1. Đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học như thế nào ?

Nếu bạn là một người thích, có khả năng sáng tác và có ý định làm giàu từ những tác phẩm của mình thì trước hết bạn nên đăng ký quyền tác giả. Việc này sẽ giúp bạn tránh được việc sẽ bị ai đó “đánh cắp” tác phẩm của mình, đồng thời sẽ hạn chế phát sinh những rắc rối không đáng có về sau.

Mới đây, một nhà văn trẻ có liên hệ với chúng tôi nhờ hướng dẫn thủ tục để “sở hữu hợp pháp và chặt chẽ” một kịch bản phim truyện có tên là Tài tử Cine trước khi chào bán nó cho một hãng phim tư nhân. Để làm việc đó, nhà văn này chỉ cần tiến hành việc đăng ký quyền tác giả.

1.1. Quyền tác giả là gì

Theo qui định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức hoặc cá nhân đối với những sản phẩm trí tuệ (như tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, kịch, thơ, tranh, ảnh…) do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu một cách hợp pháp (có thể hiểu là mua lại).

Như vậy, có thể hiểu « tác giả » chính là tổ chức hoặc cá nhân đã trực tiếp sáng tạo ra những sản phẩm trí tuệ đó. Như trong trường hợp trên, nhà văn trẻ chính là tác giả của tác phẩm kịch bản phim truyện Tài tử Cine.

>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191

Youtube video

Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Gọi: 1900.0191

Quyền tác giả gồm 2 nội dung: quyền nhân thân và quyền tài sản

a) Quyền nhân thân, gồm các quyền sau đây:

– Đặt tên cho tác phẩm;

– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

b)Quyền tài sản, gồm các quyền sau đây:

– Làm tác phẩm phái sinh (tức là tác phẩm làm mới từ tác phẩm gốc);

– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

– Sao chép tác phẩm;

– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Các quyền trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc có thể cho phép người khác thực hiện.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản nêu trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho tác giả.

Theo qui định, quyền tác giả phát sinh và được xác lập kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định – không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

1.2. Thủ tục đăng ký quyền tác giả

Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm…

Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Vì như đã nói trên, quyền tác giả hiển nhiên phát sinh và xác lập kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định.

Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lợi hại ở chỗ khi có tranh chấp thì tổ chức, cá nhân nào đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình nữa. (Trừ trường hợp có “ai đó” cũng có chứng cứ ngược lại – tức là cũng có Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với chính tác phẩm mà bạn đã được cấp giấy chứng nhận).

Tại Việt Nam, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Hồ sơ đăng ký

Có 2 trường hợp:

*Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/các đồng tác giả:

1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả – 2 bản (theo mẫu).

2. Ba bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;

3. Giấy uỷ quyền của tác giả/các đồng tác giả (có công chứng, chứng thực – 1 bản) nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

4. Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.

5. Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả (kèm theo bản chính chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng – 1 bản);

6. Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả.

7. Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu).

* Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)

1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả – 2 bản (theo mẫu).

2. Giấy Uỷ quyền của tổ chức hoặc cá nhân

3. Giấy chuyển nhượng tác phẩm từ tác giả / các đồng tác giả cho tổ chức hoặc công ty (có xác nhận chữ ký); hoặc Giấy chứng nhận tác phẩm xin đăng ký là tác phẩm được thực hiện theo nhiệm vụ công tác (1 bản);

4. Ba bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;

5. Bản sao có công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh (1 bản);

6. Tên đầy đủ, bút danh (nếu có) của tác giả/các tác giả; địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các tác giả, công ty.

7. Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả (kèm theo bản chính chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng – 1 bản);

8. Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu).

Yêu cầu đối với đơn đăng ký quyền tác giả:

– Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin theo mẫu quy định.

Người được ủy quyền phải thuộc tổ chức có đăng ký kinh doanh về chức năng đại diện đăng ký quyền tác giả.

– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một Giấy chứng nhận;

– Các thông tin khai trong Tờ khai và hồ sơ kèm theo phải thống nhất, phù hợp với nhau;

– Tờ khai và hồ sơ kèm theo phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ bằng hình thức đánh máy hoặc viết bằng mực khó phai, không tẩy xoá, không sửa chữa;

Nơi nhận hồ sơ đăng ký quyền tác giả:

Cục bản quyền tác giả

Địa chỉ : 151 Hoàng Hoa Thám, Tp. Hà Nội

Email: [email protected] /Website: www.cov.gov.vn

Nếu quí vị ở khu vực phía Nam có thể liên hệ tại :

Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ : 170 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh

Email: [email protected]

Tài liệu tham khảo:

– Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả

– Mẫu Giấy cam kết của tác giả độc lập sáng tạo

– Mẫu Giấy ủy quyền đăng ký quyền tác giả.

2. Quyền tác giả trong xuất bản

Trong ngành xuất bản Việt Nam đang tồn tại sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, thiếu sự hợp tác cùng ngành nghề. Thông tin không đầy đủ và ý thức cạnh tranh thiếu lành mạnh nhiều khi dẫn đến tranh mua bản quyền, tạo điều kiện cho đối tác nước ngoài ép giá, gây thiệt hại cho chính các nhà xuất bản của ta

Thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học

Bảo hộ quyền tác giả khuyến khích lao động sáng tạo

Tác giả, với tư cáchchủ thểsáng tạo ratác phẩm có quyền được hưởng thành quả lao động sáng tạo của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Bảo hộ quyền tác giả sẽ khuyến khích sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị phục vụ công chúng và xã hội. Chính vì lẽ đó, Tiến sỹ Kamil Idris, Tổng giám đốc tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO đã phát đi thông điệp nhân ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2007 (26/4) với tựa đề“Khuyến khích sáng tạo– khích lệ các tài năng sáng tạo và đổi mới đang tạo dựng thế giới và tương lai của chúng ta – đó là mục đích cuối cùng mà sở hữu trí tuệ đang phụng sự”.

Quyền tác giả hay bản quyền (copyright) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được hiểu là quyền độc quyền được pháp luật trao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm về việc sao chép tác phẩm và phân phối hoặc phổ biến tác phẩm đến công chúng bằng bất kỳ phương thức hoặc phương tiện nào và về việc cho phép người khác khai thác tác phẩm theo những cách thức cụ thể.

Khái niệm quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả đã có từ rất lâu trên thế giới, bắt đầu từ các nước phương Tây. Lịch sử bản quyền gắn với việc phát minh ra kỹ thuật in ấn. Sau khi Johannes Gutenberg phát minh ra kỹ thuật và máy in mới (khoảng giữa thế kỷ 15), các bản sao chép lại của một tác phẩm bắt đầu có thể được sản xuất với số lượng lớn một cách dễ dàng hơn. Nhưng để đi đến các quy định có tính pháp lý về quyền tác giả vẫn còn một chặng đường dài. Mãi tới năm 1710, trong một bộ luật tại nước Anh, với Statue of Anne, lần đầu tiên quyền độc quyền sao chép của tác giả mới được pháp luật công nhận. Tại Việt Nam, khái niệm quyền tác giả tuy rất mới mẻ, song quyền này đã được ghi rõ trong Hiến pháp: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.”

>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191

Youtube video

Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Gọi: 1900.0191

Bảo hộ quyền tác giả là biện pháp hữu hiệu khuyến khích lao động sáng tạo và phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống văn hóa, xã hội và là động lực tăng trưởng kinh tế tại mỗi quốc gia.

