1. Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần ?
Từ tháng 01 năm 2017 tới tháng 06 năm 2017 với mức lương 4.200.000 đồng. Tính tổng thời gian em tham gia bảo hiểm xã hội là 03 năm 11 tháng.
Vậy em được lãnh bảo hiểm xã hội với số tiền là bao nhiêu ạ? Và thủ tục để lãnh bảo hiểm xã hội là cần những thủ tục gì ạ?
Em xin cảm ơn Luật sư của LVN Group. Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em ạ.
Trả lời:
Thứ nhất: Về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Theo khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:
“a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp thì bạn đóng BHXH từ tháng 11/2013 đến tháng 06/2017 được 3 năm 8 tháng (tức 44 tháng), mức hưởng BHXH của bạn được tính như sau:
+ Thời gian đóng BHXH trước năm 2014 (tháng 11,12/2013) là 2 tháng được chuyển sang giai đoạn năm 2014 để tính bảo hiểm theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành:
“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”
+ Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 trở đi là 03 năm 06 tháng cộng với 02 tháng từ trước năm 2014 chuyển sang là 03 năm 08 tháng, 08 tháng được tính là 01 năm => mức hưởng là 4 năm x 2 = 8 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = 149.702.000 đồng : 44 tháng = 3.402.318 đồng
+ Tổng mức hưởng = 3.402.318 đồng x 8 tháng = 27.218.544 đồng.
Mức hưởng trên tính dựa theo thông tin bạn cung cấp và chưa tính tiền trượt giá BHXH. Sau 01 năm nghỉ việc bạn tiến hành nộp hồ sơ hưởng BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện.
Hiện nay, việc xác định tiền lương tháng đóng BHXH dựa trên tiền lương ghi trên sổ bảo hiểm xã hội nhân với hệ số điều chỉnh theo quy định tại Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH về quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hànhtheo các năm như sau:
– Mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH của người tham gia BHXH bắt buộc:
– Mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện:
|
Thứ hai: Hồ sơ hưởng Bảo hiểm xã hội một lần
+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần;
+ Sổ BHXH;
+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.
Về nơi hưởng: Bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH huyện hoặc tỉnh nơi bạn đang cứ trú: Nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. >> Tham khảo ngay: Sau bao lâu thì được rút bảo hiểm xã hội một lần
2. Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Về mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần:
Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội, theo quy định này thì mức hưởng số tiền BHXH bạn được hưởng sẽ được tính theo công thức sau:
Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Theo đó, để tính được mức bảo hiểm xã hội một lần mà bạn được hưởng, bạn sẽ tính theo các bước sau:
Bước 1: Tính tổng số năm tham gia bảo hiểm xã hội của bạn, với cách tính như sau:
Tính tổng số năm trong giai đoạn trước năm 2014: tức là tính đến hết tháng 12 năm 2013, có tổng thời gian tham gia là bao nhiêu tháng, bạn tính tròn năm, số tháng lẻ sẽ chuyển sang giai đoạn sau năm 2014.
Tính tổng số năm tham gia bảo hiểm xã hội từ giai đoạn từ năm 2014 trở đi: tính tổng các tháng tham gia bảo hiểm xã hội cộng với số tháng lẻ từ giai đoạn trước năm 2014 chuyển sang. Sau đó, tính tròn năm, thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Bước 2: Tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm |
= |
Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm |
x |
Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
Vậy:
Mức bình quân tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội |
= |
Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm |
: |
Tổng số tháng tham gia bảo hiểm xã hội |
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH về quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành dưới đây:
– Mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH của người tham gia BHXH bắt buộc:
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
Mức điều chỉnh |
4,85 |
4,12 |
3,89 |
3,77 |
3,50 |
3,35 |
3,41 |
3,42 |
3,29 |
3,19 |
2,96 |
2,73 |
2,54 |
2,35 |
Năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|
Mức điều chỉnh |
1,91 |
1,79 |
1,64 |
1,38 |
1,26 |
1,18 |
1,14 |
1,13 |
1,10 |
1,06 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
– Mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện:
Năm |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
Mức điều chỉnh |
1,91 |
1,79 |
1,64 |
1,38 |
1,26 |
1,18 |
1,14 |
Năm |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|
Mức điều chỉnh |
1,13 |
1,10 |
1,06 |
1,03 |
1,00 |
1,00 |
Bước 3: Tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần |
= |
1,5 tháng x tổng số năm trước 2014+ 02 tháng x tổng số năm từ năm 2014 trở đi |
x |
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Bạn có thể thực hiện các bước trên để tính được mức bảo hiểm xã hội mà bạn được hưởng. >> Xem ngay: Thủ tục, hồ sơ liên quan đến việc rút bảo hiểm xã hội một lần?
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!