1. Khái niệm về vụ việc dân sự

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định một thủ tục chung về việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại, về dân sự, hôn nhân và gia đình, về lao động và đồng thời Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định những điểm đặc thù cho mỗi loại việc một cách hợp lý.

Trong đó có phân chia ra hai loại thủ tục đó là trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự).

Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì vụ việc dân sự được hiểu là các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Trong phạm vi của chuyên đề này tác giả chỉ đề cập thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các tranh chấp vể dân sự, hôn nhân gia đình và các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình.

2. Các đương sự trong vụ việc dân sự

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong Vụ việc dân sự là người tuy không khởi kiện, không phải là người yêu cầu, không bị kiện, nhưng khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ dân sự nên họ có thể tự mình để nghị hoặc đương sự khấc để nghị đưa họ vào tham gia tố tụng: hoặc do Toà án chủ động đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có hai dạng:

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu đệc lập, họ tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu; yêu cầu của họ có thể buộc nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ đối vối họ. Thông thường, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tô tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ việc dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu mà quyền lợi của họ. gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc với cả hai. Vì vậy, họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ sau đó có thể sẽ gặp khó khăn hơn.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tham gia tố tụng không độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà quyền hoặc nghĩa vụ của họ gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc lợi ích của họ gắn với yêu cầu của người yêu cầu trong việc dân sự, nên việc tham gia tố tụng của họ ít nhiều bị phụ thuộc vào hành vi tố tụng của các đương sự nói trên. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn có quyền định đoạt các vấn đề thuộc lợi ích của mình.

Theo quy định tại phần thứ năm Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì chỉ có người yêu cầu và “người có liên quan” trong việc dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành cũng không đề cập khái niệm về người yêu cầu. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm về người yêu cầu như sau:

– Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng đưa ra các yêu cầu về giải quyết việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người yêu cầu trong việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu Toà án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhậh cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

3. Khái niệm về chứng cứ

Căn cứ Điều 93 Bộ Luật tố tụng Dân sự quy định về khái niệm chứng cứ như sau:

“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.

4. Đặc điểm của chứng cứ

Chứng cứ luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định, là cơ sở giúp Tòa án đưa ra kết luận cuối cùng, vì vậy chứng cứ luôn cần phải đảm bảo 03 yếu tố: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp nhằm tìm ra sự thật khách quan. Cụ thể:

– Tính khách quan: chứng cứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người – không được tạo ra chứng cứ. Do đó, con người chỉ có thể nhận thức về nó, thu thập, nghiên cứu, đánh giá nó, chứ không thể tạo ra chứng cứ theo đúng ý nghĩa, bản chất của chứng cứ. Mọi hành vi sửa chữa, thay đổi, tạo ra cái gọi là chứng cứ, thì đó chắc chắn không phải là chứng cứ của vụ án, đó là giả chứng cứ. Vì vậy, khi thu thập, nghiên cứu về chứng cứ phải rất chú ý đến tính khách quan của chứng cứ, phải xem xét nội dung các tài liệu có phải xác thực hay không, nó xuất hiện khi nào? ai là người viết, ai là ngưòi quản lý, lưu giữ hay phát hiện ra nó; chứng cứ đó có phản ánh đúng bản chất của sự việc hay không… để xem xét, đánh giá nó như nó vốn có.

– Tính liên quan: chứng phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc. Sự liên quan này có thể là trực tiếp, rất dễ nhận ra, nó giúp chúng ta nhận thức ra ngay bản chất, sự thật khách quan của vụ việc dân sự đó.

– Tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định. Ví dụ: chứng cứ phải là một trong các nguồn theo quy định của BLTTDS, phải được giao nộp trong một thời gian luật quy định…

5. Thu thập chứng cứ theo yêu cầu của các đương sự

Ngoài những trường hợp Tòa án có quyền chủ động thu thập chứng cứ như đã phân tích ở trên, các trường hợp khác khi Tòa án tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ phải trên cơ sở thỏa mãn hai điều kiện sau đây:

– Đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ.

– Đương sự phải có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ.

