế hoạch và đầu tư một vấn đề đặt ra là có nên giao việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ĐKKD cho cơ quan thanh tra BKHĐT hay không ?

3. Rõ ràng là lực lượng cán bộ của chính phủ liên quan đến DN là quá cồng kềnh chồng chéo, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, không hợp lý và kém hiệu quả. Xin dẫn chứng ở bộ kế hoạch và đầu tư có bốn tổ chức cấp Cụ vụ liên quan đến doanh nghiệp đó là :

+ Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa – Bộ KH&ĐT

+ Cục đầu tư nước ngoài – Bộ KH&ĐT

+ Cục xúc tiến ĐT Nước ngoài – Bộ KH&ĐT

+ Vụ Hợp tác xã – ĐT Nước ngoài – Bộ KH&ĐT

Ngoài ra còn có :

+ Cục hợp tác xã thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT

+ Cục TCDN Bộ tài chính

+ Cục xúc tiến thương mại – Bộ TM

Rõ ràng là lực lượng đầu mối về doanh nghiệp quá nhiều nhưng không phát huy được hiệu quả cần nghiên cứu xắp xếp lại, các tổ chức này để có đủ năng lực xây dựng một hệ thống cơ quan ĐKKD trong toàn quốc.

Không để chính phủ quy định như luật DN năm 1999. Mà quy định ngay tại luật doanh nghiệp thống nhất về mô hình tổ chức cơ quan ĐKKD

3./ Phương án ,tổ chức cơ quan ĐKKD theo luật DN thống nhất:

Tổ chức lại các cơ quan ĐKKD hiện nay thành một hệ thống, bao gồm : ỏ Trung ương có cục quản lý ĐKKD, ở cấp tỉnh có chi cục ĐKKD và ở cấp huyện có Phòng ĐKKD. Đây là hệ thống dọc, xuyên suốt, thống nhất cả về nghiệp vụ, kinh phí hoạt động lẫn tổ chức biên chế, nhân sự.

Cục quản lý ĐKKD về cơ bản có những quyền nghĩa vụ như đã đựơc quy định tại luật DN thông nhất và có thể được bổ sung thêm một số chức năng mới để đóng vai trò là cơ quan đầu nẵo của hệ thống ĐKKD. Nhiệm vụ quyền hạn biên chế tổ chức, của chi cục ĐKKD, của phòng ĐKKD đựơc xây dựng dựa trên nhiệm vụ cụ thể của cục ĐKKD. Cục có quyền điều động cán bộ cơ động giữa các Tỉnh, huyện thực hiện nhiệm vụ một cách linh hoạt. Các cán bộ ĐKKD được đào tạo để đạt trình độ Đăng ký viên độc lập chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Phương án này có một số ưu điểm cơ bản sau đây:

Một là: thống nhất được công tác quản lý tổ chức, nhân sự và công tác quản lý về mặt chuyên môn vào một đầu mối là cơ quan ĐKKD ở TW, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất trong quá trình ĐKKD và trong việc giải quyết các vấn đề nghiệp vụ phát sinh trong ĐKKD, hướng dẫn điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ĐKKD.

Hai là: tạo điều kiện thuận lợi để tiêu chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ , tiêu chuẩn hoá cán bộ ĐKKD, từ đó tiến hành tin học hoá công tác ĐKKD, phấn đấu trong một thời gian nhất định nâng cơ quan ĐKKD của Việt Nam ngang tầm các nước trong khu vực, có khả năng thực hiện việc bảo hộ tên doanh nghiệp trong toàn quốc, thực hiện ĐKKD qua mạng một cách rộng rãi.

Ba là: việc đăng ký kinh doanh và thu hồi GCN ĐKKD được thực hiện tại một cơ quan độc lập, không chịu sự chỉ đạo ngang của các cơ quan có liên quan đến doanh nghiệp. Ví dụ: Bộ, UBND tỉnh ra quyết định thành lập công ty nhà nước, nếu sau khi cấp GCN ĐKKD mà công ty nhà nước vi phạm pháp luật thì cơ quan ĐKKD có toàn quyền thu hồi GCN ĐKKD mà không chịu bất kỳ sức ép nào từ phía cơ quan ra quyết định thành lập.

