1/ Cơ sở pháp lý:

– Bộ Luật Dân sự năm 2005

– Nghị định 126/2014/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân gia đình

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch

– Thông tư 15/2015/TT – BTP Thông tư của Bộ tư pháp về thủ tục cần phải thực hiện để con được mang họ cha quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch 

 – Luật Hộ tịch năm 2014

2/ Thủ tục cần phải thực hiện để con được mang họ của Cha 

a. Điều kiện để con mang họ cha:

Trường hợp cháu Ân sinh ra khi bố và mẹ cháu không có đăng kí kết hôn vậy cháu Ân được coi là con ngoài giá thú.

– Căn cứ điểm c khoản 1 điều 27 bộ Luật Dân sự 2005: “ Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con”.

– Căn cứ khoản 1 điều 7 nghị định 123/2015/NĐ-CP:” Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại

Vậy như chị đã trình bày “theo lời dặn của chồng khi còn sống, vợ của anh Bình là chị Nguyễn Thị Hạt sinh năm 1948 cùng các em trai, em gái và các con quyết định nhận cháu Ân là con trai của anh Bình. Mẹ của cháu Ân cũng đồng ý để gia đình anh Bình làm thủ tục nhận con mong cho con có nguồn cội họ hàng. Cả hai gia đình và hai họ đều đồng tình”. Theo đó, cháu Ân có đủ điều kiện để mang họ cha.

b.Thủ tục thay đổi họ theo họ cha:

Theo quy định tại Điều 25 Luật hộ tịch năm 2014 về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con:

“1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm.”

Căn cứ điều 30 nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân gia đình

“1. Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này chỉ được thực hiện nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp một hoặc cả hai bên không còn sống tại thời điểm nộp hồ sơ hoặc có tranh chấp về xác định cha, mẹ, con thì vụ việc do Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha, trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó.

3. Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha.

4. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.”

Như vậy với trường hợp của gia đình cháu Ân chưa đủ 18 tuổi thì mẹ đẻ của cháu tức là chị Vũ Thị Hạt là người làm thủ tục nhận cha thay cho cháu Ân. Tuy nhiên bố đẻ cháu Ân được xác định là đã chết vây nên thẩm quyền giải quyết thuộc về toà án huyện/quận nơi gia đình đăng ký khai sinh cho cháu Ân. 

Hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

– Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

– Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;

– Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con;

– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.

Hồ sơ nhận cha, mẹ, con phải do người có yêu cầu nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.

Tại Thông tư 15/2015/TT – BTP chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định Luật hộ tịch 2014 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

“+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

+ Trường hợp không có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.”

Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con: Không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn trên được kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc.

Sau khi toà án giải quyết xong chị cầm kết quả về UBND xã/phường nơi gia đình đăng ký khai sinh cho cháu Ân công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã/phường cấp trích lục cho người yêu cầu. Sau đó, bạn có thể dựa vào trích lục này để thực hiện thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con. Theo đó, thủ tục này thực hiện đồng thời với thủ tục cải chính tên trên giấy khai sinh cho con như sau:

– Nộp tờ khai bổ sung hộ tịch (theo mẫu)

– Trích lục về việc nhận cha con;

– Giấy tờ chứng minh nhân thân: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của cha;

Sau đó bạn làm tờ khai yêu cầu thay đổi họ, tên cho con và xuất trình các giấy tờ nhân thân của mình để tiến hành thủ tục cải chính thông tin trên giấy khai sinh cho con mình.

Vậy với trường hợp của chị để cháu Ân được mang họ cha thứ nhất cần thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha cho cháu. Chị đến UBND xã/phường nơi gia đình đã đăng ký khai sinh cho cháu Ân.Trường hợp cha cháu đã mất và cháu chưa đủ tuổi trưởng thành vậy người giám hộ của cháu tức là mẹ của cháu Ân sẽ thực hiện việc nhận cha cho cháu.

Thủ tục để thực hiện việc nhận cha gồm:

Gửi hồ sơ đến Toà án huyện/quận nơi gia đình đăng ký giấy khai sinh cho cháu. Hồ sơ gồm có:

  • Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
  •  Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
  •  Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;
  •  Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con;
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.

Thứ hai với thủ tục cải chính tên trên giấy khai sinh cho con như sau:

  •  Nộp tờ khai bổ sung hộ tịch (theo mẫu)
  • Trích lục về việc nhận cha con;
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của cha;

Sau đó chị làm tờ khai yêu cầu thay đổi họ, tên cho con và xuất trình các giấy tờ nhân thân của mình để tiến hành thủ tục cải chính thông tin trên giấy khai sinh cho con mình.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Luật LVN Group biên tập