Hai điều kiện này cần được hiểu như thê nào? Có phải nếu đương sự viết trong đơn hoặc nói vối Thẩm phán là không tự thu thập được chứng cứ và yêu cầu Toà án thu thập thì trách nhiệm thu thập chứng cứ đã chuyển sang Toà án? Có thể cho rằng, để quy định này có ý nghĩa thực tiễn thì chỉ khi đương sự chứng minh một cách rõ ràng họ đã làm hết sức mình, nhưng do những khó khăn khách quan, ví dụ như: cá nhân, cơ quan, tổ chức, v.v. đang giữ tài liệu chứng cứ đó không cung cấp cho họ, hoặc do bệnh tật đương sự không đi lại được trong khi không có người thân thích, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn và đương sự yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ thì khi đó trách nhiệm thu thập chứng cứ mới chuyển sang cho Toà án. Do đó, khi nhận được yêu cầu của đương sự, Thẩm phán yêu cầu đương sự trình bày rõ việc đương sự tự thu thập chứng cứ ra sao, lý do tại sao không thể tự mình thu thập được chứng cứ và những biện pháp đương sự đã áp dụng mà vẫn không có kết quả. Trên cơ sỗ đó để xem xét chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Nếu có cơ sở kết luận đương sự chưa tự mình chủ động thu thập chứng cứ, chưa áp dụng khả năhg mà đương sự có để thu thập chứng cứ, thì Thẩm phán không chấp nhận yêu cầu của đương sự và thông báo, hướng dẫn cách thức thu thập chứng cứ cho đương sự biết để họ đi thu thập. Việc thông báo đó phải bằng văn bản.

Việc đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ phải được thể hiện trong bản đương sự tự khai, có thể trong biên bản Tòa án ghi lời khai, biên bản đối chất và cũng có thể được thể hiện bằng văn bản của hình thức đơn yêu cầu, đơn đề nghị. Trong trường hợp đương sự đến Tòa án yêu cầu thì Tòa án phải lập biên bản ghi rõ yêu cầu của đương sự. Đối với trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ bằng biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan tể chức cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì đương sự phải làm đơn yêu cầu.

Cần chú ý là, đối với các trưòng hợp để có thể thu thập được Các chứng cứ thì phải có những chi phí cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức… đã cung cấp cho Tòa án các chứng cứ đó, thì khi đương sự có yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, Tòa án cần giải thích cho đương sự biết về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng; ví dụ như chi phí cho việc định giá, thẩm định giá tài sản, chi phí giám định, chi phí cho việc đo đạc, xác định diện tích nhà đất tranh chấp, V;V.. Trong trường hợp này, Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự, khi đương sự đã nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng đó.

Có Thẩm phán hiểu nghĩa vụ chứng minh của đương sự và việc Tòa án tiến hành một số biện pháp thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự chưa thật thấu đáo, coi việc Tốa án thu thập chứng cứ trong trường hợp này như là làm hộ đương sự nên đương sự phải chịu mọi chi phí kể cả chi phí xăng xe, đi lại của cán bộ Tòa án. Đây là một cách hiểu không đúng, cần rút kinh nghiệm để tránh những nghi ngờ, dị nghị không tốt.

Việc Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định trong một số trưòng hợp khi có những điều kiện nhất định, Tòa án mới trực tiếp tiến hành một số biện pháp để thu thập chứng cứ là một quy định hoàn toàn mối, thể hiện việc đề cao trách nhiệm của đương sự trong việc thu thập chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự và hạn chê việc tự thu thập chứng cứ của Toà án.

Nếu như trước đây, tại khoản 3 Điều 20 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 có quy định nghĩa vụ chứng minh của đương sự, nhưng đã không quy định rõ hậu quả khi đương sự không thực hiện nghĩa vụ này, thì cũng tại Điều 3, khoản 2 Điểu 20, Điều 38 của Pháp lệnh này lại quy định nhiệm vụ của Toà án trong việc thu thập chứng cứ. Khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã quy định điểu tra là nhiệm vụ của Toà án, thì việc đương sự có yêu cầu hay không có yêu cầu, nhưng nếu thấy hồ sơ chưa đủ chứng cứ thì Toà án đều phải chủ động tiến hành điều tra, còn theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành được thể hiện ở các Điều 6, Điều 91, Điều 96, khoản 1 Điều 106 thì nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh chủ yếu là thuộc trách nhiệm của đương sự. Do đó, đương sự phải thu thập chứng cứ và Toà án chỉ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự tiến hành công việc này trong các trường hợp mà luật quy định như đã phân tích ở trên. Khi Toà án tiến hành các biện pháp điều tra, thu thập chứng cứ được quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì Thẩm phán phải ra quyết định về việc thu thập chứng cứ trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Toà án.

Như vậy, trong bảy biện pháp thu thập chứng cứ được quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì chỉ có biện pháp thu thập chứng cứ được quy định ở điểm a khoản 2 Điều 97 nêu trên: “lấy lời khai của đương sự, người làm chứng” là không phải ra quyết định.