– Tạo điều kiện cho cơ quan ĐKKD thamgia vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp nội bộ, khoản 3 Điều 71 trong dự thảo luật DN thống nhất đã giao cho cơ quan ĐKKD quyền triệu tập ĐHĐCĐ khi xét thấy thật sự càn thiết mà HĐQT, BKS không triệu tập ĐHĐCĐ.

Tuy nhiên, phương án này cũng có một số nhược điểm mà chủ yếu là việc triển khai thưc hiện nó có thể gây ra một sự sáo động nhất định do việc truyển cơ quan ĐKKD đang thuộc sở KH&ĐT sang hệ thống dọc. Việc chuyển đổi này cũng sẽ làm mất một thời gian nhất định vì cần có sự chuẩn bị toàn diện về mọi mặt nhất là về vấn đề nhân sự, kinh phí và tổ chức hoạt động mô hình tổ chức.

3.1 Cục quản lý ĐKKD ở TW:

Mô hình cơ cấu tổ chức cục quản lý ĐKKD ở TW có thể thuộc chính phủ hoặc một bộ nào đó. Nguồn nhân lực được hình thành từ phòng ĐKKD phòng thông tin ở cục phát triển DN nhỏ và vừa cộng với cục cấp giấy phét đầu tư nước ngoài là lực lượng sẵn có tại Bộ KH&ĐT về chỉ tiêu biên chế ,không phải lấy thêm cán bộ mà cơ bản là nâng cao trình độ phù hợp với lộ trình thực hịên luật DN thông nhất. Về nhân sự quỹ lương biên chế cấp TW và cơ sở vật chất hoàn toàn chỉ là một sự ghép lại từ những bộ phận đã sẵn có của Bộ KH&ĐT.

Vấn đề quan trọng là xây dựng một cơ chế hoạt động thống nhất theo ngành dọc tương tự như toà án, với hệ thống các đăng ký viên chuyên nghiệp được ký vào các giấy chứng nhận ĐKKD hoặc dán temcó chữ ký nổi của cục trưởng cục ĐKKD và được sử dụng con dấu để đóng vào giấy chứng nhận ĐKKD tự chịu tráchnhiệmtrước pháp luật.

Hệ thống đăng ký viên này được cục quản lý ĐKKD đề nghị lên cấp trên bổ nhiệm với hệ thống đăng ký viên hoạt động độc lập về nghiệp vụ ĐKKD sẽ tránh được các chỉ đạocản trở công tác ĐKKD như hiện nay. Các cán bộ quản lý cấp cục chi cục có quyền điều động các đăng ký viên một cách cơ động để giải quyết các công việc đăng ký trong phạm vi cần thiết và giải quyết các vấn đề hành chính trong cục, chi cục, các chức danh này đều phải là các đăng ký viên. Nhiệm vụ của cục quản lý ĐKKD : Ngoài những nhiệm vụ đã quy định tại điều 6 NĐ số 109/2004/NĐ-CP còn thêm các nhiệm vụ quản lý nhân sự, kinh phí toàn ngành, điều động cánbộ ĐKKD các đăng ký viên cho toàn quốc, kể cả các khu công nghiệp khu chế xuất, khu kinh tế mở. Bảohộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp trên toàn quốc.

Ra tờ bố cáo DN theo cơ chế tự động đăng báo 3 kỳ cho mỗi lần đăng ký thay đổi. Lệ phí đăng báo được cộng luôn vào lệ phí ĐKKD cho cục được quyền sử dụng toàn bộ lệ phí này để phục vụ cho công tác ĐKKD để thực hiện việc bố cáo DN kịp thời đồng bộ ở 64 tỉnh, thuận lợi cho DN nếu quy định đăng báo như hiện nay nhiều DN không đăng báo thiếu thông tin cho xã hội.

Ngoài việc đăng bố cáo bắt buộc, DN có thể đăng tin quảng caó trên các báo khác tuỳ theo yêu cầu của DN.

Sự khác biệt cơ bản của hệ thống này là:

_Tính chuyên nghiệp cao của các đăng ký viên và sự hoạt động độc lập của đăng ký viên trước pháp luật được đảmbảo chỉ tuân thủ pháp luật, không chịu sự chi phối của hệ thống cơ quan địa phương về chuyên môn.

_ Tính cơ động cao, các đăng ký viên có thể được điều động và thực hiện đăng ký cơ động tại các đảo xa.

_ Có khả năng thực hiện đăng ký qua mạng giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí.

3.2 Ở cấp tỉnh là chi cục ĐKKD, lực lượng cán bộ có được từ phòng ĐKKD trong sở KH&ĐT và các cán bộ cấp GP đầu tư của phòng cấp phép ĐT nước ngoài hiện hành cũng từ sở KH&ĐT. Nhiệm vụ và quyền hạn theo QĐ tại điều 4NĐ số 109/2004/ND-CP. Chi cục ĐKKD là một cơ quan cấp tỉnh thực hiện việc đăng ký KD cho các DN thuộc tỉnh nhưng không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh nên chương quản lý nhà nước trong luật doanh nghiệp. Cần phải sửa điểmb khoản 3 điều 115 cho phù hợp điều 116 luật DN 3.3. Cấp huyện có phòng ĐKKD phải tăng cường cán bộ ĐKKD cho cấp huyện cả về năng lực lẫn trình độ và biên chế mỗi huyện phải có 2 đăng ký viên đểĐKKD cho DNTN và hộ kinh doanh cá thể, chuyển giao việc ĐKKD cho DNTN từ chi cục ĐKKD cấp tỉnh xuống phòng ĐKKD cấp huyện kèm theo chuyển giao này là nhân lực đi kèmtrước mắt cần kiện cho các quận, thị xã, thị trấn là nơi tập chung nhiều hộ kinh doanh cá thể.

Cục ĐKKD chuẩn bị cơ chế điều động cán bộ đăng ký viên cơ động giúp các phòng ĐKKD cấp huyện và chi cục ĐKKD cấp tỉnh đăng ký kinh doanh phục vụ DN một cách chủ động. Giá trị của GCN ĐKKD do các đăng ký viên cấp đều có giá trị trên toàn quốc.

4. Nâng cao trình độ cho cơ quan ĐKKD hệ thống công chức.

– Xây dựng tiêu chuẩn cho đăng ký viên “ giống như công chứng viên hoặc thẩm phán ” và tạo các đăng ký viên theo yêu cầu chuyên môn.

Quán triệt tư duy cơ quan ĐKKD và cơ quan hành chính công, phục vụ dân, chứ không còn là cơ quan cấp giấy phép với cơ chếxin cho trứơc đây.

– Triển khai học luật DN thống nhất trên toàn quốc cho dân và cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước – nhất là các cán bộ thanh tra, công an, VKS.

5. Xây dựng mạng thông tin trên toàn quốc, trỉên khai tới 64 tỉnh nay mới nối mạng 10 tỉnh nhưng chất lượng chưa đáp ứng được.

6. Về việc ban hành quy định một cơ quan ĐKKD thống nhất thực thi Luật DN chung, áp dụng đăng ký cho mọi chủ thể KD ở Việt Nam.

Việc đăng ký KD cho các chủ thể KD ở việt nam đang bị phân tán về cơ bản các DN đã được tập trung vào luật DN chung nhưng còn các tổ chức KD khác hoạt động ở Việt Nam nhưng chưa có chế định đăng ký KD:

– Cơ sơ y tế,văn hoá, giáo dục thành lập theo nghị dịnh số 73 về xã hội hoá các hoạt động y tế,văn hoá, giáo dục thể dục thể thao.

– Các chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam đang đăng ký với bộ thương mại.

-Việc đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo NĐ số 22 do bộ kế hoạch đầu tư cấp giấy phép.

-Văn phòng Luật sư của LVN Group và công ty luật hợp doanh đăng ký hoạt độngvới sở tư pháp.

– Hệ thống trang trại chưa đăng ký KD số này không phải là ít, việc xác định các ông chủ đất của trang trại đang bị bỏ ngỏ, trang trại đang sử dụng quỹ đất khá lớn nhưng chưa có chế định kiểmsoát, ngay cả việc dăng ký KD cũng chưa thực hiện từ những thực tế trên, ngoài quy định tại luật DN thống nhất về cơ cấu tổ chức cơ quan ĐKKD cần có một văn bản dưới luật điều chỉnh việc đăng ký KD đối với các chủ thể nói trên, phân biệt các công ty KD và các công ty dân sự.

   Luật gia: Cao Bá Khoát   

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;
4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;
5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;
6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.