1. Một số thuật ngữ

Theo quy định của Thông tư 08/2010/TT-BKHCN:

Vận hành thiết bị chiếu xạ là việc sử dụng máy gia tốc, thiết bị xạ trị hoặc thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu.

Sử dụng thiết bị bức xạ là việc sử dụng thiết bị bức xạ có gắn nguồn phóng xạ hoặc thiết bị phát tia X, không bao gồm máy gia tốc, thiết bị xạ trị, thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu.

Sử dụng chất phóng xạ là việc sử dụng nguồn phóng xạ hở và các nguồn phóng xạ kín rời không được gắn trong thiết bị.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ, sử dụng thiết bị bức xạ và sử dụng chất phóng xạ

Điều 10 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN quy định, Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ, sử dụng thiết bị bức xạ và sử dụng chất phóng xạ gồm: 

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo mẫu 01-II/ATBXHN quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo mẫu 01-I/ATBXHN quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

3. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, máy gia tốc, thiết bị phát tia X, máy phát nơtron theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

4. Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc vận hành thiết bị chiếu xạ, sử dụng thiết bị bức xạ hoặc sử dụng chất phóng xạ theo mẫu 01-III/ATBXHN quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

5. Bản sao quyết định thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy đăng ký hành nghề. Trường hợp các loại giấy tờ này bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ký quyết định thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký hành nghề;

6. Bản sao tài liệu của nhà sản xuất cung cấp thông tin như được khai trong phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, máy gia tốc, thiết bị phát tia X, máy phát nơtron. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin này, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải tiến hành xác định lại hoạt độ, tên đồng vị phóng xạ của nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở và các thông số kỹ thuật của máy gia tốc, thiết bị phát tia X, máy phát nơtron;

7. Bản sao hợp đồng dịch vụ xác định liều chiếu xạ cá nhân với tổ chức, cá nhân được cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;

8. Bản sao chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn và nhân viên đảm nhiệm công việc được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Năng lượng nguyên tử. Trường hợp chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này cùng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;

9. Bản dịch các tài liệu tiếng nước ngoài.

Các quy định tại Điều này không áp dụng đối với việc đề nghị cấp giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế.

3. Thẩm quyền cấp giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ

Điều 23 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN quy định về thẩm quyền cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ như sau:

1. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp các loại giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ sau:

a) Giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ;

b) Giấy phép sản xuất chất phóng xạ;

c) Giấy phép chế biến chất phóng xạ;

d) Giấy phép vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;

đ) Giấy phép đóng gói, vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;

e) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;

g) Chứng chỉ nhân viên bức xạ cho kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân, trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân, người quản lý nhiên liệu hạt nhân, nhân viên vận hành lò phản ứng hạt nhân.

2. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp các loại giấy phép tiến hành công việc bức xạ và chứng chỉ nhân viên bức xạ, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và khoản 3 Điều này;

……………………..

4. Trường hợp cơ sở y tế tiến hành nhiều công việc bức xạ, trong đó có sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế đồng thời sử dụng chất phóng xạ (y học hạt nhân) hoặc vận hành thiết bị chiếu xạ (xạ trị) thì có thể đề nghị Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc Sở Khoa học và Công nghệ địa phương cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn.

Theo đó, thẩm quyền cấp giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ thuộc về Bộ khoa học và công nghệ. Còn giấy phép sử dụng chất phóng xạ, sử dụng thiết bị bức xạ thuộc thẩm quyền của Cục an toàn bức xạ và hạt nhân.

Lưu ý thêm: Đối với cơ sở y tế tiến hành nhiều công việc bức xạ, trong đó có sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế đồng thời sử dụng chất phóng xạ (y học hạt nhân) hoặc vận hành thiết bị chiếu xạ (xạ trị) thì có thể đề nghị Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc Sở Khoa học và Công nghệ địa phương cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn.

4.  Thủ tục cấp giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ

Điều 24 Thông tư 08/2010/TT-BKHCN quy định về thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ. Theo đó:

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ nộp hồ sơ tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và nộp phí, lệ phí cấp giấy phép, cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày (trừ giấy phép vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và giấy phép vận hành nhà máy điện hạt nhân), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm thẩm định và cấp phép sử dụng chất phóng xạ, sử dụng thiết bị bức xạ và trình Bộ Khoa học và Công nghệ hồ sơ đề nghị cấp phép vận hành thiết bị chiếu xạ.

Giấy phép do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp theo mẫu 01-V/ATBXHN quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Giấy phép do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp theo mẫu 02-V/ATBXHN quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp không đồng ý cấp giấy phép thì chậm nhất trong thời hạn quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, cấp chứng chỉ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ có thời hạn 05 năm. Giấy phép sử dụng chất phóng xạ, sử dụng thiết bị bức xạ có thời hạn 03 năm.

5. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ

>>> Mẫu 01-II/ATBXHN Ban hành kèm theo Thông tư 08/2010/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BỨC XẠ
(vận hành thiết bị chiếu xạ, sử dụng thiết bị bức xạ, sử dụng chất phóng xạ 1)

Kính gửi: ……………. 2 …………………………………….

1. Tên tổ chức3/cá nhân đề nghị cấp giấy phép:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                     4. Fax:

5. E-mail:

6. Người đứng đầu tổ chức4:

– Họ và tên:

– Chức vụ:

– Số giấy CMND / Hộ chiếu:

7. Đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ sau:

TT

Tên công việc bức xạ

Nơi tiến hành công việc bức xạ

1

   

2

   

…..

   

8. Các tài liệu kèm theo:

(1)

(2)

Tôi cam đoan các khai báo là đúng sự thật, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và các điều kiện ghi trong giấy phép.

 

 

….., ngày … tháng … năm …

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

1 Ghi rõ tên (các) công việc bức xạ đề nghị cấp giấy phép.

2 Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.

3 Tổ chức đề nghị cấp giấy phép là tổ chức có quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh, có con dấu riêng do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và phải trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

4 Là người đại diện theo pháp luật của tổ chức. Trường hợp cá nhân đề nghị cấp giấy phép thì chỉ cần khai Số giấy CMND / Hộ chiếu.

6. Mẫu phiếu khai báo nhân viên bức xạ 

>>> Mẫu 01-I/ATBXHN Ban hành kèm theo Thông tư 08/2010/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

PHIẾU KHAI BÁO NHÂN VIÊN BỨC XẠ

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                        4. Fax:

5. Email:

II. NGƯỜI PHỤ TRÁCH AN TOÀN

1. Họ và tên:

2. Ngày tháng năm sinh:                                         3. Giới tính:

4. Số CMND / Hộ chiếu:                        Ngày cấp:                     Nơi cấp:

5. Trình độ nghiệp vụ:

6. Phòng/khoa/phân xưởng đang làm việc:

Điện thoại:

8. Số quyết định bổ nhiệm phụ trách an toàn1:                            Ký ngày:

9. Giấy chứng nhận đào tạo về an toàn bức xạ:

– Số giấy chứng nhận;

– Ngày cấp:

– Cơ quan cấp:

III. NHÂN VIÊN BỨC XẠ KHÁC

Tổng số: …………. nhân viên

TT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Đào tạo an toàn bức xạ

Chứng chỉ nhân viên bức xạ2

Chuyên môn nghiệp vụ

Công việc đảm nhiệm

Nơi làm việc khác có tiếp xúc với bức xạ

1

     

Số chứng nhận:

Ngày cấp

Cơ quan cấp

Số chứng chỉ

Ngày cấp:

Cơ quan cấp

     

2

               

3

               

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

……., ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

1 Nếu chưa có quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn thì không phải khai mục này

2 Chỉ áp dụng đối với những nhân viên đảm nhiệm công việc quy định tại Điều 28 Luật năng lượng nguyên tử.

7. Mẫu phiếu khai báo nguồn phóng xạ tương ứng

7.1. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín

Mẫu 03-I/ATBXHN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

PHIẾU KHAI BÁO NGUỒN PHÓNG XẠ KÍN

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                    4. Fax:

5. E-mail:

II. ĐẶC TÍNH CỦA NGUỒN

1. Tên đồng vị phóng xạ:

2. Mã hiệu (Model):

3. Số sêri (Serial Number):

4. Hãng, nước sản xuất:

5. Hoạt độ (Bq hoặc Ci):                                    Ngày xác định hoạt độ:

6. Mục đích sử dụng:

* Xạ trị từ xa                                                    * Xạ trị áp sát

* Nghiên cứu, đào tạo                                      * Máy đo trong công nghiệp1

* Thăm dò địa chất                                           * Chụp ảnh phóng xạ

* Chiếu xạ công nghiệp                                    * Phân tích huỳnh quang tia X

* Chuẩn thiết bị

* Các ứng dụng khác (ghi rõ):

7. Xuất xứ nguồn:

* Nhập khẩu

Số giấy phép nhập khẩu:                                   cấp ngày:

* Nhận chuyển giao từ tổ chức / cá nhân khác

Số giấy phép tiến hành công việc bức xạ liên quan đến nguồn của tổ chức / cá nhân chuyển giao:                                           cấp ngày:

8. Khi nhập nguồn có văn bản cam kết trả lại nguồn cho nhà cung cấp không?

* Không                                                           * Có

III. THIẾT BỊ ĐI KÈM SỬ DỤNG NGUỒN NÓI TRÊN

1. Mã hiệu (Model)

2. Số Sêri (Serial Number):

3. Hãng, nước sản xuất:

4. Năm sản xuất:

5. Thiết bị di động hay lắp đặt cố định:  * Di động         * Cố định

6. Nơi đặt (đối với thiết bị lắp đặt cố định):

7. Khối lượng urani nghèo dùng để che chắn nguồn (nếu có):

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Máy đo trong công nghiệp như máy đo mức, đo chiều dày, v.v.

7.2. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng

Mẫu 04-I/ATBXHN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

PHIẾU KHAI BÁO NGUỒN PHÓNG XẠ KÍN ĐÃ QUA SỬ DỤNG

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                    4. Fax:

5. E-mail:

II. ĐẶC TÍNH CỦA NGUỒN

1. Tên đồng vị phóng xạ:

2. Mã hiệu (Model):                                           3. Số sêri (Serial Number):

4. Hãng, nước sản xuất:

5. Hoạt độ (Bq hoặc Ci):                                    Ngày xác định hoạt độ:

6. Đã từng được sử dụng trong lĩnh vực:

* Xạ trị từ xa                                                    * Xạ trị áp sát

* Nghiên cứu và đào tạo                                   * Máy đo trong công nghiệp1

* Thăm dò địa chất                                           * Chụp ảnh phóng xạ

* Chiếu xạ công nghiệp                                    * Phân tích huỳnh quang tia X

* Chuẩn thiết bị                                                * Các ứng dụng khác (ghi rõ):

III. THIẾT BỊ/ CONTAINER SỬ DỤNG KÈM NGUỒN

1. Mã hiệu (Model)

2. Số sêri (Serial Number):

3. Hãng, nước sản xuất:

4. Năm sản xuất:

5. Mô tả sơ bộ về hiện trạng của thiết bị/ container chứa nguồn:

IV. XỬ LÝ TRƯỚC KHI LƯU GIỮ

1. Phương pháp xử lý:

2. Địa điểm lưu giữ:

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1 Máy đo trong công nghiệp như máy đo mức, đo chiều dày, v.v.

7.3. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ hở

Mẫu 05-I/ATBXHN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

PHIẾU KHAI BÁO NGUỒN PHÓNG XẠ HỞ

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHAI BÁO

1. Tên tổ chức, cá nhân:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                    4. Fax:

5. E-mail:

II. ĐẶC TÍNH CỦA NGUỒN

1. Tên đồng vị phóng xạ:

2. Hãng, nước sản xuất:

3. Công thức hóa học:

4. Trạng thái vật lý:

5. Tổng hoạt độ sản xuất/ chế biến / nhập khẩu / xuất khẩu / sử dụng trong năm hoặc tổng hoạt độ trong một đợt vận chuyển (Bq hoặc Ci):