Luật bản quyền và Luật xuất bản

Các quy định pháp luật về bản quyền và bảo hộ quyền tác giả ở mỗi nước có thể có sự khác biệt nhất định về hình thức. Có nước thì Luật bản quyền nằm độc lập, nhưng cũng có quốc gia như nước ta thì các quy định pháp luật về bản quyền lại nằm trong Luật sở hữu trí tuệ và Bộ luật dân sự. Song về nội dung cơ bản thì nó giống nhau và phù hợp với các Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả. Một trong những nội dung mang tính nguyên tắc là: tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng quyền tác giả phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản (có nước gọi là quyền tinh thần và quyền kinh tế). Quyền nhân thân gồm các quyền đặt tên chotác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bốtác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Quyền tài sản gồm các quyền làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Luật xuất bản của ta (năm 2004) dành hẳn một điều (Điều 19) quy định Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản:Việc xuất bản tác phẩm, tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có hợp đồng với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của pháp luật”. Còn Khoản 1, Điều 5 quy định: “Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả” và Khoản 3, Điều 6 quy định: “Nhà nước mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội”. Đây là lần đầu tiên Luật xuất bản Việt Nam đề cập nhiều điều liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, so sánh với Luật xuất bản của nhiều quốc gia khác trên thế giới thì Luật xuất bản Việt Nam mới chỉ đề cập đến những quy định chung nhất về quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản. Ở các quốc gia khác như nước Đức chẳng hạn, Luật xuất bản gắn chặt với việc bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản. Mặc dù ở Đức có một bộ luật dành riêng cho quyền tác giả và quyền liên quan – Gesetz überUrheberrecht und verwandte Schutzrechte, nhưng Luật xuất bản của Đức – Verlagsgesetz (ra đời từ năm 1901), ghi ngay tại điều đầu tiên rằng: “Luật xuất bản quy định các quan hệ pháp lý giữa tác giả và nhà xuất bản”. Phần lớn nội dung các điều tiếp theo đều thể hiện mối quan hệ pháp lý này. Tâm điểm của Luật xuất bản là hợp đồng xuất bản giữa tác giả và nhà xuất bản. Các nội dung trong Luật xuất bản của Đức đề cao vai trò quyết định trong hoạt động xuất bản của người sáng tạo ra tác phẩm, ví dụ: tác giả là người quyết định cho phép ai xuất bản tác phẩm của mình; cuốn sách mẫu phải đưa cho tác giả đọc kiểm tra trước khi in hàng loạt, v.v…

Xây dựng môi trường lành mạnh cho hoạt động xuất bản

Với việc tham gia Công ước Berne vềBảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, Việt Nam đã cam kết với thế giới về việc xây dựng và tuân thủ các biện pháp bảo hộ quyền tác giả, đấu tranh chống nạn vi phạm quyền tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên, sau 3 năm vào Công ước Berne, tình trạng vi phạm quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản ở nước ta vẫn còn đáng báo động.

Xâm phạm quyền tác giả sẽ triệt tiêu sự sáng tạo và kìm hãm sự phát triển của ngành xuất bản. Có rất nhiều loại hành vi xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản và phát hành xuất bản phẩm đang tồn tại khá phổ biến, đó là: xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật; nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. Trong tất cả các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản thì hành vi in lậu vẫn là phổ biến và nghiêm trọng nhất. Sách bán chạy thường bị in lậu rất nhanh. Hậu quả là thiệt hại kinh tế và thiệt hại uy tín cho tác giả và nhà xuất bản. Đây thực sự là nỗi lo thường trực của các nhà xuất bản Việt Nam.

Công tác quản lý chưa hiệu quả và chế tài xử phạt nhẹ là các nguyên nhân khiến nạn in lậu sách vẫn hoành hành. Việc xử lý vi phạm quyền tác giả xuất bản phẩm phải nhằm tới tất cả các đối tượng từ khâu in sách lậu tới khâu tiêu thụ sách lậu mới có thể đẩy được nguồn sách lậu ra khỏi thị trường tiêu thụ sách. Và cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật xử lý vi phạm quyền tác giả có tính răn đe hơn. Tại các nước trên thế giới, chế tài xử lý các vi phạm kiểu này thường rất nghiêm khắc, những kẻ xâm hại quyền tác giả có thể bị xử lý hình sự.

