1- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện
2- Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện hoặc qua bưu điện
(Xem Danh sách các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để biết thông tin về địa chỉ, lịch làm việc để nộp hồ sơ và nhận kết quả)
Căn cứ pháp lý:
– Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) – gọi tắt là Luật quốc tịch.
– Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ – gọi tắt là Nghị định số 78.
– Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch.
– Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Thông tư số 01/2018/TT-BTP ngày 02/02/2018 của Bộ Tư pháp – gọi tắt là Thông tư liên tịch số 05.
Các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam bao gồm:
Điều 23 Luật quốc tịch quy định:
Các trường hợp người đã mất quốc tịch Việt Nam theo Điều 26 nếu có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể xem xét trở lại quốc tịch Việt Nam khi thuộc trong các trường hợp sau:
– Xin hồi hương về Việt Nam;
– Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
– Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
– Có lợi cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam;
– Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
– Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
(Trong đó, các trường hợp thứ 3, 4 và 5 được hiểu là người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ( đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương, danh hiệu cao quý khác) và có lợi cho Việt Nam (có tài năng trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật,…, người có dự án đầu tư tại Việt Nam đã được cấp GCN đầu tư – theo Điều 6 và Điều 9 Nghị định số 78).
Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện
– Qua bưu điện
>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyếngọi:1900.0191
Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài – Ảnh minh họa
Thành phần hồ sơ:
1- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định).
2- Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
3- Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú, cấp;
4- Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đó từng có quốc tịch Việt Nam.
5-Ngoài các giấy tờ quy định trên đương sự cầng phải nộp một trong các giấy tờ sau đây :
+ Giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc của ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài về việc đương sự đó nộp đơn xin hồi hương về Việt Nam;
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự của vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam;
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đó được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý hoặc xác nhận đương sự có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh việc trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự sẽ có lơị cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây và ghi rõ trong đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam; nếu muốn thay đổi tên thì phải nêu rõ lý do.
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
Thời hạn giải quyết: – 200 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính : – Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: – Quyết định cho phép trở lại quốc tịch Việt Nam
Lệ phí: – 150USD / trường hợp trở lại quốc tịch Việt Nam
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (Dùng cho gia đình) mẫu TP/QT-1999-B.1b
– Bản khai lý lịch (Kèm theo Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam) mẫu TP/QT-1999-B.2
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1- Luật Quốc tịch 1998 ngày 20/5/1998 có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999
– Luật Quốc tịch 2008 ngày 13/11/208 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2009
2- Nghị định 104/1998/NĐ-CP ngày 31-12-1998 của Chính phủ có hiệu lực từ 01/01/1999.
3- Nghị định Số 55/2000/NĐ-CP ngày 11/10/2000 có hiệu lực từ 26/10/2000.
4-Thông tư số 134/2004/TT-BTC ngày 31/12/ 2004 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ 01/3/2005.
5-Quyết định số 60/QĐ-TP-QT ngày 07/4/1999 của Bộ Tư pháp có hiệu lực từ ngày 06/5/1999
Attachment files:
- Bản khai lý lịch ( kèm đơn xin trở lại quốc tịch ) – Kích cỡ 41.5 kB
- Đơn xin trở lại quốc tịch (Dùng cho gia đình) – Kích cỡ 52.5 kB
- Luật quốc tịch 2008 – Kích cỡ 124.5 kB
- Luật quốc tịch 1998 – Kích cỡ 107.0 kB
- Nghị định 55-2000-ND-CP 11.10.2000 – Kích cỡ 43.5 kB
- Nghị định 104-1998-ND-CP 31.12.1998 – Kích cỡ 125.5 kB
- Quyết định 60-QD-TP-QT 07.4.1999 – Kích cỡ 74.5 kB
- Thông tư 134-2004-TT-BTC 31.12.2004 – Kích cỡ 274.0 kB
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT
—————————————–
DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:
1. Tư vấn xin cấp phép đầu tư;
2. Tư vấn cấp giấy chứng nhận đầu tư;
3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp liên doanh;
4. Các dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư trong nước;
5. Tư vấn thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam;
6. Dịch vụ tư vấn Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài;