1. Xuất bản phẩm là gì?

Luật xuất bản 2012 giải thích: Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:

a) Sách in;

b) Sách chữ nổi;

c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;

d) Các loại lịch;

đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

2. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

Theo quy định tại Điều 38 Luật xuất bản, Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhập khẩu xuất bản phẩm vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải có giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm bao gồm:

a) Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải thường trú tại Việt Nam, có văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

Trong đó văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp cho người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải là bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm.

Trường hợp người đứng đầu cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác, phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

c) Có đội ngũ nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách trong trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.

d) Có ít nhất 05 (năm) nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách, cụ thể: Phải có thâm niên công tác trong hoạt động xuất bản ở Việt Nam từ 05 năm trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác nhưng có trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu thẩm định nội dung sách nhập khẩu và có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

3. Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm;

b) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

c) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm kèm theo bản sao có chứng thực văn bằng hoặc giấy chứng nhận;

d) Danh sách nhân viên thẩm định nội dung sách đối với trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng. Việc cấp lại giấy phép thực hiện như sau:

a) Cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm có đơn đề nghị cấp lại giấy phép gửi Bộ Thông tin và Truyền thông kèm theo bản sao giấy phép đã được cấp (nếu có);

b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; trường hợp không cấp lại giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Trong quá trình hoạt động, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm không duy trì đủ điều kiện được cấp phép bị thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm.

5. Đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh

Theo quy định tại Điều 39 Luật xuất bản thì việc đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được thực hiện như sau:

Việc nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh phải do cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm thực hiện.

Trước khi nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải lập hồ sơ đăng ký nhập khẩu gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký bằng văn bản; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Trường hợp có sự thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký xuất bản phẩm nhập khẩu đã được xác nhận đăng ký, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải có văn bản báo cáo về nội dung thông tin thay đổi, đồng thời đăng ký những thông tin mới (nếu có) với Bộ Thông tin và Truyền thông để xác nhận đăng ký bổ sung.

Văn bản xác nhận đăng ký của Bộ Thông tin và Truyền thông là căn cứ pháp lý để cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan và có giá trị cho đến khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu.

Trường hợp phát hiện nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền từ chối xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm hoặc yêu cầu thẩm định nội dung xuất bản phẩm đó trước khi xác nhận đăng ký nhập khẩu.

Căn cứ quy định tại Điều 19 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT, Hồ sơ, cách thức đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh quy định tại Điều 39 Luật xuất bản được thực hiện như sau:

Hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh gồm:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm;

b) Ba (03) bản danh mục xuất bản phẩm đăng ký nhập khẩu.

Hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu chính hoặc nộp trực tuyến theo hướng dẫn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Cục Xuất bản, In và Phát hành.

Trường hợp có sự thay đổi thông tin trong danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu đã được xác nhận đăng ký, cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải có văn bản báo cáo về nội dung thông tin thay đổi, đồng thời đăng ký những thông tin mới (nếu có) với Cục Xuất bản, In và Phát hành để xác nhận đăng ký bổ sung.

6. Từ chối xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh

Từ chối xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được quy định tại Điều 15 Nghị định 195/2013/NĐ-CP. Theo đó:

Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh đối với cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm trong các trường hợp sau đây:

– Xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

– Xuất bản phẩm nhập khẩu đã được yêu cầu thẩm định nội dung nhưng cơ sở nhập khẩu không báo cáo kết quả thẩm định nội dung;

– Không chấp hành biện pháp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật;

– Các trường hợp khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.

7. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

 TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT  NAM

         TÊN CƠ SỞ NHẬP KHẨU                                         Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

          Số:………/…….. (nếu có)                                          ……, ngày……. tháng….… năm………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp/cấp lại giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

Kính gửi: Cục Xuất bản, In và Phát hành

Tên cơ sở (doanh nghiệp) đề nghị cấp giấy phép:……………………………………………………………………………….

