Luật sư tư vấn:

1. Cơ sở pháp lý về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa

– Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004

– Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi năm 2014

– Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa

2. Phương tiện thủy nội địa là gì?

Phương tiện thuỷ nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa. (khoản 7 Điều 3 Luật giao thông đường thủy nội địa 2004)

3. Quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa

3.1. Phương tiện thủy nội địa phải đăng kiểm

– Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người;

– Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người.

+ Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa này phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm thẩm định;

+ Trong quá trình phương tiện này hoạt động phải chịu sự kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm Việt Nam; chịu trách nhiệm bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra.

Thủ tục kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa, phương tiện nhập khẩu, sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa được hướng dẫn tại Thông tư 48/2015/TT-BGTVT. Cụ thể như sau:

3.2. Thủ tục kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa

Thành phần hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm, hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này (trừ trường hợp đề nghị kiểm tra bằng hình thức đề nghị trực tiếp, gọi điện thoại);

– Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện. Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện quy định như sau:

+ Đối với kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi hoặc phương tiện đã đóng mà không có sự giám sát của đăng kiểm thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.

+ Đối với kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện đang khai thác thì trình bản gốc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa đã được cấp khi thực hiện kiểm tra phương tiện.

+ Đối với kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện chuyển đổi tàu biển thành phương tiện thủy nội địa thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế chuyển đổi tàu biển thành phương tiện thủy nội địa đã được thẩm định và Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển Việt Nam.

Trình tự giải quyết:

Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đã đầy đủ thì hẹn thời gian, địa điểm kiểm tra.

Đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc dưới 70 km và 02 (hai) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra phương tiện ở vùng biển, đảo, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, nếu kết quả kiểm tra phương tiện thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật thì đơn vị đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT và đóng dấu hoàn công vào các hồ sơ thiết kế hoàn công đối với trường hợp kiểm tra đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi loại phương tiện nêu ở khoản 1, 2, 3 Phụ lục IX của Thông tư này; nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra phương tiện nộp phí, lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại đơn vị đăng kiểm hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.

3.3. Thủ tục kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện nhập khẩu

Thành phần hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam, hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này (trừ trường hợp đề nghị trực tiếp, gọi điện thoại), hồ sơ kỹ thuật của phương tiện nhập khẩu.

–  Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện nhập khẩu quy định như sau:

+ Đối với phương tiện nhập khẩu đã được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đăng kiểm bởi cơ quan đăng kiểm nước ngoài do Cục Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận, khi nhập khẩu về Việt Nam thì nộp hồ sơ thiết kế phương tiện đã được cơ quan đăng kiểm nước ngoài thẩm định (bản sao kèm bản chính để đối chiếu), bản chính hồ sơ đăng kiểm do cơ quan đăng kiểm nước ngoài cấp cho phương tiện, các tài liệu kỹ thuật liên quan đến phương tiện; trình hồ sơ để xác định tuổi phương tiện, bản sao chứng từ nhập khẩu có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu gồm hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương, tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;

+ Đối với phương tiện nhập khẩu đã được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận bởi cơ quan đăng kiểm nước ngoài chưa được Cục Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận hoặc chưa được cơ quan đăng kiểm nước ngoài kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đăng kiểm thì trình bản chính hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.

Trình tự giải quyết:

Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đã đầy đủ thì hẹn thời gian, địa điểm kiểm tra.

Cục Đăng kiểm Việt Nam trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm tra như sau:

a) Đối với phương tiện được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tiến hành kiểm tra để xác nhận tình trạng kỹ thuật thực tế của phương tiện so với hồ sơ thiết kế đã thẩm định và hồ sơ đăng kiểm đã cấp cho phương tiện;

b) Đối với phương tiện được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, tiến hành kiểm tra thực tế phương tiện với loại hình kiểm tra lần đầu.

Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc dưới 70 km và 02 (hai) ngày làm việc đối với việc kiểm tra phương tiện cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra phương tiện ở vùng biển, đảo, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, nếu kết quả kiểm tra phương tiện thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT, nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra phương tiện nhập khẩu nộp phí, lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

3.4. Thủ tục kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa

Thành phần hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền. Hồ sơ đề nghị kiểm tra bao gồm: Giấy đề nghị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này (trừ trường hợp đề nghị trực tiếp, gọi điện thoại), hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp. Hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp quy định như sau:

a) Đối với sản phẩm công nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc theo lô trong nước thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế đã được thẩm định;

b) Đối với sản phẩm công nghiệp nhập khẩu về Việt Nam đã được cơ quan đăng kiểm nước ngoài do Cục Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận kiểm tra, thì nộp hồ sơ đăng kiểm do cơ quan đăng kiểm nước ngoài cấp cho sản phẩm công nghiệp (bản sao có bản chính để đối chiếu) và các tài liệu kỹ thuật liên quan (nếu có); Bản sao chứng từ nhập khẩu có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu gồm Hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương, tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;

c) Đối với sản phẩm công nghiệp nhập khẩu về Việt Nam đã được kiểm tra bởi cơ quan đăng kiểm nước ngoài nhưng chưa được Cục Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận hoặc chưa được cơ quan đăng kiểm nước ngoài kiểm tra, thì trình bản gốc hồ sơ thiết kế đã được thẩm định.

Trình tự giải quyết:

– Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đã đầy đủ thì hẹn thời gian, địa điểm kiểm tra.

– Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền tiến hành kiểm tra. Đối với sản phẩm quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc đối với việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp cách trụ sở làm việc dưới 70 km và 02 (hai) ngày làm việc đối với việc kiểm tra sản phẩm công nghiệp cách trụ sở làm việc từ 70 km trở lên hoặc kiểm tra sản phẩm công nghiệp ở vùng biển, đảo, kể từ khi kết thúc kiểm tra tại hiện trường, nếu kết quả kiểm tra thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền cấp các giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT, nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

– Tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra sản phẩm công nghiệp nộp phí, lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

4. Mẫu giấy đề nghị kiểm tra phương tiện thủy nội địa

>>> Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……………

…………., ngày ….. tháng …… năm ……..

 

GIẤY Đ NGHỊ KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN/SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG CHO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Kính gửi: ………………………………………

Tổ chức, cá nhân đề nghị: …………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………………….  Số Fax: ………………………………………………….

Đề nghị Cơ quan Đăng kiểm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện thủy nội địa/ giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện sau:

Tên tàu/tên sản phẩm công nghiệp: …………………/………………………………………………….. /     

Số thẩm định thiết kế: …………………………………………………………………………………………..

Số ĐKHC/ Số Đăng kiểm (*): ………………../……………………………………………………………..

Nội dung kiểm tra:

………………………………………………………………………………………………………………………..

Tên, địa chỉ nhà sản xuất (**): …………………………………………………………………………………

Thời gian dự kiến kiểm tra: ……………………………………………………………………………………

Địa điểm kiểm tra: ……………………………………………………………………………………………….

Tên Tổ chức/cá nhân trả phí đăng kiểm: …………………………………………………………………..

Địa chỉ, số điện thoại, số fax: ………………………………………………………………………………..

Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.

 

 

Đơn vị đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên & đóng dấu nếu có)

 

(*) Áp dụng cho phương tiện đang khai thác.

(**) Áp dụng cho kiểm tra sn phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa. Bạn đọc nếu có vướng mắc pháp lý trong bất kỳ lĩnh vực nào vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp nhanh nhất!