6. Mục đích sử dụng:

* Chẩn đoán y tế                                              * Điều trị y tế

* Nghiên cứu, đào tạo                                      * Đánh dấu đồng vị phóng xạ

* Mục đích khác (ghi rõ):

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

                                                                   ….., ngày … tháng … năm …
                                                              NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC/
                                                                CÁ NHÂN KHAI BÁO

                                                                 (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

8. Mẫu báo cáo đánh giá an toàn 

Mẫu 01-III/ATBXHN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ AN TOÀN

(Ghi rõ tên công việc bức xạ là Vận hành thiết bị chiếu xạ, Sử dụng thiết bị bức xạ hay Sử dụng chất phóng xạ)

Phần I. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép

– Tên tổ chức đề nghị cấp giấy phép; địa chỉ nơi đặt trụ sở chính; địa chỉ gửi thư (nếu khác so với địa chỉ nơi đặt trụ sở chính); điện thoại liên lạc, số fax, e-mail; địa chỉ nơi tiến hành công việc bức xạ.

– Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail) của người đứng đầu tổ chức.

– Họ tên, chức vụ, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail) của Lãnh đạo được phân công trách nhiệm tổ chức quản lý an toàn (nếu khác với người đứng đầu tổ chức).

– Họ tên, địa chỉ liên lạc (số điện thoại cố định, số điện thoại di động, số fax, địa chỉ, e-mail), trình độ chuyên môn, chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ (số giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ, nơi cấp và ngày cấp giấy chứng nhận); số và ngày ký quyết định bổ nhiệm của người phụ trách an toàn.

Phần II. Tổ chức quản lý an toàn bức xạ  

– Trình bày sơ đồ tổ chức các phòng ban, đơn vị trong cơ sở và vị trí của phòng, ban, đơn vị trực tiếp tiến hành công việc bức xạ.

– Nêu rõ chính sách quản lý an toàn bức xạ của cơ sở (quan điểm và cam kết trong việc bảo đảm an toàn bức xạ).

– Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn bức xạ được sử dụng làm căn cứ để xây dựng chương trình quản lý an toàn bức xạ tại cơ sở.

Phần III. Các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ

– Mô tả cách thức kiểm soát đối với thiết bị chiếu xạ, thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, bao gồm: cách thức lập hồ sơ quản lý cho từng thiết bị chiếu xạ, thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ; quy định về kiểm kê, kiểm tra định kỳ thiết bị chiếu xạ, thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ.

– Mô tả biện pháp kiểm soát chất thải phóng xạ trong trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ hở, bao gồm cách thức thu gom, xử lý và thải bỏ chất thải rắn, lỏng, khí.

– Mô tả biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài:

Đối với trường hợp sử dụng thiết bị chiếu xạ, thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ lắp đặt cố định, mô tả biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài, bao gồm: cách thức phân vùng trong cơ sở chỉ rõ khu vực kiểm soát, khu vực giám sát và biện pháp kiểm soát người ra vào khu vực này (kiểm soát hành chính, sử dụng các rào chắn, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo); thiết kế của các phòng đặt thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, các phòng bảo quản nguồn phóng xạ khi không sử dụng và thuyết minh tính toán che chắn bức xạ; các biện pháp che chắn bức xạ bổ sung tại nơi sử dụng nguồn phóng xạ, các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và các dụng cụ để thao tác với nguồn phóng xạ.

Đối với trường hợp sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ di động, mô tả biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài, bao gồm: cách thức phân vùng kiểm soát khi tiến hành công việc bức xạ và biện pháp kiểm soát người ra vào khu vực này (kiểm soát hành chính, sử dụng các rào chắn, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo); các trang thiết bị bảo hộ cá nhân; các dụng cụ để thao tác với nguồn phóng xạ.

