1. Khái niệm bắt buộc chữa bệnh là gì?

Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật hình sự, theo đó căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần Viện kiểm sát hoặc Tòa án, có thể ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.hy

Điều 49 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Bắt buộc chữa bệnh:

“1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù”.

Có thể nói, đây cũng là một quy định thể hiện tính chất nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội. Cho dù người phạm tội có thực hiện hành vi nguy hiểm như thế nào đối với xã hội, gây ra hậu quả ra sao, xâm phạm bao nhiêu quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ thì khi có cơ sở xác định họ mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì yêu cầu trước tiên được đặt ra là áp dụng biện pháp tư pháp “bắt buộc chữa bệnh” đối với họ.

Bác sĩ trại giam Thanh Phong coi bệnh nhân như người thân | Báo Công an nhân  dân điện tử

2. Điều kiện áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Điều 447 BLTTHS năm 2015 quy định các điều kiện áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh như sau:

“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp thứ nhất: Người thực hiện hành vi phạm tội của mình trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS). Bệnh tâm thần là bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm… Bệnh tâm thần điển hình bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện. Trường hợp này người phạm tội không đủ năng lực TNHS nên không có lỗi. Năng lực TNHS là điều kiện cần thiết để xác định con người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ người có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người trong tình trạng không có năng lực TNHS là người đã mất năng lực hiểu biết những đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội, không đánh giá được hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm.

Trường hợp thứ hai: Người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự. Vì khi phạm tội người phạm tội vẫn có năng lực TNHS, có khả năng điều khiển hành vi. Chỉ sau khi gây án người phạm tội mới bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, mất năng lực điều khiển hành vi. Do đó, người phạm tội bắt buộc phải chữa bệnh và có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội do mình gây ra.

3. Thủ tục thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.

3.1. Cơ quan có thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được quy định tại Điều 136 Luật THAHS 2019 như sau:

– Cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra (có thể là cơ quan điều tra trong Công an nhân dân; cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân; cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao) có quyền đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp;

– Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong giai đoạn thi hành án có quyền đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án.

Tây Ninh: Chung tay giúp đỡ thanh niên hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng

3.2. Trình tự thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.

Cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh có trách nhiệm lập hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh. Hồ sơ bao gồm:

– Quyết định của Viện kiểm sát hoặc Tòa án về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;

– Kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần;

– Lý lịch cá nhân của người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;

– Tài liệu khác có liên quan đến người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.

Trường hợp Viện kiểm sát, Tòa án tự mình quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh thì Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh.

Ngay sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đang giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án có nhiệm vụ giao người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo cho cơ sở chữa bệnh tâm thần được chỉ định theo quyết định của Viện kiểm sát hoặc quyết định của Tòa án, đồng thời sao gửi quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Cơ sở chữa bệnh tâm thần được Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo, lập biên bản giao nhận. Cơ quan có trách nhiệm đưa người vào cơ sở chữa bệnh tâm thần phải thông báo cho gia đình hoặc thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh về nơi người đó đang chữa bệnh. Thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh có thể là vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột của người bị bắt buộc chữa bệnh.

Những điều ít ai biết về chế độ dành cho phạm nhân

Cơ sở chữa bệnh tâm thần có trách nhiệm quản lý, tổ chức điều trị bệnh cho người bị bắt buộc chữa bệnh và không được phân biệt đối xử. Trong thời gian bắt buộc chữa bệnh, thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh được gặp và phối hợp chăm sóc người bị bắt buộc chữa bệnh và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp, chăm sóc của cơ sở chữa bệnh tâm thần. Thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh có thể là vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột của người bị bắt buộc chữa bệnh

Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh bỏ trốn, cơ sở chữa bệnh tâm thần phải lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh và gia đình của người đó biết để phối họp truy tìm, đưa người đó trở lại cơ sở chữa bệnh tâm thần. Kinh phí điều trị do cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án tự mình quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước

5. Đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.

Khi người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, thủ trưởng cơ sở chữa bệnh tâm thần thông báo cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh để yêu cầu Hội đồng giám định y khoa tiến hành giám định về tình trạng bệnh của người đó. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa về việc người đó đã khỏi bệnh, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đề nghị Tòa án hoặc Viện kiểm sát đã ra quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh ra quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.

Tòa án hoặc Viện kiểm sát đã ra quyết định đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh có trách nhiệm gửi quyết định cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh (Cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh có thể là cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong giai đoạn thi hành án) để thông báo cho cơ sở chữa bệnh tâm thần và thân nhân của người đó.

Sau khi nhận được quyết định đình chỉ, cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh phải đến nhận người bị bắt buộc chữa bệnh. Việc giao nhận phải lập biên bản, trong đó ghi rõ thời gian chữa bệnh tại cơ sở chữa bệnh tâm thần. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thừa kê – Luật MinH Khuê