Cơ sở pháp lý:
– Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004
– Luật giao thông đường thủy nội địa sửa đổi năm 2014
– Nghị định 08/2021/NĐ-CP Quy định về quản lý hoạt động đồng thủy nội địa
1. Cảng thủy nội địa là gì?
Theo quy định tại Điều 13 Luật giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014: Cảng thủy nội địa được quy định như sau:
Cảng thủy nội địa là hệ thống công trình được xây dựng để phương tiện, tàu biển neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng.
Cảng thủy nội địa gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng và được phân thành cảng loại I, loại II, loại III.
2. Bến thủy nội địa là gì?
Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông, bến chuyên dùng. (Luật giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)
3. Thủ tục công bố lại, gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 08/2021/NĐ-CP, thẩm quyền công bố lại, gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa được quy định như sau: “Cơ quan công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19 Nghị định này đồng thời là cơ quan có thẩm quyền công bố lại, gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa.”
Theo đó, thẩm quyền cụ thể như sau:
– Bộ Giao thông vận tải công bố lại, gia hạn hoạt động cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài;
– Cục Đường thủy nội địa Việt Nam công bố lại, gia hạn hoạt động cảng thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, cảng thủy nội địa có vùng nước, vùng đất vừa trên đường thủy nội địa quốc gia vừa trên đường thủy nội địa địa phương, cảng thủy nội địa trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này và các trường hợp khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định;
– Sở Giao thông vận tải công bố lại, gia hạn hoạt động cảng thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, cảng thủy nội địa trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa địa phương và bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này và các trường hợp khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.
– Sở Giao thông vận tải công bố lại, gia hạn hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ điều kiện cụ thể, Sở Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, quận, huyện trực thuộc (sau đây gọi là cấp huyện) thỏa thuận xây dựng bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
3.1. Thủ tục công bố lại hoạt động cảng, bến thủy nội địa
Cảng, bến thủy nội địa phải công bố lại hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi quy mô, công năng của cảng, bến thủy nội địa;
b) Thay đổi vùng đất, vùng nước của cảng, bến thủy nội địa;
c) Thay đổi chủ cảng, bến thủy nội địa.
Hồ sơ đề nghị công bố lại hoạt động
a) Đơn đề nghị công bố lại hoạt động cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trường hợp thay đổi kết cấu công trình của cảng thủy nội địa:
– Bản sao quyết định phê duyệt dự án hoặc thiết kế kỹ thuật công trình cảng thủy nội địa;
– Biên bảnnghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào sử dụng; bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình cảng thủy nội địa;
– Biên bản nghiệm thu kết quả rà tìm vật chướng ngại trong vùng nước cảng; biên bản xác nhận thiết lập báo hiệu tại cảng;
– Bản sao giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của pông-tông, phao neo thuộc đối tượng phải đăng kiểm (nếu sử dụng pông-tông làm cầu cảng);
– Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi vùng đất, vùng nước.
c) Trường hợp thay đổi kết cấu công trình của bến thủy nội địa:
– Bản sao quyết định phê duyệt dự án hoặc thiết kế kỹ thuật công trình cảng thủy nội địa;
– Biên bảnnghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào sử dụng; bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chiếu đứng và mặt cắt ngang công trình cảng thủy nội địa;
– Biên bản nghiệm thu kết quả rà tìm vật chướng ngại trong vùng nước cảng; biên bản xác nhận thiết lập báo hiệu tại cảng;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu các văn bản chứng minh việc thay đổi chủ cảng, bến.
Trình tự công bố lại hoạt động
a) Người khai quản lý thác cảng, bến nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải;
b) Đối với cảng thủy nội địa không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, bến thủy nội địa, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố lại hoạt động cảng, bến thủy nội địa;
c) Đối với cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định và báo cáo thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa;
d) Trường hợp thay đổi chủ cảng, bến thì chủ mới của cảng, bến phải đề nghị công bố lại hoạt động cảng, bến thủy nội địa trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận cảng, bến thủy nội địa.
3.2. Thủ tục gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa
a) Cảng, bến thủy nội địa khi hết thời hạn hoạt động ghi trong quyết định công bố, nếu chủ cảng, bến có nhu cầu tiếp tục khai thác và được cơ quan có thẩm quyền gia hạn thời hạn sử dụng đất thì được xem xét gia hạn hoạt động;
b) Hồ sơ đề nghị gia hạn hoạt động, gồm: Đơn đề nghị gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa; giấy tờ liên quan đến đất xây dựng cảng, bến thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền gia hạn thời hạn sử dụng;
c) Chủ cảng, bến nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa có văn bản gia hạn hoạt động của cảng, bến thủy nội địa.
4. Thủ tục nâng cấp bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa
Theo quy định tại Điều 23 thủ tục nâng cấp bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa như sau:
Thứ nhất, bến thủy nội địa được nâng cấp thành cảng thủy nội địa nếu đảm bảo các điều kiện sau:
a) Bến thủy nội địa đã được công bố hoạt động;
b) Phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ hai, trước khi thực hiện nâng cấp bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa thì chủ bến thủy nội địa gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác văn bản đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 08/2021/NĐ-CP để có ý kiến thỏa thuận nâng cấp bến thủy nội địa. Văn bản đề nghị phải nêu rõ quy mô dự kiến nâng cấp; thời gian thực hiện cải tạo nâng cấp công trình; ảnh hưởng của việc cải tạo nâng cấp đến hoạt động của phương tiện trong vùng nước, phương tiện, thiết bị xếp dỡ hàng hóa và hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa; công trình liền kề.
