Tư liệu sáng chế là một loại tư liệu thông tin chuyên dạng của hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật. Cùng với các nguồn thông tin khoa học kỹ thuật khác,tư liệu sáng chế là một bộ phận quan trọng của tiềm lực khoa học công nghệ của một quốc gia.
2. Các loại tư liệu sáng chế
Các cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia,trong quá trình thực thi nhiệm vụ nhận đơn,xét và cấp Bằng độc quyền sáng chế (sau đây gọi tắt là Bằng sáng chế) thường ấn hành và công bố nhiều loại tư liệu khác nhau,trong đó có các tư liệu sáng chế.
a – Bản mô tả sáng chế
Bản mô tả sáng chế là loại tư liệu quan trọng nhất của tư liệu sáng chế,vì thế khi nói đến tư liệu sáng chế người ta thường hiểu đó chính là bản mô tả sáng chế và thông tin sáng chế chính là những thông tin về kỹ thuật và tình trạng pháp lý có trong bản mô tả sáng chế .
Bản mô tả sáng chế có nhiều loại tuỳ thuộc chế độ công bố sáng chế của từng nước; nhưng thông thường có 2 loại chủ yếu:
Bản mô tả sáng chế thuộc đơn yêu cầu cấp Bằng sáng chế (Bản mô tả sáng chế công bố lần thứ 1,chưa qua xét nghiệm nội dung).
Bản mô tả sáng chế thuộc Bằng sáng chế (Bản mô tả sáng chế công bố lần thứ 2 sau khi đơn đã được xét nghiệm nội dung và đã được cấp Bằng sáng chế).
Có một số nước sau khi công bố bản mô tả sáng chế thuộc đơn (công bố lần thứ nhất) thì công bố lần thứ 2 bản mô tả sáng chế đã qua xét nghiệm nội dung để chờ ý kiến phản đối việc cấp Bằng sáng chế,sau cùng là công bố lần thứ 3 Bản mô tả sáng chế đã được cấp Bằng sáng chế.
>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191
Dịch vụ đăng ký bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ – Ảnh minh họa
b – Công báo sáng chế
Công báo sáng chế là ấn phẩm định kỳ của cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia trong đó công bố những thông tin thư mục về các đơn đăng ký sáng chế đã nộp,các Bằng sáng chế đã cấp,các thay đổi về tình trạng pháp lý của Bằng sáng chế … Tùy theo số lượng đơn đăng ký sáng chế và số Bằng sáng chế của mỗi nước,kỳ hạn ấn hành công báo cũng khác nhau : một vài ngày,hàng tuần,hàng tháng,hàng quý …
Công báo sáng chế của các nước có cấu trúc khác nhau nhưng các dữ liệu về thông tin thư mục cần thiết để công bố từng sáng chế thì thường đầy đủ và thống nhất.
ở một số nước công báo được in thành hai phần (hoặc 2 tập) Phần 1 (Tập A) công bố các đơn xin cấp Bằng sáng chế,Phần 2 (Tập B) công bố các Bằng sáng chế đã cấp giữa 2 kỳ ấn hành công báo.
Một số nước khác do số lượng đơn đăng ký và số Văn bằng bảo hộ ít nên đơn đăng ký sáng chế và Bằng Sáng chế được công bố chung trong tập Công báo sở hữu công nghiệp .
Công báo sáng chế được ấn hành sớm nhất so với các tư liệu sáng chế khác nhằm thông báo cho mọi người những thông tin ban đầu cần thiết về các đơn đăng ký sáng chế đã nộp và các Bằng sáng chế đã cấp.
c – Các tư liệu sáng chế khác
Ngoài 2 loại tư liệu chủ yếu trên,để phục vụ cho việc tra cứu tư liệu sáng chế,cơ quan sáng chế quốc gia hoặc các cơ sở dịch vụ thông tin sáng chế còn :
– ấn hành các tập tóm tắt sáng chế kèm theo những dữ liệu thư mục cần thiết đối với từng sáng chế.
