Để quản lý sản phẩm hiệu quả và quá trình đưa sản phẩm ra thị trường đúng theo trình tự của pháp luật thì doanh nghiệp và tổ chức cần thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch. Bên cạnh thủ tục đăng ký sử dụng mã Việt nam thì nhu cầu đăng ký các mã nước ngoài cũng đang ngày càng được quan tâm.

1. Mã số mã vạch là gì và ý nghĩa sử dụng ?

Khi một cá nhân mới bắt đầu thành lập hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp để kinh doanh nhưng lại không biết tại sao phải đăng ký mã số mã vạch? Mã số mã vạch là gì? Lợi ích doanh nghiệp có được của việc đăng ký mã số mã vạch? Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký mã số mã vạch như thế nào? Bao gồm một dãy các vạch có khoảng trống song song xem kẽ được mã hoá và sắp xếp theo một quy tắc nhất định dưới dạng máy quét có thể đọc được. MSMV được in trực tiếp lên đối tượng cần quản lý với mục đích nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc địa điểm…

Việc sử dụng mã số, mã vạch của các đối tác nước ngoài giúp hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu thuận lợi hơn. Trong quá trình triển khai thực tế, việc hướng dẫn sử dụng mã nước ngoài cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá cần được thể hiện rõ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Ngoài giúp mở rộng hoạt động kinh doanh, đăng ký mã số, mã vạch còn giúp dễ dàng kiểm soát sản phẩm, dịch vụ, thoả mãn nhu cầu khách hàng khi mua sản phẩm, tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí nhân công

2. Đăng ký mã số mã vạch như thế nào ?

Để đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, điều các doanh nghiệp cần làm là đăng ký với Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng (GS1 Việt Nam). Ở thời điểm hiện tại cơ quan duy nhất tiếp nhận, xử lý, cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch là Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ (Địa chỉ: 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội). Để nộp hồ sơ, quý khách hàng sẽ đến trực tiếp địa chỉ của TCĐLCL hoặc gửi qua đường bưu điện.

GS1 Việt Nam là tổ chức mã số mã vạch quốc gia của Việt Nam. Vào tháng 5/1995, GS1 Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức, là đại diện duy nhất của Việt Nam tại GS1 quốc tế. GS1 Việt Nam quản lý mã quốc gia 893, được phép cấp mã doanh nghiệp cho các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ có giấy phép kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam.

Doanh nghiệp sẽ được cấp mã số doanh nghiệp, được hướng dẫn lập mã số vật phẩm và in mã vạchtrên sản phẩm, hàng hóa đúng theo các quy định kỹ thuật trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Doanh nghiệp phải nộp phí đăng ký mã số mã vạch và hàng năm phải nộp phí duy trì sử dụng MSMV theo Thông tư 88/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính.

3. Hồ sơ đăng ký mã vạch nước ngoài

Thông tư 16/2011/TT-BKHCN ngày 30-6-2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Điều 1 mục 4 khoản 2:

Tổ chức khi muốn ủy quyền cho cơ sở liên doanh hoặc gia công chế biến sản phẩm của mình sử dụng MSMV đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp để in trên sản phẩm liên doanh sản xuất hoặc theo hợp đồng gia công chế biến, Tổ chức phải có văn bản ủy quyền (thư ủy quyền, hợp đồng sử dụng hoặc các hình thức ủy quyền khác) có xác nhận của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và gửi cho đối tác liên doanh hoặc gia công chế biến sử dụng làm bằng chứng được ủy quyền.

Thông tư 16/2011/TT-BKHCN ngày 30-6-2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Điều 1 mục 4 khoản 3:

Tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam khi sử dụng mã nước ngoài để in trên sản phẩm của mình, phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc được tổ chức là chủ sở hữu của Mã nước ngoài ủy quyền sử dụng Mã nước ngoài và phải thông báo việc sử dụng Mã nước ngoài với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bằng văn bản, gửi kèm theo bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng mã hoặc văn bản ủy quyền.

Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu xác nhận việc sử dụng mã nước ngoài trên sản phẩm cụ thể như sau:

a. Hồ sơ đăng ký gồm:

  1. Bằng chứng Uỷ quyền của công ty nước ngoài (có công chứng) cho phép công ty ở Việt Nam được phép sử dụng mã số của công ty nước ngoài;
  2. Bản Liệt kê danh mục sản phẩm sử dụng mã nước ngoài (theo mẫu);
  3. Công văn đề nghị được sử dụng mã số nước ngoài trên sản phẩm (theo mẫu)

b. Lệ phí

Phí thủ tục xác nhận việc sử dụng mã nước ngoài là:

Hồ sơ ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm

500.000đ/hồ sơ

Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm

10.000đ/mã

c. Lưu ý

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;

b) Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sản phẩm nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh mã vạch hợp pháp

c) Không gửi danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

d) Sử dụng mã vạch nước ngoài cho sản phẩm có xuất xứ Việt Nam nhưng không thông báo kèm tài liệu xác thực.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

b) Sử dụng trái phép mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;

c) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch;

d) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm.

Điều 27, Nghị định số 80/2013

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau:

Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc không đượ tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản.

d. Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bước 3: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

Bước 4: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Mã sỗ mã vạch nếu hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp, hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ hướng dẫn cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.

Bước 5: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch hướng dẫn sử dụng Mã số mã vạch.

4. Thời gian đăng ký sử dụng mã nước ngoài

Trường hợp hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch hợp lệ, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp giấy xác nhận sử dụng mã nước ngoài hoặc ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch cho tổ chức theo quy định tại mẫu số 17 và mẫu số 18 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ đăng ký mã vạch nước ngoài không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung.

5. Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch của Công ty Luật LVN Group

Công ty luật LVN Group cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch cho quý khách hàng sử dụng dịch vụ, chúng tôi cung cấp các dịch vụ sau:

– Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng lựa chọn loại mã số mã vạch phù hợp với số lượng, quy mô dự định đăng ký sử dụng của doanh nghiệp/tổ chức/hộ kinh doanh;

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch;

– Soạn thảo và chuẩn bị các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch khi khách hàng yêu cầu;

– Tư vấn và hướng dẫn chi tiết cho khách hàng các trình tự, thủ tục để nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Đại diện/thay mặt khách hàng tiến hành việc nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký mã số mã vạch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bàn giao Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch cho khách hàng;

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng các vấn đề pháp lý có liên quan đế việc xử lý các sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch;

– Tư vấn, hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý có liên quan sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch và trong cả quá trình sử dụng mã số mã vạch.

Cách thức liên hệ để yêu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch

Cách thứ nhất: Gọi đến tổng đài 1900.0191>> Bấm chọn phím 9 để kết nối tới Bộ phận Sở hữu trí tuệ để được tư vấn và báo giá trực tiếp cho dịch vụ đăng ký mã số mã vạch mà khách hàng đang có dự định đăng ký sử dụng.

Cách thứ hai: Kết nối đến số điện thoại: 1900.0191 (Gặp Luật Sư: Hotline) để được tư vấn và cung cấp thông tin về dịch vụ Đăng ký sử dụng mã số mã vạch chuyên nghiệp nhất.

Cách thứ ba: Gửi yêu cầu đăng ký sử dụng mã số mã vạch về email dịch vụ: [email protected]. Đội ngũ Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ của chúng tôi sẽ phân tích, tư vấn cụ thể và gửi báo giá chi tiết theo yêu cầu của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở Hữu trí tuệ – Công ty Luật LVN Group