Thứ ba, trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ bến thủy nội địa cơ quan có thẩm quyền có văn bản thỏa thuận thông số kỹ thuật nâng cấp bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa.
Thứ tư, trước khi cải tạo nâng cấp bến thủy nội địa, chủ bến, người quản lý khai thác bến phải gửi thông báo (nêu rõ tên bến thủy nội địa; thời gian; phạm vi cải tạo nâng cấp) cho Cảng vụ.
Thứ năm, sau khi hoàn thành cải tạo, nâng cấp, người quản lý khai thác bến phải thực hiện thủ tục công bố cảng thủy nội địa. Trường hợp bến thủy nội địa có quy mô, thông số kỹ thuật phù hợp với cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa theo quy định (không thực hiện cải tạo, nâng cấp công trình), hồ sơ đề nghị công bố bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa như sau:
a) Đơn đề nghị công bố chuyển bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản thỏa thuận thông số kỹ thuật của cấp có thẩm quyền về nâng cấp bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa;
c) Bản vẽ hoàn công của bến thủy nội địa;
d) Bản vẽ mặt bằng công trình, vùng đất, vùng nước của bến thủy nội địa;
đ) Hồ sơ kiểm tra tính toán thực tế bến thủy nội địa do đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân kiểm định thực hiện.
5. Mẫu đơn đề nghị công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ____________ Số:……/……. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM _____________________________________ …, ngày … tháng… năm… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Công bố lại hoạt động cảng (bến) thủy nội địa
__________________________
Kính gửi:…………… (1)
Căn cứ Nghị định số…/2021/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;
Tên tổ chức, cá nhân:…………………………………………………………………………………………
Người đại diện theo pháp luật:……………………………………………………………………………
Đăng ký doanh nghiệp (hộ gia đình): số…………….. ngày….. tháng… năm… tại………….
Địa chỉ:…………………………………………………… số điện thoại liên hệ:………………………..
Đề nghị công bố lại hoạt động cảng (bến) thủy nội địa (2)……..
Nội dung đề nghị công bố lại:……………………………………………………………………………..
1. Vị trí cảng (bến) có tọa độ (3)……………………………………….
Từ km thứ………………………….. đến km thứ………………………
Trên bờ (phải hay trái)………. sông, kênh)…………………………
Thuộc địa phận: xã (phường, thị trấn), huyện (quận)……………
Tỉnh (thành phố)…………………………………………………………..
2. Thời hạn hoạt động: từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…
3. Hồ sơ gửi kèm gồm:………………………………………………………………………………………
Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội địa, pháp luật khác có liên quan và nội dung quy định trong quyết định công bố hoạt động cảng (bến).
Nơi nhận: – Như trên; – …; – Lưu: VT, … |
TỔ CHỨC (CÁ NHÂN) (Ký tên và đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền công bố.
(2) Tên cảng (bến).
(3) Hệ tọa độ VN 2000.
6. Mẫu đơn đề nghị công bố chuyển bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN __________________ Số:…../…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ______________________________________ …, ngày… tháng… năm… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Công bố chuyển bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa
________________________
Kính gửi:………….. (1)
Căn cứ Nghị định số…/2021/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;
Tên tổ chức, cá nhân:…………………………………………………………………………………………………..
Người đại diện theo pháp luật:………………………………………………………………………………………
Đăng ký doanh nghiệp (hộ gia đình): số…………….. ngày….. tháng… năm… tại……………………
Địa chỉ:…………………………………….. số điện thoại liên hệ:…………………………………………………
1. Thông tin bến thủy nội địa (2):………………………………………………………………………………….
a) Vị trí bến có tọa độ (3)……………………………………………………………
Từ km thứ………………………….. đến km thứ…………………………………..
Trên bờ (phải hay trái)……………. sông, kênh)……………………………….
Thuộc địa phận: xã (phường, thị trấn)…………. , huyện (quận)………..
Tỉnh (thành phố)……………………………………………………………………….
b) Bến đã được công bố hoạt động theo Quyết định số… ngày…/…/… của..
c) Bến thuộc loại……………………………………………………………………….
d) Phạm vi vùng đất sử dụng………………………………………………………
đ) Tóm tắt quy mô về cơ sở hạ tầng (công trình cầu bến, kho bãi, kết nối các phương thức vận tải khác:…………………………………………………………………………………………………………………….)
e) Phạm vi vùng nước sử dụng…………………………. có tọa độ…………………………………………….
2. Nội dung đề nghị công bố chuyển bến thủy nội địa thành cảng……………………………………..
a) Phương tiện có mớn nước… m hoặc trọng tải… tấn; có sức chở………………….. hành khách.
b) Thời hạn hoạt động: Từ ngày………………………… đến ngày……….. .
c) Hồ sơ gửi kèm gồm:…………………………………………………………………………………………………
Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội địa, pháp luật khác có liên quan và nội dung quy định trong quyết định công bố hoạt động cảng (bến).
Nơi nhận: – Như trên; – …; – Lưu: VT, … |
TỔ CHỨC (CÁ NHÂN) (Ký tên và đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
(2) Tên cảng (bến).
(3) Hệ tọa độ VN 2000.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về thủ tục “công bố lại, gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa theo quy định hiện hành”. Bạn đọc còn vướng mắc pháp lý nào khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp nhanh nhất!