Bây giờ ba mẹ tôi muốn chia đất cho con cái ở riêng nhưng không gọi tôi xuống họp. Khi tôi xuống chơi thi mới hay tin đã cắt chia 2 phần đất cho 2 người anh trai và em trai của tôi. Tôi là con gái đã lấy chồng cũng không ham của cải ba mẹ để lại, nhưng vì chữ tình, là con gái nhưng tôi cũng là con ruột do ba mẹ sinh ra, tôi k đòi chia nhiều, chỉ cần mỗi người góp tôi 20 triệu, tổng 5 người 100 triệu mà không một ai đồng ý( ba mẹ tôi già cả không còn minh mẫn nên không có tiếng nói trong gia đinh). Trong khi một mảnh đất của một người hưởng lên đến 500, 600 triệu. Nhưng trớ trêu anh em nhà tôi sống không có tình người.

Vậy xin nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi : Tôi là con gái đã lấy chồng thì có được thừa hưởng tài sản ba mẹ để lại không? Nếu có thì luật chia tài sản ba mẹ để lại có phân biệt trai hay gái không ạ? Nếu anh em tôi không chịu chia cho tôi thi tôi quyết đinh kiện ra tòa án. Vậy cho tôi hỏi là mức phí kiện là bao nhiêu ạ? Tôi cảm ơn luât sư nhiều ạ. Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi Xin chân thành cảm ơn!!

Câu trả lời được biên tập từ chuyên mụcTư vấn pháp luật dân sự của công ty luật LVN Group.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011.

Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 về án phí, lệ phí tòa án.

2. Nội dung tư vấn:

Hiện nay ba mẹ bạn muốn chia đất cho con cái ở riêng. Tuy nhiên, vì ba mẹ bạn vẫn còn sống nên việc chia tài sản sẽ thuận theo ý chí của ba mẹ bạn. Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, cụ thể tại Điều 457 thì:

“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.

Do đó, căn cứ vào quy định của pháp luật và tình huống thực tế của bạn, có thể thấy, việc phân chia, tặng cho tài sản phụ thuộc vào ý chí của bên tặng cho. Nếu bố mẹ bạn phân chia quyền sử dụng đất cho các con mà không phân chia cho bạn hưởng một phần thì bạn cũng không có quyền khởi kiện đối với hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu nếu hợp đồng trên vi phạm các quy định của pháp luật và thuộc các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Cụ thể:

“Điều 459. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.

Như vậy, nếu hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản không đảm bảo quy định của pháp luật thì chị có quyền làm đơn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Bên cạnh đó, nếu trong trường hợp mà bạn được ba mẹ bạn cho hưởng 1 phần tài sản mà anh và em của bạn không cho bạn hưởng thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khoản 1 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

– Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

– Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

– Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.

Yêu cầu chia di sản thừa kế của gia đình bà B được nêu tại Khoản 5 Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện là đúng.

Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ như sau:

– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

– Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

Như vậy, trong trường hợp nếu có tranh chấp về việc chia tài sản bạn có quyền yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản để giải quyết quyền lợi cho bạn.

Nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm quy định tại Điều 27 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12

1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.

2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.

3. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.

4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.

5. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.

6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.

7. Mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản, phần di sản mà họ được hưởng, được chia trong trường hợp các bên đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản mà mình được hưởng trong khối di sản thừa kế và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó.

8. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

9. Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.

10. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ theo quyết định của Tòa án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch.

11. Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí quy định.

12. Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó.

13. Trong vụ án có người không phải nộp hoặc được miễn nộp án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải nộp án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này.

Như vậy, khi nộp đơn khởi kiện thì nguyên đơn sẽ phải có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, sau khi giải quyết xong tranh chấp, căn cứ vào quyết định của Tòa án để xác định nghĩa vụ nộp tiền án phí của đương sự theo quy định nêu trên.

Mức án phí dân sự sơ thẩm được quy định cụ thể như sau:

– Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án về tranh chấp dân sự không có giá ngạchlà 200.000 đồng

– Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 đồng

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến

400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến

800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến

2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến

4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật, về luật dân sự và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group