1. Yêu cầu công nhận thuận tình li hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi li hôn

Theo Điều 396 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, vợ, chồng yêu cầu tòa án công nhận thuận tình li hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi li hôn phải có đơn yêu cầu. Vợ, chồng có thể chỉ yêu cầu công nhận thoả thuận về thuận tình li hôn, thoả thuận nuôi con hoặc thoả thuận về thuận tình li hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi li hôn.

Đơn phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Vợ, chồng cùng yêu cầu tòa án công nhận thuận tình li hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi li hôn phải kí tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu. Trong trường hợp này vợ, chồng cùng được xác định là người yêu cầu. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ chửng minh thoả thuận về thuận tình li hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi li hôn là có căn cứ và hợp pháp như giấy chứng nhận đăng kí kết hôn, giấy khai sinh của con, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản…

2. Việc xét đơn yêu cầu công nhận thuận tình li hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi li hôn

Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận thuận tình li hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi li hôn được thực hiện theo thủ tục chung về giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên, do thuận tình li hôn là loại việc đặc biệt, do có mâu thuẫn vợ chồng, đời sống chung không thể kéo dài nên họ phải yêu cầu tòa án chấm dứt hôn nhân và họ đã thống nhất được cách giải quyết mâu thuẫn là thuận tình li hôn. Thực tế chứng minh, có những trường hợp hai vợ chồng tuy đã cùng kí đơn để yêu cầu tòa giải quyết việc li hôn nhưng mâu thuẫn giữa họ chưa tới mức trầm trọng, đời sống hôn nhân của họ vẫn có thể cứu vãn được, bản thân họ cũng chưa thực sự muốn li hôn… Hơn nữa, hệ quả của việc vợ, chồng tự mình thoả thuận chấm dứt hôn nhân không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ nhân thân, tài sản của vợ, chồng mà còn liên quan nhiều đến các chủ thể khác, đặc biệt là con cái của họ. Do vậy, vấn đề hoà giải đối với việc thuận tình li hôn là cần thiết nhằm giúp các đương sự trở về đoàn tụ.

Theo Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hoà giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lí nhà nước về gia đình, cơ quan quản lí nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

Thẩm phán phải tiến hành hoà giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về 03 trường hợp có thể xảy ra sau khi thẩm phán tiến hành hoà giải đoàn tụ vợ chồng:

– Trường hợp sau khi hoà giải, vợ, chồng đoàn tụ thì thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.

– Trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành nhưng cả hai vợ chồng vẫn giữ yêu cầu li hôn, nếu xét thấy hai bên thực sự tự nguyện li hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc ttông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình li hôn. Thủ tục để ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự trong trường họp này được thực hiện theo quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

– Trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thoả thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình li hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi li hôn và thụ lí vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lí vụ án, không phải phân công lại thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung về giải quyết vụ án dân sự.

Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự và Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm năm 2014, khi cả hai vợ chồng cùng thoả thuận chấm dứt quan hệ hôn nhân, nuôi con, chia tài sản khi li hôn, họ có quyền yêu cầu tòa án cồng nhận thuận tình li hôn.

Đơn yêu cầu tòa án cộng nhận thuận tình li hôn phải có đủ các nội dung của đơn yêu cầu giãi qụyết việc dân sự quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Các đương sự phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các tài liệu, chứng cứmhư giấy chứng nhận đăng kí kết hôn, giấy khai sinh của cầc con, giấy .tờ chứng nhận sở hữu tài sản chung của vợ chồng hoặc sở hữu riêng của từng người …

Thuận tình li hôn là loại việc đặc biệt, do có mâu thuẫn vợ chồng, đời sống chung không thể kéo dài nên họ đã phải yêu cầu tòa án chấm dứt hôn nhân và họ đã thống nhất được cách giải quyết mâu thuẫn là thuận tình li hôn. Thực tế chứng minh có những trường hợp hai vợ chồng tuy đã cùng kí vào đơn yêu cầu thuận tình li hôn nhưng mâu thuẫn giữa họ chưa tới mức trầm trọng, họ chưa thực sự muốn li hôn … Vì vậy, việc hoà giải đối với việc thuận tình li hôn là cần thiết nhằm giúp các đương sự trở về đoàn tụ. Theo Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tòa án hoà giải đối với yêu cầu thuận tình li hôn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Theo Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hoà giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lí nhà nước về gia đình, cơ quan quản lí nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án. Thẩm phán phải tiến hành hoà giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. Trường hợp sau khi hoà giải, vợ, chồng đoàn tụ thì thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. Trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình li hôn và sự thoả thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Hai bên thực sự tự nguyên li hôn;

– Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

– Sự thoả thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thoả thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình li hôn, thoả thuận nuôi con, chia tài sản khi li hôn và thụ lí vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lí vụ án, không phải phân công lại thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định.

3. Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi li hôn

Việc li hôn chỉ chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chứ không chấm dứt quan hệ giữa cha, mẹ và con. Sau khi li hôn, người không trực tiếp nuôi con vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có khả năng để tự nuôi mình. Khi điều kiện kinh tế, sinh hoạt của cha, mẹ, con có sự thay đổi đồng thời xuất phát từ quyền lợi về mọi mặt của con, vợ, chồng có quyền yêu cầu tòa án công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Đơn yêu cầu tòa án công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con phải có đủ các nội dung của đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Người yêu cầu phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các chứng cứ, tài liệu như giấy khai sinh của người con, mức thu nhập của vợ, chồng, lí do yêu cầu thay đổi, nhu cầu sinh hoạt của người con …

Khi giải quyết yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con, tòa án phải xem xét nguyện vọng của con từ 07 tuổi trở lên (khoản 3 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm năm 2014) và tòa án còn công nhận sự thoả thuận về việc cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp một hoặc các bên đương sự thay đổi sự thoả thuận và tranh chấp về việc thay đổi người nuôi con hoặc cấp dưỡng nuôi con thì tòa án phải giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi li hôn

Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 và Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 2004 thì người chưa thành niên là đối tượng cần được xã hội, gia đình, đặc biệt là cha, mẹ quan tâm, chăm sóc, giáo dục. Vì vậy, khi cha mẹ thực hiện các hành vi phạm tội xâm phạm lợi ích của con thì cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, người thân thích; cơ quan quản lí nhà nước về gia đình; cơ quan quản lí nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên (Điều 86 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

Đơn yêu cầu tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi li hôn phải có đủ các nội dung của đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Người yêu cầu phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các chứng cứ, tài liệu như giấy khai sinh của người con, bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về các tội theo quy định tại các điều 151,152 Bộ luật hình sự …

Trong quyết định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi li hôn, phải nêu rõ phạm vi những quyền bị hạn chế và thời gian hạn chế.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật hôn nhân, luật dân sự, tố tụng dân sự về công nhận thuận tình ly hôn cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group