1. Giống cây trồng lâm nghiệp là gì?

Giống cây trồng lâm nghiệp là một quần thể cây trồng lâm nghiệp có thể phân biệt được với quần thể cây trồng lâm nghiệp khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng.

2. Xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 27/2021/NĐ-CP:

Việc xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận được xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.

Giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận được xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 05/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị xuất khẩu (mỗi giống chỉ nộp một lần khi xuất khẩu lần đầu) theo Mẫu số 07/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Ngoài giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân phải kèm theo một trong các tài liệu sau đây:

Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế;

Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.

Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện.

Trường hợp nộp qua môi trường điện tử hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và cấp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 08/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép xuất khẩu không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.

Trường hợp Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bị mất, bị hỏng, tổ chức, cá nhân được cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 06/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 27/2021/NĐ-CP:

Việc nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận được nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.

Giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận không thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật được nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, trồng thử nghiệm, làm cây cảnh, cây bóng mát, hợp tác quốc tế, làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 05/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị nhập khẩu (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 07/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Ngoài giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân phải kèm theo một trong các giấy tờ sau đây:

Bản chính hoặc bản sao thiết kế kỹ thuật trồng khảo nghiệm, thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp đối với trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, trồng thử nghiệm;

Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp nhập khẩu theo thỏa thuận hợp tác;

Bản chính hoặc bản sao Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp để tham gia hội chợ, triển lãm;

Bản sao Giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp để làm quà tặng;

Bản sao văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nhập khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.

Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện;

Trường hợp nộp qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết, để hoàn thiện;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 08/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp.

Trường hợp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp bị mất, bị hỏng, tổ chức, cá nhân được cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 06/LN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp lại Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp

>>> Mẫu số 05/LN ban hành kèm theo Nghị định 27/2021/NĐ-CP

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN  
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-

                                        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                       —————

Số: ………

                                         ……, ngày … tháng … năm ….

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU/NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu: ……………………..

– Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân đối với cá nhân đăng ký xuất khẩu: ………………………..

– Địa chỉ: ……………………………………………………………………..

– Điện thoại, Fax, Email:

– (Tên tổ chức, cá nhân) ……………… đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép xuất khẩu/nhập khẩu giống cây lâm nghiệp sau đây:

1. Tên loài cây:

– Tên khoa học:

– Tên Việt Nam:

2. Số lượng:

– Hạt giống/lô giống: …………. kg

– Cây giống/dòng vô tính: ……….. số cây /dòng vô tính

3. Nguồn gốc, xuất xứ giống (kèm theo lý lịch nguồn giống):

4. Mục đích xuất khẩu/nhập khẩu giống:

□ Nghiên cứu

□ Khảo nghiệm

□ Sản xuất thử nghiệm

□ Quà tặng

□ Hội chợ, Triển lãm

□ Hợp tác quốc tế

□ Cây cảnh, cây bóng mát

□ Mục đích khác …………………..

5. Thời gian xuất khẩu/nhập khẩu giống: từ ngày … tháng … năm 20…

6. Cửa khẩu xuất khẩu/nhập khẩu giống: Cửa khẩu/sân bay/bưu điện ………….

7. Lần xuất khẩu/nhập khẩu (thứ mấy)

– Kèm theo đây là các tài liệu liên quan

□ Tờ khai kỹ thuật

□ Giấy chứng nhận ĐKKD

□ Giấy chứng nhận Đầu tư (……………….)

□ Giấy tờ khác

– (Tên tổ chức, cá nhân)……. cam kết thực hiện đúng những quy định của nhà nước về xuất khẩu/nhập khẩu và báo cáo kết quả xuất khẩu/nhập khẩu giống về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và giải quyết./.

 

 

. ngày… tháng…. năm…..
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(Ký tên, đóng dấu)

5. Mẫu lý lịch giống cây trồng lâm nghiệp đề nghị xuất khẩu hoặc nhập khẩu

>>> Mẫu số 07/LN ban hành kèm theo Nghị định 27/2021/NĐ-CP

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-

                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                           —————

 

                                         ……, ngày … tháng … năm ….

 

LÝ LỊCH GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP ĐỀ NGHỊ XUẤT KHẨU/NHẬP KHẨU

1. Thông tin về giống

– Tên giống: ……………………………………………………………………………..

+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt (nếu cây trồng chưa có ở Việt Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về): ……………………..

+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ): ……………………………………………….

– Đặc điểm thực vật học chủ yếu: ………………………………………………………

– Bộ phận sử dụng:

+ Gỗ: …………………………………..                  Sản phẩm ngoài gỗ: …………………..

– Giống được thu hái từ (rừng giống, vườn giống, rừng trồng……..): …………………..

– Những đặc điểm ưu việt của giống xuất khẩu/nhập khẩu: năng suất, khả năng kháng bệnh, tính chất cơ lý gỗ …………………………………………………………….

2. Điều kiện tự nhiên nơi thu hái giống

a) Đặc điểm địa 

• Kinh độ: ……………..

• Vĩ độ: ………………..

• Độ cao so với mực nước biển: ………………….

b) Đặc điểm khí hậu

• Nhiệt độ bình quân năm:

• Nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất:

• Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất:

• Lượng mưa bình quân năm:

• Mùa mưa:

• Lượng bốc hơi:

3. Kỹ thuật gieo trồng (đối với giống cây trồng xuất khẩu/nhập khẩu lần đầu):

– Yêu cầu điều kiện sinh thái ( vĩ độ, nhiệt độ, đất đai…): ……………………….

– Thời vụ trồng: ……………………………………………………………

– Mật độ, lượng giống /ha: ………………………………………………..

– Sâu bệnh hại chính: ………………………………………………….

4. Cảnh báo các tác hại

Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng xuất khẩu/nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có): ………………………………..

(Tên tổ chức, cá nhân)… cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai lý lịch giống này./.

 

 

. ngày… tháng…. năm…..
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký tên, đóng dấu)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group