1. Giấy phép hoạt động phát thanh là gì?

Giấy phép hoạt động phát thanh: là Giấy phép hoạt động báo chí được cấp cho tổ chức hoạt động báo nói. Giấy phép này quy định kênh phát thanh đầu tiên của tổ chức được cấp phép.

Giấy phép hoạt động truyền hình: là Giấy phép hoạt động báo chí được cấp cho tổ chức hoạt động báo hình. Giấy phép này quy định kênh truyền hình đầu tiên của tổ chức được cấp phép.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình.

2. Thủ tục thay đổi tôn chỉ, mục đích hoạt động báo chí, kênh phát thanh trong giất phép hoạt động phát thanh

Điều 6 Thông tư 36/2016/TT-BTTTT quy định Hồ sơ, thủ tục thay đổi tôn chỉ, mục đích hoạt động báo chí, tôn chỉ, mục đích kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình như sau:

Cơ quan, tổ chức đề nghị thay đổi tôn chỉ, mục đích hoạt động báo chí, tôn chỉ, mục đích kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử). Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành. Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, văn bản đề nghị phải do người đứng đầu cơ quan ký;

b) Tờ khai của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình (Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này);

c) Báo cáo tình hình triển khai giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình kể từ ngày được cấp phép (Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này);

d) Đề án của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình thực hiện những nội dung thay đổi được cơ quan chủ quản phê duyệt (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này).

Trong thời hạn tối đa 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp phép cho cơ quan, tổ chức. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Trong thời hạn xử lý cấp phép, đối với hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức về việc bổ sung, giải trình, hoàn thiện hồ sơ.

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nộp hồ sơ bổ sung, giải trình cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo nội dung yêu cầu trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ghi trên văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung.

Kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung, cơ quan, tổ chức không nộp hồ sơ bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) chấm dứt việc xử lý hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ sau khi hết hạn nộp bổ sung được xem xét như tiếp nhận hồ sơ mới.

3. Thủ tục thay đổi thời lượng phát sóng, thời lượng chương trình tự sản xuất trong giấy phép hoạt động phát thanh

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 36/2016/TT-BTTT, Hồ sơ, thủ tục thay đổi thời lượng phát sóng, thời lượng chương trình tự sản xuất của kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình được quy định như sau:

Cơ quan, tổ chức đề nghị thay đổi thời lượng phát sóng, thời lượng chương trình tự sản xuất của kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 (một) bộ hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử). Hồ sơ gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành. Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, văn bản đề nghị phải do người đứng đầu cơ quan ký;

b) Báo cáo về nội dung đề nghị thay đổi (Mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này).

Trong thời hạn tối đa 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp phép cho cơ quan, tổ chức. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Trong thời hạn xử lý cấp phép, đối với hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức về việc bổ sung, giải trình, hoàn thiện hồ sơ.

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nộp hồ sơ bổ sung, giải trình cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo nội dung yêu cầu trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ghi trên văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung.

5. Kết thúc thời hạn nộp hồ sơ bổ sung, cơ quan, tổ chức không nộp hồ sơ bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) chấm dứt việc xử lý hồ sơ. Việc tiếp nhận hồ sơ sau khi hết hạn nộp bổ sung được xem xét như tiếp nhận hồ sơ mới.

4. Tờ khai đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động phát thanh/truyền hình

>>> Ban hành kèm theo Thông tư số: 36/2016/TT-BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

………, ngày… tháng… năm…….

 

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG PHÁT THANH/TRUYỀN HÌNH

Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Thông tin về cơ quan chủ quản:

– Tên cơ quan chủ quản: ……………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….

– Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………..

– Fax: ………………………………………………………………………………………………………………

2. Thông tin về tổ chức hoạt động phát thanh/truyền hình:

– Tên tổ chức hoạt động phát thanh/truyền hình: ……………………………………………………….

– Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………….

– Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………..

– Fax: ………………………………………………………………………………………………………………

3. Thông tin về giấy phép hoạt động phát thanh/truyền hình đã được cấp:

– Số giấy phép: …………………………………………………………………………………………………

– Ngày cấp giấy phép: (ngày/tháng/năm)

4. Nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động phát thanh/truyền hình:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

5. Lý do đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép hoạt động phát thanh/truyền hình:

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………

6. Các nội dung khác (nếu có)

7. Cam kết:

(Tên tổ chức) cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung trong Tờ khai đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy hoạt động phát thanh/truyền hình và các tài liệu kèm theo; thực hiện đúng các quy định của pháp luật về báo chí, quy định của pháp luật có liên quan và các nội dung ghi trong giấy phép nếu được cấp phép./.