– ấn hành các bảng danh mục tra cứu theo tên tác giả hoặc chủ sáng chế,bảng danh mục tra cứu theo số bằng,bảng danh mục tra cứu theo phân loại sáng chế quốc gia hoặc quốc tế…
Những tư liệu nói trên không phải là tư liệu công bố chính thức,mang tính pháp lý của cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia mà chỉ là những tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tra cứu sáng chế.
3. Công bố tư liệu sáng chế
Công bố các thông tin liên quan đến việc bảo hộ sáng chế là một trong những chức năng quan trọng của hệ thống bảo hộ sáng chế quốc gia. Luật sáng chế của các nước đều qui định mỗi sáng chế khi được cấp bằng sáng chế đều phải công bố công khai dưới hình thức ấn hành công báo sáng chế và bản mô tả sáng chế. Những tư liệu này cần phải được phát hành rộng rãi để bất cứ ai có nhu cầu đều có thể tìm đọc.
Khái niệm công bố nhiều khi cũng được áp dụng để chỉ việc đưa tư liệu sáng chế ra công khai tại thư viện sáng chế của Cục Sở hữu công nghiệp quốc gia để mọi người có thể đến đọc tại chỗ và nếu có nhu cầu thì có thể sao chụp lại.
Luật sáng chế của nhiều nước qui định không những công bố Bằng sáng chế mà còn công bố cả đơn đăng ký sáng chế; Trong trường hợp này một sáng chế được công bố 2 lần: đầu tiên là công bố đơn đăng ký sáng chế sau đó là công bố Bằng sáng chế.
Một số nước khác (như Mỹ chẳng hạn) chỉ công bố các Bằng sáng chế. ở những nước áp dụng chế độ công bố đơn (trong đó có Việt nam theo nghị định 63/CP) thì việc công bố đơn được thực hiện trong vòng 18 tháng kể từ ngày đơn đựoc nộp tại Cục Sở hữu công nghiệp quốc gia. Tiếp theo sau công việc công bố đơn đăng ký sáng chế là việc công bố Bằng sáng chế (nếu được cấp) thông thường là từ 1 đến 3 năm (xem phụ lục).
ở những nước không áp dụng chế độ công bố đơn đăng ký sáng chế thì Bằng sáng chế nếu được cấp sẽ được công bố trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 năm kể từ ngày đơn nộp tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia.
Bản mô tả sáng chế chứa đựng 2 loại thông tin : Thông tin thư mục và thông tin kỹ thuật: – Thông tin thư mục
Thông tin thư mục được trình bày ở trang đầu bản mô tả sáng chế, bao gồm các dữ liệu thư mục chủ yếu dưới đây :
Nước cấp Bằng, loại hình tư liệu (Bản mô tả thuộc đơn đăng ký hay thuộc bằng sáng chế); Ngày nộp đơn, ngày cấp Bằng, ngày công bố, ngày ưu tiên của đơn đăng ký;
4. Nội dung của tư liệu sáng chế
a – Nội dung của bản mô tả sáng chế
Số bằng,số đơn đăng ký,số công bố đơn,số đơn ưu tiên;
Người đăng ký,tác giả,chủ Bằng và địa chỉ;
Ký hiệu phân loại sáng chế quốc tế và/hoặc ký hiệu phân loại sáng chế quốc gia;
Tên sáng chế,tóm tắt sáng chế và hình vẽ,sơ đồ hoặc công thức chủ yếu …
Mỗi một dữ liệu thư mục nêu trên đều được ký hiệu bằng mã số có 2 chữ số (Mã số INID) đã được quy định trong tiêu chuẩn ST9 của WIPO nhằm giúp cho mọi người dễ dàng nhận biết nội dung của từng dữ liệu trong tư liệu sáng chế mà không cần chú thích gì thêm. Mã số thư mục được in trong ngoặc đơn hay trong vòng tròn và được bố trí ở những vị trí thích hợp trong trang đầu của Bản mô tả sáng chế. Tiêu chuẩn ST9 của WIPO hiện được hầu hết các nước áp dụng cho việc công bố tư liệu sáng chế của mình (xem phụ lục 1).Ngoài ra mã nước và tên nước của người nộp đơn,chủ văn bằng bảo hộ và tác giả sáng chế đều được ghi theo tiêu chuẩn ST3 bản tiếng Anh của WIPO (xem phụ lục 2).