Để xây dựng môi trường lành mạnh cho hoạt động xuất bản tại Việt Nam, ngoài việc đấu tranh chống xâm phạm chủ thể quyền còn phải cải thiện ý thức và thái độ ứng xử đối với tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Phải đặt mạng lưới tác giả và cộng tác viên vào vai trò quyết định thành bại của hoạt động xuất bản. Các quy định và chính sách xuất bản của ta chưa thể hiện đầy đủ sự gắn kết quyền lợi giữa tác giả và nhà xuất bản, thể hiện ngay trong phương pháp trả nhuận bút trên cơ sở tổng giá bán lẻ và số lượng bản in(ở các nước khác, người ta tính nhuận bút trên cơ sở tổng giá bán lẻ và số lượng sách tiêu thụ. Làm như vậy sẽ có sự gắn kết hơn về quyền lợi giữa tác giả và nhà xuất bản).

Trong ngành xuất bản Việt Nam đang tồn tại sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, thiếu sự hợp tác cùng ngành nghề. Thông tin không đầy đủ và ý thức cạnh tranh thiếu lành mạnh nhiều khi dẫn đến tranh mua bản quyền, tạo điều kiện cho đối tác nước ngoài ép giá, gây thiệt hại cho chính các nhà xuất bản của ta. Cần tạo hình thức nào đó để các nhà xuất bản có đầy đủ thông tin và có thể hợp tác với nhau để cùng bảo vệ quyền lợi cho mình, tránh lãng phí hoặc làm thiệt hại đến lợi ích của nhau trong việc mua bản quyền nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này thì vai trò của hiệp hội xuất bản là rất quan trọng.

Hội chợ sách tại Việt Nam chưa là nơi trao đổi, mua bán quyền tác giả. Hội chợ sách ở nước ta thiên về chợ bán lẻ, bán sách hạ giá. Tư duy kiểu “chợ sách” này còn được chúng ta mang sang thể hiện cả tại các hội chợ sách quốc tế ở nước ngoài. Cần thay đổi tư duy và cách thức tổ chức và tham gia hội chợ sách theo đúng thông lệ quốc tế để hội chợ sách thực sự là nơi trao đổi, mua bán bản quyền, ký kết hợp đồng kinh doanh sách và đồng thời là nơi gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa các nhà xuất bản, các nhà phát hành sách, các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và công chúng.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, các loại hình tác phẩm đều có thể tồn tại trong môi trường kỹ thuật số. Qua internet và các công nghệ khác của “thời đại số”, người ta dễ dàng sao chép và phổ biến tác phẩm. Vì vậy, công nghệ này cũng tạo cơ hội cho việc phát sinh các hình thức khai thác và sử dụng bất hợp pháp mới, ví dụ đăng tải tác phẩm qua internet mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền. Đây cũng là các thách thức mới trong công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả.

Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan sắp ban hành có quy định xử phạt tiền từ 1 đến 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động sao chép (in, nhân bản) xuất bản phẩm và hành vi xâm phạm quyền tác giả trong hoạt động phân phối xuất bản phẩm. Ngoài ra, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 3 đến 6 tháng; bị tịch thu hàng hóa vi phạm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện và thiết bị được sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm. Hy vọng với mức xử phạt này và với quyết tâm cao của các cơ quan thực thi bảo hộ quyền tác giả sẽ đủ sức ngăn chặn các hoạt động xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản, góp phần tạo môi trường lành mạnh để ngành xuất bản Việt Nam phát triển./.

Luật LVN Group biên tập

3. Tư vấn quyền của tác giả tác phẩm văn học?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi muốn hỏi là tác giả của một tác phẩm văn học có những quyền gì đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra?
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Người gửi: L.T.D

Tư vấn quyền của tác giả tác phẩm văn học?

Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ (24/7) gọi số: 1900.0191

Trả lời:

Theo quy đinnh hiện hành của luật sở hữu trí tuệ thì tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm sẽ có đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm đó. Cụ thể, các quyền nhân thân và quyền tài sản này được quy định tại các điều 19 và 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009:

“Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

“Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”

4. Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào?

Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Gọi:1900.0191

1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền:

– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

– Quyền tài sản;

– Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

+ Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;

+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;

+ Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;

+ Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

– Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;

+ Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

+ Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.

– Quyền của tổ chức phát sóng

+ Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

a) Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;

b) Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;

c) Định hình chương trình phát sóng của mình;

d) Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.

2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân : Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn; Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

3. Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

5. Dịch vụ đăng ký bảo hộ Luật LVN Group

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật, gọi: 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật LVN Group