 

Người đứng đầu tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Các nội dung in nghiêng được khai tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

5. Báo cáo đánh giá tình hình triển khai Giấy phép hoạt động phát thanh/truyền hình

>>> Ban hành kèm theo Thông tư số: 36/2016/TT-BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
PHÁT THANH/TRUYỀN HÌNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

………, ngày… tháng… năm…….

 

BÁO CÁO

Đánh giá tình hình triển khai Giấy phép hoạt động phát thanh/truyền hình

Kính gửi:

Bộ Thông tin và Truyền thông.
(Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).

I. Thông tin về cơ quan chủ quản:

1. Tên cơ quan chủ quản: ……………………………………………………………………………………

2. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

3. Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………….

4. Fax: …………………………………………………………………………………………………………….

II. Thông tin về tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình:

1. Tên tổ chức hoạt động phát thanh/truyền hình: ……………………………………………………..

2. Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………..

3. Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………….

4. Fax: …………………………………………………………………………………………………………….

5. Biểu tượng của tổ chức hoạt động phát thanh/truyền hình: ……………………………………..

6. Thông tin về giấy phép hoạt động phát thanh/truyền hình đã được cấp (số, ngày tháng cấp giấy phép).

III. Nội dung báo cáo:

1. Việc thực hiện tôn chỉ, mục đích hoạt động báo chí:

2. Việc thực hiện tôn chỉ, mục đích kênh phát thanh/truyền hình quy định trong giấy phép hoạt động phát thanh/truyền hình:

2.1. Đối tượng phục vụ:

2.2. Thời gian phát sóng (từ…… giờ đến…… giờ):

2.3. Thời lượng phát sóng (số giờ/ngày)

2.4. Thời lượng chương trình tự sản xuất trung bình trong một ngày:

Phát lần 1 (phát mới): …………………………………………………………………………………………

Phát lại: …………………………………………………………………………………………………………..

2.5. Thời lượng chương trình phát lần 1 (phát mới) trong một ngày: …………………………

2.6. Cấu tạo khung chương trình cơ bản:

Stt

Tên chuyên mục/loại chương trình

Nội dung

Thời lượng (phút)

Tỷ lệ % trong tổng thời lượng phát sóng

Trung bình/ngày

Trong 01 tháng

Trung bình/ngày

Trong 01 tháng

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người đứng đầu tổ chức hoạt động phát thanh/truyền hình
(ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Các nội dung in nghiêng được khai tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

6. Báo cáo về thay đổi thời lượng phát sóng, thời lượng chương trình tự sản xuất của kênh phát thanh/truyền hình

>>> Ban hành kèm theo Thông tư số: 36/2016/TT-BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
PHÁT THANH/TRUYỀN HÌNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

………, ngày… tháng… năm…….

 

BÁO CÁO

Về thay đổi thời lượng phát sóng, thời lượng chương trình tự sản xuất của kênh phát thanh/truyền hình

Kính gửi:

Bộ Thông tin và Truyền thông
(Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).

 

I. Thông tin về cơ quan chủ quản:

1. Tên cơ quan chủ quản: ……………………………………………………………………………………

2. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

3. Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………….

4. Fax: …………………………………………………………………………………………………………….

II. Thông tin về tổ chức hoạt động phát thanh/truyền hình:

1. Tên tổ chức hoạt động phát thanh/truyền hình: ……………………………………………………..

2. Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………..

3. Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………….

4. Fax: …………………………………………………………………………………………………………….

5. Biểu tượng của tổ chức hoạt động phát thanh/truyền hình: ……………………………………..

6. Thông tin về giấy phép hoạt động phát thanh, giấy phép hoạt động truyền hình đã được cấp (số, ngày tháng cấp giấy phép): ……………………………………………………………………………………………………………..

III. Nội dung báo cáo

1. Nêu rõ tên, nội dung, thời gian, thời lượng phát sóng chương trình tăng thêm hoặc các chương trình cắt giảm; lý do tăng thêm hoặc cắt giảm.

2. Thời lượng chương trình tự sản xuất mới của kênh phát thanh/truyền hình sau khi đã thay đổi thời lượng kênh phát thanh/truyền hình.

3. Phương án tổ chức sản xuất thời lượng chương trình tăng thêm (nếu có).

4. Khung chương trình dự kiến phát sóng trong 01 (một) tháng.

 

 

Người đứng đầu tổ chức hoạt động phát thanh/truyền hình
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Các nội dung in nghiêng được khai tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group