1. Chất phóng xạ là gì?

Chất phóng xạ là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ.

Chất thải phóng xạ là chất thải chứa chất phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ phải thải bỏ.

2. Vật liệu hạt nhân nguồn là gì?

Vật liệu hạt nhân nguồn là một trong các vật liệu sau đây: urani, thori dưới dạng quặng hoặc đuôi quặng; urani chứa thành phần đồng vị urani 235 ít hơn urani trong tự nhiên; các quặng chứa thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng; các hợp chất của thori và urani khác chưa đủ hàm lượng để được xác định là vật liệu hạt nhân.

Vật liệu hạt nhân là vật liệu có khả năng phân hạch bao gồm plutoni có hàm lượng đồng vị plutoni 238 không lớn hơn 80%, urani 233, urani đã làm giàu đồng vị urani 235 hoặc đồng vị urani 233, urani có thành phần đồng vị như trong tự nhiên trừ urani dưới dạng quặng hoặc đuôi quặng.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đóng gói, vận chuyển và vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 08/2010/TT-BLHCN, Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đóng gói, vận chuyển và vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo mẫu 03-II/ATBXHN hoặc mẫu 04-II/ATBXHN tương ứng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

3. Phiếu khai báo nhân viên áp tải hàng theo mẫu 02-I/ATBXHN quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

4. Báo cáo đánh giá an toàn đối với việc đóng gói, vận chuyển hoặc vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân theo mẫu 07-III/ATBXHN quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

5. Hợp đồng vận chuyển nếu bên gửi hàng khác với bên vận chuyển;

6. Bản sao chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách ứng phó sự cố. Trường hợp chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này cùng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

Thông tin trong hồ sơ phải chính xác. Các loại văn bằng, chứng chỉ hoặc các loại giấy tờ khác có quy định thời hạn phải còn hiệu lực trong thời gian xử lý hồ sơ. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt. Bản sao, bản dịch phải được công chứng hoặc có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

Hồ sơ được nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi qua bưu điện.

4. Thủ tục cấp Giấy phép đóng gói, vận chuyển và vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ

Căn cứ quy định tại Điều 23 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN thì Bộ Khoa học và Công nghệ cấp:

– Giấy phép vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;

– Giấy phép đóng gói, vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nộp hồ sơ tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và nộp phí, lệ phí cấp giấy phép, cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp phép, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm trình Bộ Khoa học và Công nghệ, cũng trong thời hạn này Bộ khoa học công nghệ phải tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép.

Trường hợp không đồng ý cấp giấy phép hoặc chứng chỉ nhân viên bức xạ thì chậm nhất trong thời hạn quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, cấp chứng chỉ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy phép vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân quá cảnh lãnh thổ Việt Nam có thời hạn 06 tháng. (Điều 25 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN)

5. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ

>>> Mẫu 03-II/ATBXHN ban hành tại Phụ lục II Thông tư 08/2010/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ
(Đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân)

Kính gửi: ……………. 1…………………………

1. Tên tổ chức2/cá nhân đề nghị cấp giấy phép:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                     4. Fax:

5. E-mail:

6. Người đứng đầu tổ chức3:

– Họ và tên:

– Chức vụ:

– Số giấy CMND / Hộ chiếu:

7. Đề nghị cấp giấy phép đóng gói, vận chuyển với thông tin như sau:

– Ngày dự kiến vận chuyển:

– Tuyến đường vận chuyển:

– Phương tiện vận chuyển:

– Số kiện hàng chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân:

8. Thông tin bên vận chuyển:

– Tên tổ chức / cá nhân:

– Địa chỉ:

– Điện thoại:                                           Fax:

– E-mail:

9. Thông tin bên nhận hàng:

– Tên tổ chức / cá nhân:

– Địa chỉ:

– Điện thoại:                                           Fax:

– E-mail:

10. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)

(3)

Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép.

 

 

….., ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

1 Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.

2 Tổ chức đề nghị cấp giấy phép là tổ chức có quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh, có con dấu riêng do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và phải trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

3 Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức gửi hàng. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thì chỉ cần khai Số giấy CMND / Hộ chiếu.

6. Vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân quá cảnh lãnh thổ Việt Nam

Mẫu 04-II/ATBXHN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ
(Vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân quá cảnh lãnh thổ Việt Nam)

Kính gửi: ……………. 1……………….

1. Tên tổ chức2/cá nhân đề nghị cấp giấy phép:

2. Địa chỉ:                                                           3. Quốc gia:

4. Điện thoại:                                                       5. Fax:

6. E-mail:

7. Người đứng đầu tổ chức3:

– Họ và tên:

– Chức vụ:

– Số giấy CMND / Hộ chiếu:

8. Đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân quá cảnh lãnh thổ Việt Nam với thông tin như sau:

– Ngày dự kiến vào Việt Nam:

– Ngày dự kiến ra khỏi Việt Nam:

– Tuyến đường vận chuyển thuộc lãnh thổ Việt Nam:

– Phương tiện vận chuyển:

– Số kiện hàng chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân:

9. Thông tin bên nhận hàng:

– Tên tổ chức / cá nhân:

– Địa chỉ:

– Quốc gia:

– Điện thoại:                                           Fax:

– E-mail:

10. Thông tin bên vận chuyển:

– Tên tổ chức / cá nhân:

– Địa chỉ:

– Điện thoại:                                          Fax:

– E-mail:

11. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)

(3)

Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép.

 

 

….., ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

1 Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.

2 Tổ chức đề nghị cấp giấy phép là tổ chức có quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh, có con dấu riêng do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và là tổ chức trực tiếp gửi hàng.

3 Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thì không phải khai mục này.

7. Phiếu khai báo nhân viên áp tải hàng trong vận chuyển

Mẫu 02-I/ATBXHN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

PHIẾU KHAI BÁO NHÂN VIÊN ÁP TẢI HÀNG TRONG VẬN CHUYỂN

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                      4. Fax:

5. Email:

II. NHÂN VIÊN ÁP TẢI HÀNG

1. Họ và tên:

2. Giới tính:

3. Ngày tháng năm sinh:

4. CMND / Hộ chiếu:

– Số CMND/ Hộ chiếu:

– Ngày cấp:

– Nơi cấp:

5. Trình độ nghiệp vụ:

6. Tổ chức nơi đang làm việc:

7. Điện thoại:

8. Giấy chứng nhận đào tạo về an toàn bức xạ:

– Số giấy chứng nhận:

– Ngày cấp:

– Cơ quan cấp:

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

……., ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

8. Báo cáo đánh giá an toàn trong đóng gói, vận chuyển hay vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ

Mẫu 07-III/ATBXHN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Ghi rõ tên công việc bức xạ là Đóng gói, vận chuyển hay Vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn hay vật liệu hạt nhân)

Phần I. Bên gửi hàng, bên vận chuyển và bên nhận hàng

– Tên tổ chức đề nghị cấp giấy phép; địa chỉ nơi đặt trụ sở chính; địa chỉ gửi thư (nếu khác so với địa chỉ nơi đặt trụ sở chính); điện thoại liên lạc, số fax, e-mail.

– Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail) của người đứng đầu tổ chức bên gửi hàng.

– Tên tổ chức bên vận chuyển; địa chỉ nơi đặt trụ sở chính; địa chỉ gửi thư (nếu khác so với địa chỉ nơi đặt trụ sở chính); điện thoại liên lạc, số fax, e-mail.

– Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail) của người đứng đầu tổ chức bên vận chuyển.

– Tên tổ chức bên nhận hàng; địa chỉ nơi đặt trụ sở chính; địa chỉ gửi thư (nếu khác so với địa chỉ nơi đặt trụ sở chính); điện thoại liên lạc, số fax, e-mail.

– Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail) của người đứng đầu tổ chức bên nhận hàng.

Phần II. Kiện hàng, lô hàng và phương tiện vận chuyển

– Chỉ rõ phân loại nhóm, hạng của kiện hàng theo hoạt độ tổng trong kiện và hoạt độ riêng của chất phóng xạ.

– Mô tả cấu trúc che chắn của kiện hàng.

– Mô tả cách đánh dấu, dán nhãn trên mặt ngoài kiện hàng và thông tin được mô tả trong nhãn kiện hàng.

– Mô tả thông tin đối với chất phóng xạ hoặc vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn trong từng kiện hàng:

Đối với kiện hàng chứa chất phóng xạ dạng nguồn kín, liệt kê đầy đủ và mô tả chi tiết về số lượng, mã hiệu, số hiệu, đặc trưng kỹ thuật, hoạt độ phóng xạ của từng nguồn phóng xạ trong kiện.

Đối với kiện cùng chứa chất phóng xạ dạng nguồn hở, nêu rõ tên chất phóng xạ, đặc trưng kỹ thuật và tổng hoạt độ.

Đối với vật liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân nguồn, nêu rõ tên, đặc trưng kỹ thuật và khối lượng tổng cộng trong kiện.

Đối với các lô hàng gồm các kiện trong côngtenơ, ghi chi tiết nội dung của mỗi kiện bên trong côngtenơ và tổng hoạt độ của từng côngtenơ.

– Mô tả phương tiện vận chuyển, bao gồm: loại phương tiện dùng vận chuyển, kích thước phương tiện, cách xếp kiện hàng trên phương tiện, biện pháp gia cố kiện hàng trên phương tiện khi vận chuyển. Trường hợp vận chuyển quá cảnh phải khai rõ số đăng ký của phương tiện vận chuyển kèm theo ảnh chụp của phương tiện vận chuyển.

– Mô tả cách sử dụng biển cảnh báo trên côngtennơ, phương tiện vận chuyển.

Phần III. Kế hoạch bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ

– Chỉ rõ mức bức xạ cực đại tại bề mặt kiện hàng, chỉ số vận chuyển TI và mức độ nhiễm bẩn phóng xạ trên bề mặt của kiện hàng. Trường hợp vận chuyển nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng thì phải chỉ rõ chỉ số tới hạn của kiện hàng.

– Đánh giá mức bức xạ tại các vị trí có người trên phương tiện và xung quanh thành phương tiện, gầm phương tiện.

– Họ tên, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail), trình độ chuyên môn, chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận) của người áp tải hàng.

– Tên và đặc trưng kỹ thuật của thiết bị đo bức xạ sử dụng trong quá trình vận chuyển.

– Biện pháp kiểm soát liều chiếu xạ đối với lái phương tiện, nhân viên áp tải hàng và người đi cùng trên phương tiện.

– Quy trình vận chuyển, bao gồm từ khâu kiểm tra kiện hàng, xếp kiện hàng lên phương tiện, đo kiểm tra trước khi vận chuyển, quy định trong trường hợp dừng phương tiện trên đường vận chuyển, bốc dỡ kiện hàng tại điểm dỡ hàng trung gian, bốc dỡ hàng tại kho tiếp nhận.

– Nội dung việc lập và lưu giữ hồ sơ về chuyến hàng.

– Mô tả biện pháp bảo đảm an ninh theo quy định của pháp luật.

Phần IV. Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ

Trình bày kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, bao gồm các nội dung:

– Quy trình ứng phó cho từng tình huống sự cố: kiện hàng bị hư hỏng, nhiễm bẩn phóng xạ; phương tiện vận chuyển gặp tai nạn; kiện hàng rơi khỏi phương tiện; kiện hàng bị đánh cắp; giao thông ùn tắc trên đường vận chuyển; kiện hàng không có người nhận.

– Danh sách các số điện thoại khẩn cấp để liên lạc khi có sự cố.

– Danh sách nhân viên chịu trách nhiệm tham gia ứng phó sự cố.

– Chương trình phổ biến kế hoạch ứng phó sự cố cho nhân viên chịu trách nhiệm ứng phó sự cố.

Phần VIII. Các tài liệu kèm theo

– Bản sao chứng chỉ đào tạo an toàn bức xạ của người áp tải hàng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group