1. Những kiến thức cơ bản về công ty cổ phần, cổ đông sáng lập và chuyển nhượng cổ phần

Cổ phần là phần vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau. Các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Giá trị của mỗi cổ phần sẽ do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Cổ phần được xem như là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách cổ đông công ty bất kể học có tham gia thành lập công ty hay không.

Theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2020, cổ đông của công ty cổ phần được chia thành 03 loại cổ đông chính, đó là: cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Cổ đông sang lập là người ban đầu đứng ra góp vốn thành lập công ty cổ phần, sở hữu cổ phần phổ thông đầu tiên trong công ty cổ phần, khi công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập, các cổ đông phải cùng nhau đăng ký và mua ít nhất 20 % tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký kinh doanh. Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần. Cổ đông ưu đãi có các loại sau đây:

  • Cổ đông ưu đãi biểu quyết: Là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ đông phổ thông. Số biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định;
  • Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền năm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đã biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông;
  • Cổ đông ưu đãi cổ tức: Là cổ đông sở hữu cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn sơ với cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm;
  • Cổ đông ưu đãi hoàn lại: Là cổ đông sở hữu cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi;
  • Nếu cổ đông sáng lập còn lại không đồng ý việc chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài thì cổ đông dự định chuyển nhượng có quyền yêu cầu các cổ đông còn lại hoặc công ty mua lại số cổ phần sự định chuyển nhượng đó;
  • Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định.

Quy định về chuyển nhượng cổ phần:

  • Loại cổ phần được chuyển nhượng: Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại;
  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng;
  • Cổ đông sáng lập: trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau 03 năm đầu, các cổ đông sáng lập công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cả người không phải là cổ đông công ty;
  • Cổ đông nhận chuyển nhượng  cổ phần từ cổ đông sáng lập của công ty không được coi là cổ đông sáng lập;
  • Cổ đông phổ thông (không phải cổ đông sáng lập) có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác;
  • Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Theo đó, các cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác, riêng cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

Như vậy, bản chất của việc mua bán hoặc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ đông là một loại giao dịch dân sự thuần túy. Khi cổ phần của công ty đã được chào bán cho cổ dông thì việc cổ đông dịch chuyển quyền sở hữu cổ phần cho người khác sẽ không được gọi là bán mà được gọi là chuyển nhượng cổ phần. Việc chuyển nhượng cổ phần sẽ không làm thay đổi cấu trúc vốn điều lệ của của công ty cổ phần mà chỉ thay đổi chủ sở hữu số cổ phần đã được chuyển nhượng. Chuyển nhượng cổ phần còn được gọi là chuyển nhượng chứng khoán. Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng thì giấy tở hồ sơ pháp lý việc chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng ký hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Việc chuyển nhượng cổ phần được coi là hoàn tất, bên mua chính thức là cổ đông hoặc được xác nhận số cổ phần mới khi đáp ứng toàn bộ các điều kiện sau: Có hợp đồng chuyển nhượng và giấy tờ chứng nhận hoàn tất việc thanh toán; và Các thông tin của bên mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông theo đúng quy định.

Căn cứ pháp lý về thủ tục chuyển nhượng cổ phần:

  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực ngày 01/01/2021;
  • Nghị định 01/2021/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 92/2015/TT – BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng thuế thu nhập cá nhân.

 

2. Hồ sơ và thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần, bao gồm các mục cụ thể sau đây:

  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần;
  • Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
  • Điều lệ công ty (Sửa đổi bổ sung);
  • Giấy chứng nhận cổ phần của các cổ đông công ty;
  • Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần;
  • Bản sao, chứng thực cá nhân của cổ đông chuyển nhượng và người được chuyển nhượng, hoặc của người được ủy quyền bằng văn bản ủy quyền;
  • Sổ đăng ký cổ đông.

– Thủ tục chuyển nhượng cổ phần thông thường bao gồm các bước sau:

  1. Tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đề ra quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần;
  2. Các bên liên quan thực hiện ký kết và thực hiện thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
  3. Tiến hành lập biên bản và ký biên bản thanh ký hợp đồng chuyển nhượng;
  4. Chỉnh sửa, bổ sung thông tin của cổ đông trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.

– Đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, thủ tục chuyển nhượng cổ phần cụ thể bao gồm:

+ Trường hợp 1: Chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác: Các cổ đông sáng lập tổ chức ký kết hợp đồng chuyển nhượng và thực hiện chuyển nhượng. Tiếp đó cần tiến hành khai thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần;

+ Trường hợp 2: Chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác không phải cổ đông sáng lập: Cần tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để đưa ra quyết định chuyển nhượng. Sau đó tiến hành ký kết và thực hiện chuyển nhượng tương tự. Trong trường hợp này doanh nghiệp không cần nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh.

– Đối với chuyển nhượng cổ phần của cổ đông phổ thông, bao gồm các thủ tục cụ thể sau: Các bên liên quan ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Tiến hành lập biên bản xác nhận về việc đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông. Tiến hành đăng ký cổ đông sở hữu từ 05 % tổng số cổ phần trở lên với Cơ quan đăng ký kinh doanh (nếu có). Sau đó tiến hành khai thuế thu nhập cá nhân mà không cần thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

– Đối với chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể:

Trường hợp bên nhận chuyển nhượng cổ phần là nhà đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần cần thực hiện thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài với các chứng từ sau:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Biên bản họp, quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
  • Danh sách các cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy từ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng;
  • Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với cổ đông nước người nhận chuyển nhượng là tổ chức; hoặc bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ đông nước ngoài nhận chuyển nhượng là cá nhân.

Cần lưu ý về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cần phải trình ddaayd đủ các thông tin bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, mã số thuế. Nếu doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế có thể thay thế bằng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Nếu người thực hiện thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh là tổ chức cần kê khai tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập;
  • Nếu người thực hiện thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh là cá nhân hợp pháp sẽ cần kê khai thông tin họ tên, số chứng minh thư hoặc hộ chiếu;
  • Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh cần có chữ ký của người đại diện pháp luật.

Lưu ý: Công ty cần có sổ đăng ký cổ đông để tập hợp, lưu trữ và quản lý thông tin của cổ đông hiện hữu, vì cổng thông tin quốc gia chỉ cập nhật thông tin của các cổ đông sáng lập, không cập nhật thông tin của các cổ đông hiện hữu. Sau khi hoàn thành việc chuyển nhượng, cổ đông chuyển nhượng nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần theo thuế suất 0,1 % trên giá chuyển nhượng cổ phần.

Kể từ thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng, cổ đông chuyển nhượng hết số cổ phần của mình đương nhiên không còn quyền và nghĩa vụ gì nữa. Tuy nhiên, nếu thời điểm chuyển nhượng trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập dnah sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì cổ đông chuyển nhượng là người được nhân cổ tức từ công ty. 

 

3. Một số lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

– Các trường hợp được thay đổi cổ đông sáng lập:

  1.  Thay đổi cổ đông sáng lập do cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông còn lại hoặc cá nhân, tổ chức khác;
  2. Đăng ký hủy bỏ tư cách cổ đông sáng lập của một cổ đông do không góp đủ vốn điều lệ đã cam kết;
  3. Đăng ký rút tư cách cổ đông do hoàn trả lại cổ phần hoặc mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông sáng lập.

– Điều kiện chuyển nhượng cổ phần:

  • Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty cổ phần nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông thành lập khác. Chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông;
  • Cá nhân, tổ chức được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người khác nếu Đại hội đồng cổ đông chấp nhận;
  • Cổ đông là các cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần biểu quyết không được tặng, bán cổ phần cho người khác.

– Chuyển nhượng cổ phần có phải thông báo hay không với Sở kế hoạch đầu tư:

  • Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại nghị định 108/2018/NĐ-CP. Do đó không cần đăng ký thay đổi thông tin cổ đông sáng lập trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần;
  • Các cổ đông chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nội bộ công ty, không cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư.

Theo đó, không cần thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh khi chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, hoặc là thay đổi cổ đông sáng lập do không góp đủ vốn.

– Xác định giá chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần:

  • Các bên có quyền tự thảo thuận giá chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên cần lưu ý căn cứ theo quy định của pháp luật, giá bán là giá thực tế chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm gần nhất trước thời điểm chuyển nhượng;
  • Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không có quy định giá ban hoặc giá bán trên hợp đòng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá bán theo pháp luật về quản lý thuế.

Lưu ý: Dù giá chuyển nhượng là 0 đồng thì bên chuyển nhượng vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân vì hợp đồng chuyển nhượng được đánh giá là hợp đồng tặng cho tài sản. Đối với thừa kế, quà tặng là phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: thu nhập để tính thuế là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu phần vốn góp. Thuế suất áp dụng là 10%.

– Thủ tục với cá nhân cần làm sau khi chuyển nhượng cổ phần:

  • Kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân do phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần.

Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp *chi Cục thuế hoặc Cục thuế”. Đối với việc chuyển nhượng cổ phần, người chuyển nhượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức sau: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng phần × 0.1 %.

Hồ sơ kê khai thuế đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoản trong công ty cổ phần thuộc dện khai trực tiếp với cơ quan thuế theo hướng dẫn chi tiết tại Tờ khai mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC; và Bản chụp Hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ khai thuế: nộp hồ sơ tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán mà cá nhân chuyển nhượng. Cần lưu ý: cổ đông chuyển nhượng cổ phần phải có mã số thuế cá nhân mới nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân được.

Thời gian nộp hồ sơ khai thuế:

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách cổ đông theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết tham khảo của công ty Luật LVN Group về thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần mới nhất. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ cho quý khách hàng khi tìm hiểu về chuyển nhượng cổ phần, hồ sơ chuẩn bị và thủ tục chuyển đổi cổ phần trong công ty cổ phần, cùng với một số điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục chuyển đổi.

Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc, không hiểu nào về vấn đề chuyển đổi cổ phần này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua số tổng đài 1900.0191 để nhận sự tư vấn miễn phí của đội ngũ Luật sư của LVN Group và chuyên viên pháo lý của công ty Luật LVN Group chúng tôi. Xin cảm ơn sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng!