1. Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho dịch vụ du lịch?
Có thể thấy, khi xã hội ngày càng phát triển thì du lịch dần đã trở thành là lựa chọn đầu tiên của mỗi cá nhân, gia đình sau mỗi kỳ học tập và lao động mệt mỏi. Những chuyến du lịch giúp con người thư thái đầu óc, thỏa mái tinh thần, mở ra cái nhìn mới về thiên nhiên, đất nước. Trước nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng, các công ty cung ứng dịch vụ du lịch lần lượt ra đời và số lượng các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch ngày càng nhiều dẫn đến sự cạnh tranh giữa các đơn vị kinh doanh loại hình này ngày càng khốc liệt. Vậy làm sao để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường du lịch đầy tiềm năng này? Tất nhiên không đơn giản chỉ là xây dựng dịch vụ tốt nhất, giá rẻ nhất mà điều đầu tiên và cực kì quan trọng là tạo một dấu ấn riêng biệt đặc trưng cho dịch vụ của mình. Và để làm được điều này, các doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng và đăng ký nhãn hiệu. Đây là bước tạo tiền đề để mỗi chủ thể kinh doanh bắt tay vào kinh doanh một cách hiệu quả.
2. Điều để nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam?
Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam được quy định chi tiết tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau:
Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;
m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu
Như vậy, theo quy định trên, một nhãn hiệu để được cấp văn bằng bảo hộ thì cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất: là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và không thuộc các trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu như quy định tại Điều 73 nêu trên
Thứ hai: có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác và không rơi vào các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt theo quy định tại Khoản 2, Điều 74 nêu trên.
3. Thông tin về nhãn hiệu “LAVANG TRAVEL” cần đăng ký
3.1 Thông tin chủ đơn đăng ký nhãn hiệu
Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lữ hành LAVANG
Địa chỉ: Đội 3, thôn Phú Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
3.2 Thông tin nhãn hiệu cần đăng ký
Nhãn hiệu:
Nhóm hàng hoá, dịch vụ cần đăng ký: Nhóm 39: Hướng dẫn khách du lịch; cung cấp dịch vụ dẫn đường cho xe cộ nhằm mục đích du lịch; dịch vụ sắp xếp việc vận chuyển cho các chuyến du lịch; vận chuyển hành khách; đặt chỗ cho các chuyến đi; dịch vụ vận tải cho các chuyến tham quan.
4. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu “LAVANG TRAVEL” tại Việt Nam
4.1. Đánh giá sơ bộ về khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn “LAVANG TRAVEL” khi đăng ký nhãn hiệu
Đối chiếu với điều kiện bảo hộ nhãn hiệu như đã nêu tại Mục 2 của bài viết, ta có thể thấy:
Về hình thức: nhãn hiệu “LAVANG TRAVEL” hoàn toàn đáp ứng điều kiện thứ nhất (là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ viết được thể hiện bằng hai màu sắc tương phản là xanh, trắng và không thuộc các trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu theo quy định).
Về khả năng phân biệt: để xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu “LAVANG TRAVEL” cho các dịch vụ: Hướng dẫn khách du lịch; cung cấp dịch vụ dẫn đường cho xe cộ nhằm mục đích du lịch; dịch vụ sắp xếp việc vận chuyển cho các chuyến du lịch; vận chuyển hành khách; đặt chỗ cho các chuyến đi; dịch vụ vận tải cho các chuyến tham quan thì chủ đơn cần tiến hành kiểm tra xem nhãn hiệu “LAVANG TRAVEL” có rơi vào các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt theo Khoản 2 Điều 74 hay không. Để kiểm tra nội dung trên, chủ đơn có thể truy cập vào Thư viện số về Sở hữu công nghiệp của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WLogin.php) để tiến hành tra cứu.