Các biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ được quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành mà Tòa án phải ra quyết định là:

2. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:

a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;

b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;

c) Trưng cầu giám định;

d) Định giá tài sản;

đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;

e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;

g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;

h) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;

i) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.”

Việc Toà án tiến hành một hay nhiều biện pháp thu thập chứng cứ nói trên là tuỳ thuộc vào từng vụ việc cụ thể, xuất phát từ chính yêu cầu thu thập chứng cứ của đương sự và tình trạng chứng cứ có trong hồ sơ. Ví dụ: nếú đương sự yêu cầu và thực tế Toà án cũng thấy cần phải lấy lời khai của đương sự hay nhân chứng thì phải tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ đó. Ngược lại, đù đương sự yêu cầu, nhưng Toà án thấy hồ sơ đã đầy đủ chứng cứ thì có thể không nhất thiết phải tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ như yêu cầu của đương sự. Nểu hồ sơ không đủ chứng cứ, đương sự có yêu cầu hoặc thuộc trường hợp Tòa án có quyền chủ động mà Toà án không tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ thì thiếu sót này thuộc về trách nhiệm của Toà án, của Thẩm phán được giao phụ trách vụ việc đó.

Xuất phát từ điểu kiện kinh tế, xã hội và các biện pháp bổ trợ tư pháp còn rất khiêm tốn, sự hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế. Do đó, một mặt Bộ luật tố tụng dân sự quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về các bên đương sự và Tòa án cũng có quyền chủ động thu thập chứng cứ trong một số trường hợp; đồng thời tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định rõ nghĩa vụ của Tòa án hỗ trợ việc thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự như saụ:

Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.

Đương sự yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập đó.”

Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành về vấn đề này trong thời gian qua cho thấy có nhiều Thẩm phán hiểu vấn đề đương sự yêu cầu một cách thụ động, cứng nhắc, cho nên đã ngồi chờ đương sự yêu cầu, chờ đương sự xuất trình chứng cứ, mà không thấy được trách nhiệm, vai trò chủ động của Tòa án.

Trong rất nhiều văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều thể hiện các cơ quan nhà nưỡc nói chung trong đó có Tòa án và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội có trách nhiệm tuyên truyền pháp luật cho nhân dân. Tại Điểu 6 Nghị quyết số 32/2004/QH11 về việc thi hành Bộ luật tô tụng dân sự được Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15-6-2004 cũng đã quy định rõ: “Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tô chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Bộ luật tố tụng dân sự trong cán bộ, công chức và nhân dân nhằm góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy tác dụng của Bộ luật tố tụng dân sự trong bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lới ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.”

Vì vậy, ngoài trách nhiệm tuyên truyền pháp luật nói chung, trong phạm vi giải quyết vụ án, Thẩm phán có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho chính các bên đương sự hiểu rõ cắc quyển và nghĩa vụ của mình. Có rất nhiều trường hợp do đương sự không hiểu được giới hạn quyền yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, nên khi gặp khó khăn đã không biết để yêu cầu, mà đối tượng này phần lớn là người vừa khó khăn về kinh tế, vừa hạn chế về hiểu biết pháp luật. Do đó, họ không có điểu kiện thuê Luật sư của LVN Group. Nếu Thẩm phán không giải thích quyền đề nghị Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ thì họ không biết để yêu cầu. Vì vậy, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán thấy chứng cứ chưa đầy đủ, thì phải yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ, hưống dẫn họ thu thập chứng cứ và giải thích rõ các quy định của pháp luật cho đương sự biết, nếu họ đã làm hết khả năng mà do những trở ngại khách quan như cá nhân, cơ quan, tổ chức không chịu hợp tác cung cấp tài liệu, chứng cứ thì họ yêu cầu để Tòa án thu thập.

Nếu Tòa án đã giải thích đương sự có quyển yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, mà đương sự từ chối việc yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, đương sự cũng không cung cấp chứng cứ cho Tòa án, thì Hội đồng xét xử căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử. Việc giải thích pháp luật về quyển và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, quyền yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ và việc đương sự từ chối không yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ đều phải thể hiện trong biên bản. Chỉ khi làm chặt chẽ, đầy đủ thì trách nhiệm mới hoàn toàn thuộc về đương sự và nếu sau này đương sự mới cung cấp chứng cứ, vụ án có thể bị kháng nghị, bị hủy thì Thẩm phán không bị coi là có lỗi.