Và cho em hỏi thêm một câu nữa a: công ty muốn chuyển địa điểm kinh doanh và muốn đổi tên người đứng tên hợp pháp trong giấy phép kinh doanh thì làm những thủ tục gì a
em xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng cám ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật doanh nghiệpcủa Công ty Luật LVN Group

Tư vấn về thành lập doanh nghiệp

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp gọi:1900.0191

Trả lời:

I.CƠ SỞ PHÁP LÝ:

Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 của Quốc hội

Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp

Nghị định số 05/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp

Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

II.GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1.Thủ tục sau khi doanh nghiệp muốn quay lại hoạt động sau khi tạm dừng hoạt động

Theo quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp năm 2015 và Điều 57 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ, nếu doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động thì có quyền tạm ngừng kinh doanh. Việc tạm ngừng kinh doanh phải được thông báo bằng văn bản tới cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tối đa được pháp luật quy định đối với trường hợp tạm ngừng kinh doanh là hai năm. Mỗi lần tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm.
Hồ sơ thông báo gồm: thông báo tạm ngừng kinh doanh (thông báo phải có đủ nội dung: tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; ngành, nghề kinh doanh; thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và kết thúc thời hạn tạm ngừng; lý do tạm ngừng; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp); quyết định và biên bản họp của hội đồng thành viên, nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty, nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của đại hội đồng cổ đông, nếu là công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh, nếu là công ty hợp danh.
Như vậy, trong hồ sơ thông báo, doanh nghiệp đã ấn định cụ thể ngày bắt đầu tạm ngừng và ngày kết thúc tạm ngừng kinh doanh. Do vậy, khi hết thời hạn tạm ngừng thì doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình. Trong trường hợp chưa hết thời hạn tạm ngừng mà doanh nghiệp muốn kinh doanh trở lại thì doanh nghiệp có thể làm Công văn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư; Chi cục Thuế để thông báo về việc này.

2.Thủ tục thay đổi người đại điện theo pháp luật và địa điểm kinh doanh
Với việc thay đổi người đại điện theo pháp luật và địa điểm kinh doanh  thì trình tự thủ tục như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
 Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh     
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ 
Hồ sơ gồm thay đổi người đại diện theo pháp luật và địa điểm kinh doanh gồm có:

1. Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty;

2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

3. Quyết định bằng văn bản  và bản sao biên bản họp về việc thay đổi người đại diện theo pháp trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty không làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty. 

4. Thông báo thay đổi nội dung hoạt động địa điểm kinh doanh (do người đại diện theo pháp luật của công ty ký) 

5. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người thay thế làm đại diện theo pháp luật:

6. Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; 

7. Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

8. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;

9. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);

10. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

11. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT