Nếu một số giấy tờ mà nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp thiếu (như câu hỏi ở trên tôi muốn hỏi) theo yêu cầu tại Việt Nam, bên công ty Luật LVN Group có giúp bên chúng tôi để những giấy tờ trên được hợp lệ không? xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp. Rất mong phía Luật sư của LVN Group có phản hồi sớm để chúng tôi tìm hiểu thêm. Xin cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp công ty Luật LVN Group.
>> Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
I. Căn cứ pháp lý:
Luật Hải quan 2014
Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Luật sở hữu trí tuệ 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Thông tư 06/2011/TT – BYT quy định về quản lý mỹ phẩm
II. Nội dung phân tích:
1. Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm:
Để kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu, bạn phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan 2014: “Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:
a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
b) Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải;
c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Hồ sơ hải quan bao gồm:
+ Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;
+ Chứng từ có liên quan.
Ngoài ra, công ty bạn phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu:
Điều 3 Thông tư 06/2011/TT – BYT quy định về quản lý mỹ phẩm: “Quy định về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm
1. Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
2. Lệ phí công bố sản phẩm mỹ phẩm được thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam.
4. Việc công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (mục đích sử dụng của sản phẩm) phải đáp ứng hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục số 03-MP).”
Như vậy, bạn phải thực hiện thủ tục công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu. Bạn gửi hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu đến Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. Hồ sơ bao gồm:
+ Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty bạn (có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp).
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam. Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp. CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 11 Thông tư 06/2011/TT – BYT quy định: “Mỗi sản phẩm mỹ phẩm khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải có Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF – Product Information File) theo hướng dẫn của ASEAN lưu giữ tại địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.” Nội dung của hồ sơ bao gồm:
+ Phần 1: Tài liệu hành chính và tóm tắt về sản phẩm;
+ Phần 2: Chất lượng của nguyên liệu;
+ Phần 3: Chất lượng của thành phẩm;
+ Phần 4: An toàn và hiệu quả.
Như vậy, công ty bạn phải lập hồ sơ thông tin sản phẩm lưu giữ tại công ty và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Thủ tục bảo hộ nhãn hiệu:
Do mỹ phẩm công ty bạn bán là sản phẩm nhập khẩu của một chủ thể khác ở nước ngoài nên theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định: “Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.” Vậy nên, công ty bạn chỉ được quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu nếu chủ thể sản xuất mỹ phẩm đó không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. Giả sử, công ty bạn được quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu thì công ty bạn cần thực hiện các thủ tục sau:
– Công ty bạn trực tiếp hoặc ủy quyền cho chủ thể khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
+ Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (tài liệu chứng minh công ty bạn có quyền đăng ký nhãn hiệu)
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
– Thẩm định hình thức đơn đăng ký: đơn đăng ký được thẩm định hình thức trong thời hạn 01 tháng:
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối thì cơ quan nhà nước ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
+ Nếu đơn thỏa mãn các yêu cầu theo quy định hoặc người nộp đơn đã sửa chữa thiết sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ thì cơ quan nhà nước thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
– Thẩm định nội dung đơn đăng lý: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối. Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
+Đối với đơn đảm bảo các điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn pháp luật doanh nghiệp.