1. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)

GATS là tên viết tắt của Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO. Tuy nhiên, GATS chỉ bao gồm các nguyên tắc chung về thương mại dịch vụ. Nghĩa vụ cụ thể của mỗi nước thành viên trong việc mở cửa thị trường dịch vụ của nước mình (cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ từ các nước thành viên WTO khác) được nêu trong Biểu cam kết dịch vụ riêng của nước đó (Biểu này là kết quả của đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ của nước đó khi gia nhập WTO).

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (tiếng Anh: General Agreement on Trade in Services, viết tắt là GATS) là một hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định được ký kết sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng hóa như trước đó.

Tất cả các thành viên của WTO đều tham gia GATS. Các nguyên tắc cơ bản của WTO về đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia cũng đều áp dụng với GATS.

Trong suốt một thời gian dài, người ta cho rằng không cần thiết phải có một hiệp định về thương mại dịch vụ vì theo truyền thống, hầu hết các hoạt động dịch vụ đều là những hoạt động diễn ra trong phạm vi của một quốc gia và khó có thể tiến hành giao dịch qua biên giới. Chẳng hạn như khi chúng ta đi cắt tóc hoặc đi khám bệnh, thường thì cả người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ đều là người trong cùng một nước. Hơn nữa, một số lĩnh vực như vận tải đường sắt hay viễn thông thường được xem như những lĩnh vực mà nhà nước nắm toàn quyền sở hữu và kiểm soát do tầm quan trọng về cơ sở hạ tầng của chúng cũng như bản chất độc quyền tự nhiên của chúng. Những lĩnh vực quan trọng khác như y tế, giáo dục, và dịch vụ bảo hiểm cơ bản được nhiều quốc gia coi là bổn phận của nhà nước do tầm quan trọng của chúng đối với xã hội và liên kết các vùng miền. Vì thế, những lĩnh vực dịch vụ này được kiểm soát rất chặt chẽ và việc cung cấp chúng không nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính quốc tế và vận tải biển, từ hàng thế kỷ nay đã có sự trao đổi xuyên biên giới. Chúng là những lĩnh vực hỗ trợ đắc lực cho thương mại hàng hóa phát triển. Những lĩnh vực khác cũng đang trải qua những thay đổi cơ bản mang tính kỹ thuật cũng như những thay đổi về luật lệ điều chỉnh, dẫn đến việc tham gia ngày càng nhiều hơn của khu vực tư nhân và sự giảm dần các hàng rào cản trở cho những ai muốn tham gia. Sự phát triển của giao thông vận tải, thông tin liên lạc và Internet cũng khiến cho ngày càng có nhiều loại dịch vụ có thể thực hiện được khi người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ có quốc tịch khác nhau. Những dịch vụ như ngân hàng điện tử, khám bệnh từ xa, hay du học, phát triển được chính là nhờ điều đó. Nhiều chính phủ cũng đã cho phép cạnh tranh trong những lĩnh vực dịch vụ trước đây họ giữ độc quyền, chẳng hạn như viễn thông.

2. Thủ tục kiểm tra và định kỳ rà soát hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS)

Năm 1997, uỷ ban về Hiệp định Thương mại khu vực chấp thuận các nguyên tắc chỉ đạo về thủ tục để cải tiến và tạo thuận lợi cho qua trình kiểm tra. Uỷ ban đòi hỏi cải tiến các yêu cầu thông báo, xây dựng một khuôn khổ tiêu chuẩn cho việc nộp những thông tin ban đầu về RTAs, và hy vọng là một thủ tục cải tiến và có hiệu quả hơn để lập các báo cáo từ mỗi cuộc kiểm tra. Đáng tiếc, kinh nghiệm trong những năm đầu chứng tỏ rằng, ngay cả các thủ tục có hiệu quả cũng không vận hành nếu không có ý muốn chính trị. Không một báo cáo nào được thừa nhận trong thời gian 3 năm đầu, kể từ khi nguyên tắc chỉ đạo này được công nhận. Do đó nảy sinh những vấn đề để biện giải cho việc nghiên cứu tốn nhiều thời gian, mà có thể trong đa số trường họp, do báo cáo không có kết luận rõ ràng và sự đồng thuận về tính nhất quán của hiệp định.

Các bên tham gia RTAs được kiểm tra trong CRTA có nghĩa vụ báo cáo định kỳ (báo cáo 2 năm một lần) về hoạt động của các hiệp định (đoạn 11 của Bản ghi nhớ về việc giải thích Điều XXIV và chỉ dẫn của GATT cho các Bên Ký kết; xem các Công cụ Cơ bản cùng các Tài liệu Chọn lọc – BISD 1 8.S/38). Các bên cũng phải báo cáo lại bất kỳ thay đổi quan trọng nào của hiệp định khi phát sinh. Năm 1998, CRTA chấp thuận những khuyến nghị liên quan đến việc làm báo cáo về các hiệp định thương mại khu vực gửi tới Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và uỷ ban Thương mại và Phát triển. Cùng với những vấn đề khấc, các điều tham khảo được đề ra nhằm âp dụng Khuôn khổ Tiêu chuẩn và điều khoản thống kê được cập nhật. Tuy nhiên, các báo cáo 2 năm một lần không đòi hỏi mở lại bất kỳ quá trình kiểm tra nào. Những báo cấo định kỳ “đổi mới” thuộc sê ri đầu tiên được nộp năm 1999.

Từ vấn đề nêu trên, thấy rằng việc ký kết RTAs hay việc thực hiện chúng với những nỗ lực cao nhất giữa cấc Bên chỉ là một khía cạnh của hội nhập kinh tế. Tôn trọng các quy tắc WTO liên quan và các tiêu chí cũng quan trọng, nhằm bảo đảm sự minh bạch cho phần còn lại của cộng đồng thương mại và quan trọng hơn để có thể chứng minh những tác động thương mại sáng tạo của RTAs, được coi là bổ sung cho những nỗ lực tự do hoá ở cấp độ đa phương.

3. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc của GATS

Cơ sở pháp lý: Điều 2: Hiệp định GATS

– Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mỗi Thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.

– Các Thành viên có thể duy trì biện pháp không phù hợp với quy định tại khoản 1 của Điều này, với điều kiện là biện pháp đó phải được liệt kê và đáp ứng các điều kiện của Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II.

– Các quy định của Hiệp định này không được hiểu là để ngăn cản bất kỳ một Thành viên nào dành cho các nước lân cận những lợi thế nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới.

4. Nguyên tắc minh bạch của Hiệp định GATS

Cơ sở pháp lý: Điều 3 Hiệp định GATS

– Các Thành viên phải nhanh chóng công bố mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành Hiệp định này, chậm nhất trước khi các biện pháp đó có hiệu lực thi hành, trừ những trường hợp khẩn cấp. Những Hiệp định quốc tế có liên quan hoặc tác động đến thương mại dịch vụ mà các Thành viên tham gia cũng phải được công bố.

– Trong trường hợp việc công bố quy định tại khoản 1 của Điều này không thể thực hiện được, các thông tin đó phải được công khai theo cách thức khác.

– Các Thành viên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ về các văn bản pháp luật mới hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong các luật, quy định hoặc hướng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo Hiệp định này.

– Mỗi Thành viên phải trả lời không chậm trễ tất cả các yêu cầu của bất kỳ một Thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp được áp dụng chung hoặc hiệp định quốc tế nêu tại khoản 1. Mỗi Thành viên cũng sẽ thành lập một hoặc nhiều điểm cung cấp thông tin cụ thể theo yêu cầu của các Thành viên khác về những vấn đề nêu trên cũng như những vấn đề thuộc đối tượng được yêu cầu thông báo quy định tại khoản 3. Các điểm cung cấp thông tin này sẽ được thành lập trong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định thành lập WTO ( theo Hiệp định này gọi là “Hiệp định WTO”) có hiệu lực. Mỗi nước Thành viên đang phát triển có thể thỏa thuận thời hạn linh hoạt thích hợp cho việc thành lập các điểm cung cấp thông tin đó. Các điểm cung cấp thông tin không nhất thiết phải là nơi lưu trữ các văn bản pháp luật.

– Các Thành viên có thể thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ bất kỳbiện pháp nào do một Thành viên khác áp dụng được coi là có tác động đến việc thực thi Hiệp định này.

5. Những ngoại lệ chung của Hiệp định GATS

Cơ sở pháp lý: Điều 14 Hiệp định GATS

Theo các yêu cầu về việc không áp dụng các biện pháp có thể tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện và không có cơ sở giữa các nước hoặc trở thành một hạn chế trá hình trong thương mại dịch vụ, không có qui định nào của Hiệp định này ngăn cản các Thành viên thông qua hoặc thực thi các biện pháp:

– cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng hoặc duy trì trật tự công cộng[5];

– cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật;

– cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ luật pháp hoặc quy định không trái với các quy định của Hiệp định này, bao gồm cả các quy định liên quan đến:

+ ngăn ngừa các hành vi lừa đảo và gian lận hoặc để giải quyết hậu quả của việc không thanh toán hợp đồng dịch vụ;

+ bảo vệ bí mật đời tư của những cá nhân trong việc xử lý hoặc phổ biến những thông tin cá nhân và đảm bảo tính bảo mật lý lịch hoặc tài khoản của cá nhân;

+ an toàn;

+ không phù hợp với Điều XVII, miễn là sự đối xử khác biệt nhằm đảm bảo thực hiện việc đánh thuế hoặc thu thuế trực tiếp một cách công bằng và hiệu quả[6] đối với dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thành viên khác;

+ không phù hợp với Điều II, với điều kiện sự đối xử khác biệt là kết quả của một hiệp định về tránh đánh thuế hai lần hoặc các quy định của bất kỳ hiệp định hoặc thỏa thuận quốc tế nào về tránh đánh thuế hai lần có giá trị ràng buộc đối với Thành viên đó.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.