1. Hoạt động điện lực là gì?
Hoạt động điện lực là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.
2. Điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực
Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP)
Điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng mục công trình xây dựng khác áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng.
Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm: Tư vấn thiết kế công trình điện và tư vấn giám sát thi công công trình điện.
Công trình điện bao gồm:
a) Nhà máy điện: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn);
b) Công trình đường dây và trạm biến áp.
Bảng phân hạng về quy mô của công trình điện áp dụng trong hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực:
|
Thủy điện, điện gió, điện mặt trời |
Nhiệt điện |
Đường dây và trạm biến áp |
Hạng 1 |
Không giới hạn quy mô công suất |
Không giới hạn quy mô công suất |
Không giới hạn quy mô cấp điện áp |
Hạng 2 |
Đến 300 MW |
Đến 300 MW |
Đến 220 kV |
Hạng 3 |
Đến 100 MW |
|
Đến 110 kV |
Hạng 4 |
Đến 30 MW |
|
Đến 35 kV |
3. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực
3.1. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy thủy điện
Điều 39 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định:
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc thủy điện hoặc thủy lợi; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
– Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, thủy lợi, thủy điện, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
3.2. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời
Điều 39a được bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP vào Nghị định 137/2013/NĐ-CP, theo đó:
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc năng lượng tái tạo; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
– Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, năng lượng tái tạo, điện xây dựng, năng lượng tái tạo, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
3.3. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy nhiệt điện
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình nhà máy nhiệt điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc nhiệt điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
– Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, điện, nhiệt điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
3.4. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp
Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 137/2020/NĐ-CP:
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
– Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.”
3.5. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện
Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 137/2013/NĐ-CP:
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc thủy điện hoặc thủy lợi; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.
– Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, thủy lợi, thủy điện, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.”
3.6. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời
Theo quy định tại Điều 42a Nghị định 137/2013/NĐ-CP:
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc năng lượng tái tạo; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.
– Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, năng lượng tái tạo, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.
3.7. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy nhiệt điện
Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 137/2013/NĐ-CP:
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy nhiệt điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Là tổ chức có đội ngũ chuyên gia tư vấn, trong đó chuyên gia tư vấn chính phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, địa chất, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự, có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã tham gia giám sát thi công ít nhất một công trình nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất tương đương và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng phù hợp.
– Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, điện, nhiệt điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.
3.8. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp
Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 137/2013/NĐ-CP thì:
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án công hình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.
– Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 21/2020/TT-BCT, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
3. Danh sách trích ngang chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chức danh giám sát trưởng và các chuyên gia tư vấn khác theo Mẫu 3a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các chuyên gia tư vấn.
4. Tài liệu chứng minh kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn (Quyết định phân công nhiệm vụ, giấy xác nhận của các đơn vị có dự án mà chuyên gia đã thực hiện hoặc các tài liệu có giá trị tương đương).
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với Tư vấn chuyên ngành điện lực, bao gồm:
– Tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương;
– Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương.
5. Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 21/2020/TT-BCT thì:
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực gửi cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực 01 bộ hồ sơ và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Thực hiện gửi trực tiếp, qua đường dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực (nếu có).
Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực không qua trực tuyến được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ. Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ;
b) Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản. Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
d) Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Giấy phép hoạt động điện lực được cấp gồm 03 bản chính: 01 bản giao cho đơn vị được cấp giấy phép, 02 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc cấp giấy phép thuộc thẩm quyền theo hình thức trực tuyến (nếu có) phù hợp với quy định tại Thông tư này.
6. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực
(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/… |
…, ngày … tháng … năm … |
ĐỀ NGHỊ
Cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép hoạt động điện lực
Kính gửi: 1………………………………………………………
Tên tổ chức đề nghị:…………………………………………………………………………………
Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):……………………………………………………………
Có trụ sở chính tại:…………. Điện thoại:………… Fax:………..; Email:………………..
Văn phòng giao dịch tại (nếu có):…….. Điện thoại:……… Fax:……; Email:……….
Thành lập theo Giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:……. ngày… tháng… năm…
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do… cấp, mã số doanh nghiệp………, đăng ký lần… ngày… tháng… năm…
Giấy phép hoạt động điện lực số:….. do……. cấp ngày…………………….. (nếu có).
Ngành nghề đăng ký kinh doanh:……………………………………………………………….
Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho lĩnh vực, phạm vi, thời hạn hoạt động sau đây:
– …………………………………………………………………………………………………………….
– …………………………………………………………………………………………………………….
Các giấy tờ kèm theo:
– …………………………………………………………………………………………………………….
– …………………………………………………………………………………………………………….
Đề nghị2… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho… (tên tổ chức đề nghị).
…(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp phép, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.
|
LÃNH ĐẠO |
___________________
1 Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương.
2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group