1. Bản tin là gì?
Bản tin là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí xuất bản định kỳ, sử dụng thể loại tin tức để thông tin về hoạt động nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ, kết quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội thảo, hội nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Bản tin phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Khuôn khổ tối đa của bản tin là 19cm x 27cm, số trang tối đa là 64 trang. Không được quảng cáo trong bản tin;
b) Phần trên của trang một bản tin phải đề chữ “BẢN TIN”, tên của bản tin sau hoặc dưới chữ “BẢN TIN”, tên cơ quan, tổ chức xuất bản và ngày, tháng, năm xuất bản bản tin dưới tên của bản tin;
c) Phần cuối của trang cuối bản tin ghi rõ số, ngày, tháng, năm của giấy phép xuất bản, nơi in, số lượng, kỳ hạn xuất bản, người chịu trách nhiệm xuất bản
2. Đặc san là gì?
Đặc san là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí xuất bản không định kỳ theo sự kiện, chủ đề.
3. Thẩm quyền cấp Giấy phép xuất bản bản tin, xuất bản đặc san
Khoản 2, 3 Điều 3 Thông tư 41/2020/TT-BTTTT quy định:
Cục trưởng Cục Báo chí cấp:
a) Giấy phép xuất bản phụ trương;
b) Giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử/tạp chí điện tử;
c) Giấy phép sửa đổi, bổ sung những quy định ghi trong giấy phép xuất bản phụ trương/mở chuyên trang của báo điện tử/mở chuyên trang của tạp chí điện tử;
d) Giấy phép xuất bản bản tin cho các cơ quan, tổ chức của trung ương, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Giấy phép xuất bản đặc san.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền cấp giấy phép xuất bản bản tin cho các cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4.Thủ tục cấp Giấy phép thực hiện xuất bản bản tin
4.1. Điều kiện cấp giấy phép xuất bản bản tin
Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật báo chí, điều kiện cấp giấy phép xuất bản bản tin gồm:
a) Có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin;
b) Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản bản tin;
c) Xác định rõ tên bản tin, Mục đích xuất bản và nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in;
d) Có địa Điểm làm việc chính thức và các Điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xuất bản bản tin.
4.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin
Cơ quan, tổ chức của trung ương; cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản bản tin gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Báo chí (đối với cơ quan, tổ chức của trung ương; cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền (đối với cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Hồ sơ gồm có:
a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin (Mẫu số 10);
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam);
c) Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin;
d) Mẫu trình bày tên gọi bản tin có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với tên gọi bản tin thể hiện bằng tiếng nước ngoài).
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cục Báo chí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản bản tin (Mẫu số 25, 26); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.3. Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 41/2020/TT-BTTTT thì:
Cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin phải gửi văn bản đề nghị Cục Báo chí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền cho phép thay đổi. Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị thay đổi của cơ quan, tổ chức;
b) Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin (đối với trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin);
c) Mẫu trình bày tên gọi bản tin có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với trường hợp thay đổi tên gọi bản tin thể hiện bằng tiếng nước ngoài).
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền có trách nhiệm xem xét giải quyết việc chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do4. Thời gian hiệu lực của giấy phép xuất bản bản tin được quy định trong từng giấy phép nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
Đến thời hạn xuất bản ghi trên giấy phép, cơ quan, tổ chức không xuất bản bản tin thì giấy phép hết hiệu lực; Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi giấy phép. Nếu có nhu cầu xuất bản bản tin thì cơ quan, tổ chức làm thủ tục xin phép lại.
Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt xuất bản bản tin, cơ quan, tổ chức đã được cấp giấy phép xuất bản bản tin phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp chấm dứt xuất bản bản tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi giấy phép.
Cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin phải có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất bản đặc san
5.1. Điều kiện cấp giấy phép xuất bản đặc san
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật báo chí, điều kiện cấp giấy phép xuất bản đặc san gồm:
a) Có người có nghiệp vụ báo chí chịu trách nhiệm về việc xuất bản đặc san;
b) Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản đặc san;
c) Xác định rõ tên đặc san, Mục đích xuất bản, nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in, thời gian xuất bản;
d) Có địa Điểm làm việc chính thức của cơ quan, tổ chức xin cấp giấy phép.
5.2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản đặc san
Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản đặc san gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Báo chí. Hồ sơ gồm có:
a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san (Mẫu số 11);
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam);
c) Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản đặc san;
d) Mẫu trình bày tên gọi đặc san có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với tên gọi đặc san thể hiện bằng tiếng nước ngoài).
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản đặc san (Mẫu số 27); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5.3. Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép xuất bản đặc san
Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 41/2020/TT-BTTTT:
Cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản đặc san phải gửi văn bản đề nghị Cục Báo chí cho phép thay đổi. Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị thay đổi của cơ quan, tổ chức;
b) Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản đặc san (đối với trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm xuất bản đặc san);
c) Mẫu trình bày tên gọi đặc san có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với trường hợp thay đổi tên gọi đặc san thể hiện bằng tiếng nước ngoài).
Trong thời hạn 15 ngày kề từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm xem xét giải quyết việc chấp thuận bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời gian hiệu lực của giấy phép xuất bản đặc san được quy định trong từng giấy phép nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
Đến thời hạn xuất bản ghi trên giấy phép, cơ quan, tổ chức không xuất bản đặc san thì giấy phép hết hiệu lực và bị thu hồi. Nếu có nhu cầu xuất bản đặc san, cơ quan, tổ chức phải làm thủ tục xin phép lại.
Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt xuất bản đặc san, cơ quan, tổ chức phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông. Trường hợp chấm dứt xuất bản đặc san, Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.
Cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản đặc san phải có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin
CƠ QUAN, TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỜ KHAI
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XUẤT BẢN BẢN TIN
1. Tên cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin: …………………
– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….
– Điện thoại: ………………………………………………………… Fax: ………………….
– Quyết định/Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Các giấy tờ khác…………………………………………… Cấp ngày: ………………………………….
– Cơ quan cấp: ……………………………………………………………………………….
2. Người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin:
– Họ và tên: …………………… Sinh ngày: ……………… Quốc tịch: ………………….
– Chức danh: ………………………………………………………………………………….
– Số CMND/Căn cước công dân (hoặc Hộ chiếu) số: ………… Nơi cấp: …………….
– Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………….
– Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ……………………………………………………….
3. Tên gọi của bản tin: ……………………………………………………………………
4. Mục đích xuất bản: ……………………………………………………………………
5. Nội dung thông tin: ……………………………………………………………………
6. Đối tượng phục vụ: ……………………………………………………………………
7. Phạm vi phát hành: ……………………………………………………………………
8. Thể thức xuất bản:
– Kỳ hạn xuất bản: …………………………………………………………………………
– Khuôn khổ: ……………………………………………………………………………….
– Số trang: ………………………………………………………………………………….
– Số lượng: …………………………………………………………………………………
– Ngôn ngữ thể hiện: ………………………………………………………………………
9. Địa điểm xuất bản bản tin: …………………………………………………………..
– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….
– Điện thoại: ……………………………………… Fax: …………………………………..
Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin cam kết những điều trên đây và các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép là đúng quy định pháp luật./.
|
…., ngày… tháng… năm 20… |
7. Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san
CƠ QUAN, TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỜ KHAI
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XUẤT BẢN ĐẶC SAN
1. Tên cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san: .………………
– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….
– Điện thoại: ………………………………………………………… Fax: ………………….
– Quyết định/Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Các giấy tờ khác…………………………………………… Cấp ngày: ………………………………….
– Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………….
2. Người chịu trách nhiệm xuất bản đặc san:
– Họ và tên: …………………… Sinh ngày: ……………… Quốc tịch: ………………….
– Chức danh: ………………………………………………………………………………….
– Số CMND/Căn cước công dân (hoặc Hộ chiếu) số: ………… Nơi cấp: …………….
– Địa chỉ liên lạc: …………………………………………………………………………….
– Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ……………………………………………………….
3. Tên gọi của đặc san: ….………………………………………………………………
4. Mục đích xuất bản: ……………………………………………………………………
5. Nội dung thông tin: ……………………………………………………………………
6. Đối tượng phục vụ: ……………………………………………………………………
7. Phạm vi phát hành: ……………………………………………………………………
8. Thể thức xuất bản:
– Ngôn ngữ thể hiện: ………………………………………………………………………
– Khuôn khổ: ……………………………………………………………………………….
– Số trang: ………………………………………………………………………………….
– Số lượng: …………………………………………………………………………………
– Thời gian xuất bản: ……………………………………………………………………..
9. Địa điểm xuất bản bản tin: …………………………………………………………..
Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san cam kết những điều trên đây và các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép là đúng quy định pháp luật./.
|
…., ngày… tháng… năm 20… |
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group