– Thông tin kỹ thuật
Thông tin kỹ thuật chứa trong mô tả sáng chế thường bao gồm các nội dung được trình bày theo trình tự sau :
Mô tả ngắn gọn tình trạng kỹ thuật,tức là những giải pháp kỹ thuật đã biết đối với nhà sáng chế,những nhược điểm của chúng và mục tiêu cần giải quyết của sáng chế.
Phần mô tả bản chất của giải pháp kỹ thuật mới xin bảo hộ sáng chế : là phần trình bày một cách chi tiết,có minh hoạ từng phần hoặc toàn bộ bằng các hình vẽ nếu thấy cần thiết để một chuyên gia có trình độ trung bình trong lĩnh vực mà sáng chế đề cập có thể thực hiện được sáng chế đó. Đây là phần quan trọng của bản mô tả sáng chế vì nó chứa đựng những thông tin kỹ thuật thể hiện tính mới,trình độ sáng tạo của giải pháp xin bảo hộ sáng chế so với những giải pháp đã biết.
Yêu cầu bảo hộ (hay còn gọi là công thức sáng chế) : là tập hợp những dấu hiệu cơ bản của sáng chế cần và đủ để thể hiện bản chất của sáng chế và phân biệt sáng chế với những giải pháp kỹ thuật đã biết. Yêu cầu bảo hộ xác định “khối lượng bảo hộ ” của sáng chế mà chủ sáng chế yêu cầu.
Yêu cầu bảo hộ thường là phần khó lĩnh hội đối với những người mới làm quen với tư liệu sáng chế nhưng đối với những chuyên gia có kinh nghiệm tra cứu,chỉ cần đọc yêu cầu bảo hộ là có thể nắm được bản chất của sáng chế.
Việc trình bày nội dung kỹ thuật trong Bản mô tả sáng chế theo trình tự nêu trên tuy không phải là bắt buộc nhưng hầu hết các nước đều áp dụng để trình bày bản mô tả sáng chế mà mình công bố (xem phụ lục 3: Nguyên bản Mô tả sáng chế của Việt Nam).
b – Nội dung của công báo sáng chế
Nội dung chủ yếu của công báo sáng chế là các dữ liệu về thông tin thư mục của các đơn đăng ký sáng chế đã được chấp nhận cũng như của các Bằng sáng chế đã cấp giữa 2 lần ấn hành công báo. Các dữ liệu về thông tin thư mục của từng sáng chế công bố trong công báo Sáng chế cũng đầy đủ như những thông tin thư mục trong bản mô tả sáng chế (xem điểm a,mục 4 trên đây) và các mã số INID quy định trong tiêu chuẩn ST9 của WIPO cũng được sử dụng trong công báo sáng chế để ký hiệu cho từng loại dữ liệu (xem phụ lục 4). Ngoài những thông tin thư mục nói trên còn có những thông tin về tình trạng pháp lý của Bằng sáng chế: đình chỉ,huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ,thay đổi phạm vi bảo hộ,thay đổi về chỉ số phân loại sáng chế,về chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế …
Công báo sáng chế còn đăng những văn bản pháp luật liên quan đến bảo hộ sáng chế và các hiệp ước quốc tế có liên quan.
Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP
Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật: 1900.0191
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư sở hữu Trí tuệ – Công ty luật LVN Group