1. Nhà máy điện hạt nhân là gì?

Nhà máy điện hạt nhân là tổ hợp công trình bao gồm một hoặc nhiều tổ máy điện hạt nhân, hệ thống biến áp truyền tải điện lên lưới điện, nơi lưu trữ, lưu chuyển và xử lý chất phóng xạ được đặt tại cùng địa điểm và liên quan trực tiếp đến việc khai thác nhà máy điện hạt nhân đó.

2. Cấp Giấy phép vận hành thử nhà máy điện hạt nhân

Điều 30 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định như sau:

Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ gửi Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy phép vận hành thử. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cấp Giấy phép vận hành thử;

b) Báo cáo phân tích an toàn trước khi vận hành thử;

c) Mô tả điều kiện, thông số kỹ thuật, giới hạn vận hành;

d) Kế hoạch, quy trình nạp nhiên liệu và vận hành thử;

đ) Báo cáo năng lực kỹ thuật đảm bảo vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân;

e) Kế hoạch đảm bảo chất lượng trong vận hành;

g) Kế hoạch ứng phó sự cố.

Bộ Công Thương cấp Giấy phép vận hành thử nhà máy điện hạt nhân sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.

Cơ quan quản lý an toàn của Bộ Công Thương và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân của Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, giám sát việc vận hành thử nhà máy điện hạt nhân.

3. Cấp Giấy phép hoạt động điện lực nhà máy điện hạt nhân

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 70/2010/NĐ-CP:

Để vận hành chính thức nhà máy điện hạt nhân, tổ chức có nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm lập hồ sơ gửi Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy phép hoạt động điện lực nhà máy điện hạt nhân.

Ngoài các quy định hiện hành, hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động điện lực nhà máy điện hạt nhân gồm:

a) Tờ trình đề nghị cấp Giấy phép hoạt động điện lực;

b) Báo cáo phân tích an toàn sau khi vận hành thử;

c) Chương trình vận hành và kế hoạch thay đảo nhiên liệu;

d) Kế hoạch đảm bảo chất lượng trong vận hành;

đ) Kế hoạch ứng phó sự cố;

e) Báo cáo vận hành thử;

g) Xác nhận của cơ quan quản lý môi trường về việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Báo cáo quy định tại điểm b và đ khoản này được đồng thời gửi cho cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.

Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm:

a) Thẩm định báo cáo: Báo cáo phân tích an toàn sau khi vận hành thử; Kế hoạch ứng phó sự cố;

b) Đề xuất về việc cấp Giấy phép hoạt động điện lực nhà máy điện hạt nhân trình Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia đánh giá kết quả thẩm định.

Bộ Công Thương cấp Giấy phép hoạt động điện lực nhà máy điện hạt nhân sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học Công nghệ và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.

4. Quan trắc phóng xạ môi trường đối với nhà máy điện hạt nhân

Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Xây dựng các trạm quan trắc theo quy định, tiến hành quan trắc phóng xạ môi trường nơi có nhà máy điện hạt nhân;

b) Báo cáo cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân kết quả quan trắc định kỳ sáu tháng một lần và báo cáo ngay khi phát hiện kết quả quan trắc bất thường.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo xây dựng các trạm quan trắc theo quy định, tiến hành quan trắc phóng xạ môi trường tại địa phương.

Các trạm quan trắc được kết nối trực tuyến với mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia.

5. Báo cáo thực trạng an toàn và kiểm tra thường xuyên tình trạng an toàn nhà máy điện hạt nhân

Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải lập báo cáo thực trạng an toàn nhà máy điện hạt nhân bao gồm báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo tổng thể định kỳ mười năm một lần gửi cơ quan quản lý an toàn của Bộ Công Thương và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải lập báo cáo thực trạng an toàn đột xuất theo yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Báo cáo thực trạng an toàn bao gồm các nội dung sau:

a) Việc tuân thủ các điều kiện ghi trong giấy phép;

b) Những thay đổi so với hồ sơ xin cấp giấy phép;

c) Sự cố bức xạ, hạt nhân (nếu có) và các biện pháp khắc phục.

Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thành lập văn phòng kiểm tra đặt tại nhà máy điện hạt nhân, làm nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên tình trạng an toàn của nhà máy điện hạt nhân.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết về việc báo cáo và kiểm tra thực trạng an toàn nhà máy điện hạt nhân.

5. Chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân

Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm lập hồ sơ chấm dứt hoạt động và tháo dỡ trình cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân phê duyệt muộn nhất 24 tháng trước khi dừng hoạt động nhà máy. Hồ sơ gồm:

a) Kế hoạch tháo dỡ quy định tại Điều 35 Nghị định 70/2010/NĐ-CP;

b) Báo cáo phân tích an toàn tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân;

c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;

d) Chương trình đảm bảo chất lượng tháo dỡ nhà máy;

đ) Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

e) Kết quả thẩm định an toàn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.

Báo cáo phân tích an toàn tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân bao gồm:

a) Lý do chấm dứt hoạt động;

b) Kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ;

c) Kế hoạch xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ.

6. Kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân

Kế hoạch tháo dỡ có mức độ chi tiết phù hợp cho từng giai đoạn và gồm các nội dung sau đây:

1. Tổng thể việc tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.

2. Nguyên tắc cơ bản về tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.

3. Các yêu cầu an toàn trong quá trình tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.

4. Phương pháp tháo dỡ và tiến độ tháo dỡ.

5. Phương pháp loại bỏ các vật liệu phóng xạ và tẩy xạ.

6. Phương pháp xử lý và chôn cất chất thải phóng xạ.

7. Các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự cố bức xạ.

8. Đánh giá tác động tới môi trường và các biện pháp giảm thiểu.

9. Chương trình đảm bảo chất lượng.

10. Chi phí tháo dỡ và phương án đảm bảo tài chính cho kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.

Trách nhiệm của tổ chức có nhà máy trong việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân

1. Cập nhật, bổ sung kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân đã lập trong các giai đoạn trước đây.

2. Thiết lập chương trình đảm bảo chất lượng trong quá trình tháo dỡ.

3. Chuẩn bị báo cáo đánh giá an toàn và báo cáo đánh giá tác động môi trường cần thiết cho kế hoạch tháo dỡ.

4. Thông báo với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân trước khi dừng hoạt động nhà máy vĩnh viễn.

5. Quản lý tháo dỡ và tiến hành các hoạt động tháo dỡ.

6. Thiết lập và tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh, bảo vệ môi trường trong khi tháo dỡ.

7. Đảm bảo nguồn nhân lực cho quá trình tháo dỡ.

8. Xây dựng kế hoạch và sẵn sàng ứng phó sự cố trong quá trình tháo dỡ.

9. Tiến hành khảo sát cuối cùng để đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về trạng thái cuối quy định trong kế hoạch tháo dỡ.

10. Đảm bảo thu xếp tài chính đầy đủ cho tất cả các giai đoạn của quá trình tháo dỡ

11. Lưu giữ và giao nộp hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.

Kiểm tra, thanh tra quá trình tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân

Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý môi trường và các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ và có quyền yêu cầu tổ chức có nhà máy tạm dừng, tạm đình chỉ việc tháo dỡ khi phát hiện các yếu tố gây mất an toàn bức xạ, hạt nhân hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân cho phép tiếp tục tháo dỡ sau khi tổ chức có nhà máy điện hạt nhân có báo cáo giải trình và đề ra các biện pháp đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn bức xạ, hạt nhân hoặc bảo vệ môi trường.

Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thẩm định, trả lời tổ chức có nhà máy trong vòng 10 ngày làm việc sau khi nhận đủ báo cáo giải trình. Việc tạm dừng và cho phép tiếp tục tháo dỡ phải được báo cáo ngay lên Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.

Công nhận nhà máy điện hạt nhân chấm dứt hoạt động

Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân lập báo cáo hoàn thành quá trình tháo dỡ trình cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.

Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân kiểm tra trạng thái cuối của nhà máy được tháo dỡ và ra quyết định công nhận nhà máy điện hạt nhân chấm dứt hoạt động và hết trách nhiệm đảm bảo an toàn.

6. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động điện lực

>>>> Ban hành kèm theo Thông tư 21/2020/TT-BCT

(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ)
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–

Số: …/…

…, ngày … tháng … năm …

 

ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động điện lực

Kính gửi: 1………………………………………………………

Tên tổ chức đề nghị:…………………………………………………………………………………

Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có):……………………………………………………………

Có trụ sở chính tại:…………. Điện thoại:………… Fax:………..; Email:………………..

Văn phòng giao dịch tại (nếu có):…….. Điện thoại:……… Fax:……; Email:……….

Thành lập theo Giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập số:……. ngày… tháng… năm…

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do… cấp, mã số doanh nghiệp………, đăng ký lần… ngày… tháng… năm…

Giấy phép hoạt động điện lực số:….. do……. cấp ngày…………………….. (nếu có).

Ngành nghề đăng ký kinh doanh:……………………………………………………………….

Đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực cho lĩnh vực, phạm vi, thời hạn hoạt động sau đây:

– …………………………………………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………………………………………….

Các giấy tờ kèm theo:

– …………………………………………………………………………………………………………….

– …………………………………………………………………………………………………………….

Đề nghị2… cấp giấy phép hoạt động điện lực cho… (tên tổ chức đề nghị).

…(Tên tổ chức) xin cam đoan hoạt động đúng lĩnh vực và phạm vi được cấp phép, đồng thời tuân thủ các quy định trong giấy phép hoạt động điện lực./.

 

 

LÃNH ĐẠO
(Ký tên, đóng dấu)

___________________

1 Gửi cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thẩm định hồ sơ hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

2 Gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group