(Lưu ý: Việc tra cứu và kết luận về khả năng phân biệt của nhãn hiệu đòi hỏi người tra cứu phải có khả năng áp dụng pháp luật có liên quan và phải có khả năng đánh giá trên cơ sở dữ liệu được cập nhật. Đây là công việc yêu cầu tính chuyên môn cao, bởi vậy trong quá trình tra cứu nhãn hiệu nếu Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc gì hoặc cần hỗ trợ thì Quý khách hàng có thể liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.0159 của Công ty Luật TNHH LVN Group để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.)
4.2 Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu “LAVANG TRAVEL”
Tài liệu tối thiểu:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN [Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)]
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Các tài liệu khác (nếu có):
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua Công ty Luật TNHH LVN Group (Mã đại diện 226: Tên viết tắt: MK LAW FIRM));
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ
4.3 Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
a) Hình thức nộp đơn giấy
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).
b) Hình thức nộp đơn trực tuyến
– Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
– Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
4.4 Theo dõi quá trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu:
Sau khi hoàn tất việc nộp đơn, chủ đơn cần theo dõi quá trình xử lý đơn để kịp thời sửa chữ nhưng thiếu sót (nếu có) trong hồ sơ đã nộp và cập nhật tiến độ xử lý đơn một cách kịp thời:
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
(Lưu ý: Thời gian trên có thể bị kéo dài tuỳ thuộc vào độ phức tạp của đơn đăng ký nhãn hiệu và số lượng đơn nhãn hiệu tại thời điểm đăng ký. Hiện nay, thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu trên thực tế là khoảng 18-24 tháng.)
5. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu “LAVANG TRAVEL“ của Công ty Luật TNHH LVN Group
Công ty Luật LVN Group vinh dự được lựa chọn là đơn vị tư vấn, thực hiện thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu “LAVANG TRAVEL” tại Việt Nam.
Sau khi Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lữ hành LAVANG xác nhận uỷ quyền cho Công ty Luật TNHH LVN Group (Mã đại diện 226: Tên viết tắt: MK LAW FIRM), Chúng tôi đã tiến hành và cam kết thực hiện các công việc sau:
– Tư vấn cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lữ hành LAVANG về trình tự, thủ tục và lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
– Hỗ trợ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lữ hành LAVANG tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu “LAVANG TRAVEL”
– Tư vấn điều chỉnh mẫu nhãn hiệu để đảm bảo khả năng phân biệt theo quy định
– Chuẩn bị các tài liệu cần thiết để tiến hành đăng ký nhãn hiệu “LAVANG TRAVEL” cho các dịch vụ: Hướng dẫn khách du lịch; cung cấp dịch vụ dẫn đường cho xe cộ nhằm mục đích du lịch; dịch vụ sắp xếp việc vận chuyển cho các chuyến du lịch; vận chuyển hành khách; đặt chỗ cho các chuyến đi; dịch vụ vận tải cho các chuyến tham quan.
– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “LAVANG TRAVEL” cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lữ hành LAVANGtại Cục SHTT Việt Nam trong vòng 01 ngày sau khi nhận được thanh toán.
– Nhận tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT Việt Nam và thông báo chi tiết về việc đã nộp tờ khai đăng ký nhãn hiệu choCông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lữ hành LAVANGtrong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn.
– Theo sát quá trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu và cập nhật tiến độ xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lữ hành LAVANG
Trên đây là bài viết về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “LAVANG TRAVEL” cho dịch vụ hướng dẫn khách du lịch; cung cấp dịch vụ dẫn đường cho xe cộ nhằm mục đích du lịch; dịch vụ sắp xếp việc vận chuyển cho các chuyến du lịch; vận chuyển hành khách; đặt chỗ cho các chuyến đi; dịch vụ vận tải cho các chuyến tham quan tại Việt Nam
Trường hợp Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc tư vấn và giải đáp về việc đăng ký nhãn hiệu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.0159 của Công ty Luật TNHH LVN Group để được hỗ trợ.