Trụ sở:……………………………………………………………………………………

Điện thoại:……………………………………………………………………………….

E-mail:…………………………………………………………………………………

Website(nếu có):…………………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế…………………………………………………….

Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật và điều ước quốc tế có liên quan về hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm, doanh nghiệp chúng tôi đề nghị được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm trực tiếp của nước ngoài.

Doanh nghiệp chúng tôi cam kết đảm bảo đầy đủ các điều kiện và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm sau khi được cấp giấy phép.

Kèm theo đơn này các tài liệu theo quy định:…………………………………………[1]

Đề nghị Cục Xuất bản, In và Phát hành xem xét, cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm./.

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

 (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

  

8. Đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh

               TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)            

TÊN CƠ SỞ NHẬP KHẨU

Số:………/…….. (nếu có)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT  NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

……, ngày……. tháng….… năm………

ĐƠN ĐĂNG KÝ

Nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh 

Kính gửi: Cục Xuất bản, In và Phát hành

Tên cơ sở nhập khẩu:……………………………………………………………………. ……đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh với các thông tin sau đây:

– Tổng số tên xuất bản phẩm:……………………………………………………………………………….

– Tổng số bản:………………………………………………………………………………….

– Tổng số băng, đĩa hoặc các hình thức khác…………………………………………………………………………………

– Từ nước (xuất xứ):………………………………………………………………………………….

– Tên nhà cung cấp/Nhà xuất bản:………………………………………………………………………………….

– Cửa khẩu nhập:………………………………………………………………………………..

Chúng tôi cam kết thực hiện kiểm tra nội dung xuất bản phẩm trước khi phát hành, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu xuất bản phẩm theo đúng các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm.

Kèm theo văn bản này là 03 bản danh mục xuất bản phẩm đăng ký nhập khẩu. (cơ sở nhập khẩu đăng ký thủ tục này trên Cổng Thông tin Một cửa Quốc gia không phải gửi văn bản kèm 03 bản danh mục xuất bản phẩm đăng ký nhập khẩu).

Đề nghị Cục Xuất bản, In và Phát hành xem xét và xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh cho chúng tôi./.

 

Nơi nhận:

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

  • Như trên;

(Ký tên, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

  • Lưu: VT……

 

 

 

 

 

[1]  Chú thích:

Các tài liệu kèm theo đơn gồm:

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao (xuất trình bản chính để đối chiếu): Lý lịch,  Căn cước công dân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép người đứng đầu cơ sở nhập khẩu thường trú tại Việt Nam;

– Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành) cấp;

– Danh sách nhân viên thẩm định nội dung sách.

 

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)                           

TÊN CƠ SỞ ĐỀ NGHỊ…                            

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                            ……, ngày…….. tháng…….. năm…….

DANH SÁCH

Nhân viên thẩm định nội dung sách nhập khẩu

Kèm theo đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm                   

 

Số TT

 

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Trình độ

nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn

Trình độ ngoại ngữ

Thâm niên công tác trong hoạt động xuất bản tại Việt Nam

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi cam kết các thông tin về nhân viên thẩm định nội dung sách nhập khẩu trong danh sách trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về sự chính xác của các thông tin này./.                                            

                                                             NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

                                                              (Ký tên, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

Chú thích:

(4): Ghi thông tin về số hiệu của giấy chứng nhận và ngày, tháng, năm được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm;

(5): Ghi cụ thể chuyên ngành đào tạo trên văn bằng, số hiệu, ngày, tháng, năm được cấp và tên cơ quan, cơ sở đào tạo cấp bằng tốt nghiệp đại học trở lên.

(6): Ghi cụ thể chuyên ngành ngoại ngữ được đào tạo (tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc,v.v…), số hiệu, ngày, tháng, năm được cấp và tên cơ quan, cơ sở đào tạo cấp bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

(7): Ghi số năm công tác, tên cơ quan, đơn vị nơi đã công tác, số và ngày, tháng, năm được cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group