1.Về thẩm quyền xét xử phúc thẩm

>> Xem thêm: Lịch sử phát triển của Tòa án tối cao Hoa Kỳ ?

Điều 344 BLTTHS năm 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị

2.Về thẩm quyền giám đốc thẩm

>> Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của Tòa án tối cao Hoa Kỳ ?

Để thống nhất với quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Điều 382 BLTTHS năm 2015 quy định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao, Toà án quân sự Trung ương bị kháng nghị; Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực; Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Về thành phần Hội đồng giám đốc thẩm trong BLTTHS 2015 cũng được sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau: Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm 03 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể); thành phần Hội đồng giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm 05 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể. Đồng thời, quy định rõ ràng, cụ thể phạm vi, thẩm quyền xét xử của các Hội đồng này. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm (Điều 388).

Hiến pháp năm 2013 chỉ quy định nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” mà không quy định “Thực hiện chế độ 2 cấp xét xử” như trong BLTTHS cũ. Để khắc phục tình trạng vụ án bị kéo dài do phải xét xử sơ thẩm, phúc thẩm lại nhiều lần, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực. Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 393 BLTTHS năm 2015.

Quy định này nhằm bảo đảm trên thực tiễn khi xét xử vụ án theo trình tự giám đốc thẩm có nhiều trường hợp đã rõ ràng về chứng cứ, không cần phải xét xử lại như có đủ căn cứ để giảm nhẹ hình phạt hoặc giảm mức bồi thường cho bị cáo nhưng do quy định hiện hành Hội đồng giám đốc thẩm không có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, chỉ được hủy án để xét xử lại làm việc giải quyết vụ án kéo dài, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người dân, gây tốn kém, lãng phí ngân sách Nhà nước.

Việc cho phép Hội đồng giám đốc thẩm sửa án không vi phạm nguyên tắc Hiến định “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” mà lại đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Để đảm bảo tranh tụng, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định trường hợp có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Tuy nhiên, nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.

3. Thủ tục và thẩm quyền để xem xét lại quyết định của HĐTPNDTC

>> Xem thêm: Tòa án kinh tế là gì ? Quy định pháp luật về tòa án kinh tế

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ, báo cáo Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định tại khoản 2 điều 310a Bộ luật tố tụng dân sự hoặc kể từ ngày có quyết định của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao quy định tại Khoản 3 Điều 310 a của Bộ luật tố tụng dân sự.

2. Phiên họp Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến tham dự phiên họp.

3. Sau khi nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan được mời tham dự nếu có, Hộ đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ra quyết định hủy quyết định của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định và tùy từng trường hợp mà quyết định như sau:

a. Hủy quyết định của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;

b. Hủy quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;

c. Hủy quyết định của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật để giao hồ sơ vụ án cho tòa án cấp dưới giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.

4. Quyết định giám đốc thẩm của HĐTP TAND tối cao có thể bị xem xét lại trong trường hợp nào?

>> Xem thêm: Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của tòa án nhân dân các cấp

1. Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.

2. Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

3. Trường hợp Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.

Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét đề nghị đó.

5. Quy định về thủ tục và thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND TC

>>Xem thêm :Xã hội hoá thi hành án dân sự là gì ? Nguyên tắc của luật thi hành án dân sự

Viện trưởng VKSND tối cao phải tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao và phát biểu quan điểm về việc có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có hay không có tình tiết mới quan trọng làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao và quan điểm về việc giải quyết vụ án.

Sau khi nghe Chánh án TAND tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng VKSND tối cao, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự (nếu có), Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao quyết định:

– Không chấp nhận yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKSND tối cao, đề nghị của Chánh án TAND tối cao và giữ nguyên quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao;

– Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;

– Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

– Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

Quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao biểu quyết tán thành.

Sau khi Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ra một trong các quyết định trên, TAND tối cao gửi quyết định cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, VKSND tối cao, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đã giải quyết vụ án và những người có liên quan.

Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và phát biểu quan điểm về việc có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có hay không có tình tiết mới quan trọng làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và quan điểm về việc giải quyết vụ án.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group