– Mô tả biện pháp bảo vệ chống chiếu trong đối với trường hợp sử dụng nguồn phóng xạ hở, bao gồm: cách thức phân vùng làm việc kết hợp giữa mức độ nguy hiểm chiếu ngoài và mức độ nguy hiểm chiếu trong và biện pháp kiểm soát người ra vào khu vực (kiểm soát hành chính, sử dụng các rào chắn, biển cảnh báo, tín hiệu cảnh báo); thiết kế khu vực lưu giữ, khu vực làm việc với nguồn phóng xạ hở (như thiết kế các bề mặt làm việc để hạn chế nhiễm bẩn bề mặt, thông số thiết kế của hệ thống thông gió, tủ hút); các biện pháp và dụng cụ hạn chế sự nhiễm bẩn chất phóng xạ và các trang thiết bị bảo hộ cá nhân chống chiếu trong, các dụng cụ để thao tác với nguồn phóng xạ; quy định vận chuyển nguồn phóng xạ ở trong cơ sở.

– Mô tả chi tiết quy trình vận hành thiết bị chiếu xạ, sử dụng thiết bị bức xạ, sử dụng chất phóng xạ khi tiến hành công việc bức xạ và quy trình sửa chữa, bảo dưỡng.

– Mô tả biện pháp bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ: xác định phân loại nguồn phóng xạ theo yêu cầu bảo đảm an ninh; các biện pháp ngăn chặn việc lấy cắp hoặc phá hoại nguồn; quy định về kiểm đếm và kiểm kê xác nhận sự tồn tại của nguồn phóng xạ; các biện pháp ứng phó khi mất an ninh đối với nguồn phóng xạ; tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm trong bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ; các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Phần IV. Kiểm soát liều chiếu xạ nghề nghiệp và sức khỏe nhân viên bức xạ

– Nêu rõ quy định nội bộ về việc sử dụng liều kế cá nhân; tần suất đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân; đơn vị cung cấp dịch vụ đo, đánh giá; cách thức lập và quản lý hồ sơ liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên bức xạ; quy định về việc thông báo kết quả đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ.

– Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ được đo, đánh giá liều chiếu xạ cá nhân.

– Nêu rõ quy định về kiểm tra sức khỏe khi tuyển dụng và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên bức xạ; tần suất kiểm tra.

– Liệt kê danh sách nhân viên bức xạ đã được khám sức khỏe khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Phần V. Bảo đảm an toàn bức xạ đối với bệnh nhân

Chỉ trình bày phần này đối với trường hợp sử dụng chất phóng xạ, thiết bị bức xạ trong y tế. Nội dung bao gồm:

– Nội quy an toàn bức xạ đối với bệnh nhân.

– Quy định về kiểm tra các thiết bị bức xạ, nêu rõ tần suất kiểm tra.

– Kết quả kiểm tra của từng thiết bị khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

– Chương trình bảo đảm chất lượng trong định liều điều trị trong xạ trị sử dụng thiết bị xạ trị nguồn Cobalt, máy gia tốc, thiết bị xạ trị áp sát suất liều cao.

Phần VI. Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ

Trình bày kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, bao gồm các nội dung:

– Liệt kê các tình huống sự cố bức xạ có thể xảy ra đối với công việc bức xạ.

– Phân công trách nhiệm trong tham gia ứng phó sự cố.

– Quy trình ứng phó cho từng tình huống sự cố.

– Quy định về huấn luyện và tổ chức diễn tập ứng phó sự cố.

– Danh sách nhân viên được phân công chịu trách nhiệm tham gia ứng phó sự cố, họ và tên người được giao phụ trách ứng phó sự cố.

– Quy định lập và lưu giữ hồ sơ về sự cố.

Phần VII. Các tài liệu kèm theo

– Sơ đồ mặt bằng tổng thể khu vực nơi công việc bức xạ được tiến hành.

– Bản vẽ thiết kế xây dựng phòng lắp đặt, sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ.

– Bản sao quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn.

– Bản sao nội quy an toàn bức xạ.

– Bản sao quy trình vận hành, sử dụng thiết bị hoặc nội quy làm việc với nguồn phóng xạ.

– Bản sao biên bản đo kiểm tra an toàn bức xạ.

– Kết quả đọc liều cá nhân của nhân viên bức xạ (chỉ áp dụng đối với trường hợp gia hạn giấy phép).

– Bản sao kế hoạch ứng phó sự cố.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group